Sâu mực nƣớc ao:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH MỦ GAN (Trang 64)

Ở Bình Thạnh số hộ đào ao sâu 3 - 3,5 m là 6 hộ, 3,5 – 4 m là 1 hộ, 4 - 4,5 m là 3 hộ lần lƣợt chiếm tỷ lệ là 60%, 10%, 30%.

Ở xã TKĐ số hộ đào ao sâu 3,5 – 4 m là 6 hộ, 4 - 4,5 m là 4 hộ chiếm tỷ lệ là 60%, 40%.

Ở huyện Châu Thành số hộ đào ao 3 - 3,5 m là 4 hộ, 3,5 – 4 m là 5 hộ, 4 - 4,5m là 1 hộ chiếm tỷ lệ là 40%, 50%, 10%.

Theo các hộ nuôi sở dĩ họ đào ao sâu nhƣ thế là có 2 cái lợi.

Thứ nhất: Tạo ra các tầng nƣớc khác nhau trong môi trƣờng sống của cá, làm cho cá có sự lựa chọn nơi ở phù hợp.

Thứ hai: Tạo đƣợc nhiệt độ nƣớc trong ao nuôi tốt hơn giúp cá sinh trƣởng tốt. Yang Yi và Yuan Derun (2002) đã đo nhiệt độ nƣớc ở 3 độ sâu khác nhau 0,5 m, 2,5 m, 5,5 m tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Kết quả thu nhận đƣợc lần lƣợt là 26,40

C, 26,30C, 26,5oC. Điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ nƣớc khi độ sâu mực nƣớc trong ao nuôi khác nhau nhƣng cá sẽ di chuyển nhiều hơn cho mục đích bắt mồi, hô hấp…nếu độ sâu mực nƣớc cao và nhƣ thế sẽ đảm bảo cho hoạt động và sinh trƣởng của cá.

Bảng 4.4: Điều kiện đất sử dụng trƣớc khi đào ao

Loại đất Bình Thạnh TKĐ Châu thành

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Đất bãi bồi 5 50 10 100 6 60

Đất vƣờn 5 50 0 0 4 40

Qua khảo sát 30 hộ chúng tôi nhận thấy đất đƣợc sử dụng để đào ao nuôi cá phổ biến dƣới 2 dạng: đất bãi bồi và đất vƣờn.

Cả hai loại đất này đều có tính chất là đất phù sa nên đa phần là phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, vì có những đặc tính nhƣ: giàu dinh dƣỡng, pH 6,9 - 7,5, khả năng giữ nƣớc tốt.

Qua bảng 4.4 ta thấy số hộ sử dụng đất bãi bồi ở cả 3 vùng là 21 hộ (5 hộ ở Bình Thạnh, 10 hộ ở TKĐ, 6 hộ ở Châu Thành) chiếm tỷ lệ là 70%. Theo các hộ cho biết: Đất bãi bồi là vùng đất đƣợc phù sa bồi lắng tạo thành những cồn cát bãi bồi cặp dòng sông càng nhiều và mức chênh lệch thủy triều lên xuống cao không quá 2m, đồng thời trong điều kiện sử dụng đất nuôi này thì:

- Nguồn nƣớc lấy vào ao sẽ không bị cản trở bởi hệ thống kênh rạch nằm phía bên trong nhƣ các loại đất khác.

- Thuận tiện cho việc đặt cống lấy và thay nƣớc mỗi ngày, chất lƣợng nƣớc ổn định, nguồn nƣớc đƣợc lấy thẳng vào ao nên thƣờng ít bị ô nhiễm do chất thải từ các con kênh rạch khác.

- Đối với cá nuôi: Chất lƣợng thịt cá rất tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, cá tăng trọng nhanh, ít bệnh, ngƣời chăn nuôi không phải tốn kém nhiều cho khâu đầu tƣ lồng bè hay đào ao hầm mà kết quả cao hơn so với nuôi cá ao hầm và lồng bè.

- Đặc biệt việc sử dụng loại đất này để đào ao thì rất thích hợp cho mô hình nuôi cá sạch xuất khẩu, là mô hình hiện đang đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển.

Đối với những hộ sử dụng đất vƣờn do cây ăn trái không đem lại hiệu quả kinh tế, giá thu mua thấp và không ổn định nên khi biết đƣợc giá cá tra tƣơng đối hấp dẫn, cộng thêm việc có định hƣớng thông qua “ Đề án phát triển vùng nuôi cá tra của tỉnh” nên họ đã chuyển sang nuôi cá tra.

Ngày nay diện tích nuôi cá tra ngày càng đƣợc mở rộng, nhƣng để nuôi cá thành công ngoài việc có đất có vốn thì cần phải nắm đƣợc kĩ thuật chăm sóc quản lý ao nuôi, kiểm soát môi trƣờng trong quá trình nuôi và đây cũng là vấn đề còn hạn chế nhất là trong giai đoạn nhƣ hiện tại.

4.3.2 Dọn tẩy và cải tạo ao

Sau mỗi vụ nuôi, ao nuôi đã tích lũy một lƣợng đáng kể các chất thải từ cá, thức ăn dƣ thừa trong quá trình nuôi. Sự tích lũy này làm cho chất lƣợng môi trƣờng ao nuôi xấu đi đáng kể. Do đó, để tiếp tục nuôi thì việc cải tạo ao, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng ao nuôi là cần thiết.

Mục đích chính của công việc này là nhằm diệt một số địch hại và mầm móng gây bệnh cho cá nuôi, ngoài ra còn tạo môi trƣờng sống thích hợp với cá nuôi, duy trì và nâng cao sản lƣợng nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hoạch sau này.

Các bƣớc dọn tẩy và cải tạo ao bao gồm: Tháo cạn nƣớc ao bằng máy bơm, vét bùn đáy ao, cải tạo nền đáy, bón vôi, phơi ao. Kiểm tra và dùng đất lắp những lổ hang và nơi rò rỉ. Tuy nhiên tùy theo điều kiện khu vực nuôi mà ta có thể bỏ qua một vài bƣớc trong qui trình cải tạo ao.

Bảng 4.5: Thực hiện qui trình cải tạo ao của các hộ nuôi

Chỉ tiêu Bình Thạnh TKĐ Châu thành Có không Có Không Có Không

Tháo cạn nƣớc ao 3 7 2 8 4 6

Nạo vét bùn đáy 5 5 7 3 8 2

Cải tạo nền đáy 3 7 8 2 5 5

Bón vôi 10 0 10 0 10 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phơi ao 5 5 0 10 4 6

Qua điều tra 30 hộ nuôi. Chúng tôi nhận thấy:

Ở khâu tháo cạn nƣớc ao. Đây là khâu đầu tiên trong qui trình cải tạo ao có 21 hộ nuôi không thực hiện bƣớc này (7 hộ ở Bình Thạnh, 8 hộ ở TKĐ, 6 hộ ở Châu Thành). Lí do mà các hộ cho biết là do họ đều sử dụng đất bãi bồi để đào ao, đất này nằm tiếp giáp bên cạnh sông Tiền nên chân đất không đào sâu xuống đƣợc, do đó nếu tháo cạn nƣớc ao dễ dẫn đến bờ ao, chân đất bị sạt lở. Vì thế, nên việc cải tạo ao của những hộ này tập trung chủ yếu cho việc bón vôi, nạo vét bùn đáy…

Theo các hộ cho biết bất lợi khi không thực hiện khâu này là: khó khăn trong việc kiểm tra bờ ao, lấp các hang hốc, lỗ rò rỉ…nhất là không tiêu diệt đƣợc các mầm bệnh trong ao một cách triệt để.

Hình 4.1: Ao đƣợc tát cạn chuẩn bị nuôi cá thịt

(Ảnh: Phạm Văn Khánh)

Từ bảng 4.5, cho thấy có 20 hộ thực hiện việc nạo vét bùn đáy ao sau mỗi vụ nuôi (5 hộ ở Bình Thạnh, 7 hộ TKĐ, 8 hộ ở Châu Thành), mục đích của việc này là để giảm lƣợng chất thải trong ao, làm giảm số lƣợng vi sinh vật hiện diện trong bùn ao, tạo môi trƣờng nƣớc tốt hơn cho cá giống chuẩn bị thả. Do đó sau khi nạo vét bùn đáy cần phải tiến hành rải vôi, muối và Zeolite để sát trùng và lắng đọng các vật chất hữu cơ lơ lửng trong ao vì trong quá trình nạo vét gây ra hiện tƣợng sục bùn làm dơ môi trƣờng nƣớc ao nuôi. Các hộ còn cho biết thêm nếu nhƣ tiến hành khâu này trong khi nuôi sẽ làm cho khả năng cảm nhiễm của cá nuôi đối với mầm bệnh là rất cao.

Còn các hộ khác thì cho rằng trong quá trình nuôi, việc tiến hành nạo vét bùn đáy thƣờng xuyên sẽ hạn chế tối đa những vấn đề liên quan đến chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi, cá phát triển tốt hơn, giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong khi nuôi nhờ thế họ không cần phải thực hiện khâu này trong qui trình cải tạo ao ở cuối vụ nhằm giảm chi phí cải tạo.

Cải tạo nền đáy là làm cho đáy ao bằng phẳng, giúp đất tơi xốp tăng khả năng trao đổi oxy giữa nền đáy ao và không khí. Ở khâu này có 16 hộ thực hiện và 14 hộ không thực hiện. Theo nhƣ các hộ cho biết việc cải tạo nền đáy thƣờng thì chỉ thực hiện sau hai hoặc ba vụ nuôi nhằm giảm chi phí, đối với hộ có kinh phí thì có thể thực hiện trong mỗi vụ. Vì thế kết quả thu đƣợc ở trƣờng hợp này chỉ là tính trong vụ thu hoạch vừa qua.

Đối với việc bón vôi thì hầu hết 30 hộ đều thực hiện. Với lí do

Vôi giúp cho bùn ao có kết cấu tơi xốp, cải thiện điều kiện thông khí ở đáy, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao, giải phóng N, P, K ngậm trong bùn làm tăng độ dinh dƣỡng trong ao, tạo điều kiện cho nguồn thức ăn tự nhiên trong ao phát triển, làm thức ăn cho tôm, cá nuôi.

Vôi có tác dụng tăng pH trong nƣớc ở những ao có pH thấp (nhiều axid) và giữ ổn định pH có lợi cá phát triển. Vào mùa mƣa, pH nƣớc mƣa thƣờng thấp do đó ngƣời nuôi thƣờng bón vôi quanh ao cũng nhằm mục đích này.

Hình 4.2: Ao đang đƣợc bón vôi

Vôi trực tiếp diệt các sinh vật có hại cho cá bột nhƣ nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh và các loại cỏ thân mềm, một số loài cá dữ hại cá bột, cá giống. Vôi cũng tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây một số bệnh nguy hiểm cho cá nhƣ: bệnh đốm đỏ, bệnh loét mang, bệnh do nguyên sinh động vật.

Vôi bón xuống ao làm lắng chìm các chất hữu cơ dạng keo lửng trong nƣớc làm nƣớc trong sạch. Ngƣời ta còn dùng vôi để điều chỉnh độ trong của ao, nếu độ trong của ao thấp hơn dƣới mức cho phép, dùng 1kg vôi/100 m3

bón trực tiếp xuống ao, độ trong của ao sẽ trở lại bình thƣờng.

Vôi bón xuống ao có tác dụng điều chỉnh hàm lƣợng khí CO2 là một sản phẩm đƣợc phóng thích từ quá trình hô hấp của sinh vật thủy sinh và sử dụng cho quá trình quang hợp, nếu hàm lƣợng CO2 vƣợt quá 7 mg/l thì sẽ gây độc cho cá.

Nhƣ vậy, đối với ao nuôi cá vôi có tác dụng đa năng vừa là phòng trừ địch hại, dịch bệnh, vừa là chất cải thiện môi trƣờng và còn là loại phân bón làm tăng độ màu

mỡ của ao. Do đó dùng vôi cho nuôi trồng thủy sản có tác dụng và hiệu quả cao. Theo khuyến cáo thì nên dùng vôi sống (CaO) vì có hoạt tính cao, tác dụng tốt.

Qua bảng 4.5 ta nhận thấy có 21 hộ không tiến hành phơi ao (5 hộ ở Bình Thạnh, 10 hộ ở TKĐ, 6 hộ ở Châu Thành), đa phần các hộ không thực hiện khâu này cũng là những hộ không tháo cạn nƣớc ao sau mỗi vụ vì nguyên nhân cũng tƣơng tự nhƣ thế.

Còn những hộ tiến hành phơi ao nhằm mục đích giúp cho sinh vật phù du làm thức ăn cho cá phát triển trƣớc khi thả cá giống vào ao. Việc phơi ao thƣờng kéo dài 2 - 3 ngày sau đó cho nƣớc mới vào ao 3 - 4 ngày và trƣớc khi cho cá giống vào ao thì mới tiến hành thay nƣớc.

4.3.3 Cấp nƣớc

Đây là vấn đề đáng quan tâm nhất trong quá trình nuôi. Nguồn nƣớc cấp vào ao đƣợc lấy trực tiếp từ con sông Tiền thông qua các cống cấp nƣớc. Các hộ nuôi thƣờng lấy nƣớc vào ao khi nƣớc trên sông dâng cao và xả ra khi nƣớc ròng, nƣớc lấy vào ao đƣợc lọc qua tấm đăng chắn để ngăn rác và các loại cá tạp, cá dữ.

Nƣớc đƣợc cấp vào ao cần phải đƣợc đánh giá chất lƣợng nƣớc thƣờng xuyên nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nƣớc, giảm gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của cá, giảm tỷ lệ chết và chi phí để xử lí nƣớc đặc biệt là vào mùa nƣớc lũ: từ tháng 5 đến tháng 12 âm lịch đây là lúc nƣớc quay, nƣớc chứa nhiều phù sa có thể làm cá giống và cá tra thịt dễ mắc bệnh nhất.

4.3.3.1 Quản lí chất lƣợng nƣớc

Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc

Đa số các hộ lấy nƣớc vào ao đều đánh giá chất lƣợng nƣớc. Tuy nhiên tùy từng chỉ tiêu mà các hộ có tần số đo khác nhau.

Đối với chỉ tiêu DO và độ trong đa số các hộ đều chỉ tiến hành trong lần đầu chuẩn bị thả cá giống và sau đó đo định kì 7 ngày/lần trong khi nuôi.

Chỉ tiêu mà các hộ quan tâm là pH và NH3 do đó mà có đến 25 hộ tiến hành đo mỗi ngày (9 hộ ở Bình Thạnh, 8 hộ ở TKĐ, 8 hộ ở Châu Thành).

pH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐBSCL có pH dao động từ 6,23 - 7,68. Nói chung pH đều nằm trong phạm vi thích hợp cho các loài thủy sản sinh sống bình thƣờng (Đoàn Văn Tiến và ctv, 2004).

pH trong ao nuôi có thể biến động khi mƣa kéo dài, đất từ bờ ao bị rửa trôi xuống ao, ao bị dậy phèn nên các hộ nuôi tiến hành bón vôi sau các trận mƣa nhằm ổn định pH trong ao.

Amoniac (NH3)

NH3 là một trong những nguyên nhân gây độc cho cá trong ao nuôi. Nguồn gốc của NH3 là do thủy sinh vật phân hủy hợp chất hữu cơ tạo ra NH3. Theo Svobodova và ctv (1993), độc tính NH3 càng cao ở nguồn nƣớc có pH và nhiệt độ càng cao

Chỉ tiêu ĐGCLN Bình Thạnh TKĐ Châu thành Có không Có không Có không

DO 0 0 0 0 0 0 pH 10 0 10 0 10 0 Độ trong 0 0 0 0 0 0 NH3 10 0 10 0 10 0 Tần số đo Mỗi ngày 9 0 8 0 8 0 3 ngày/lần 1 0 2 0 2 0

(trích bởi Đoàn Văn Tiến và ctv, 2004). Do đó kiểm tra hàm lƣợng NH3 và pH trong ao nuôi mỗi ngày là cách tốt nhất để giảm khả năng nhiễm bệnh của cá và có cách xử lý kịp thời hạn chế tổn thất khi dịch bệnh xảy ra.

Các hộ còn lại chỉ đo khi chuẩn bị thả cá còn trong quá trình nuôi chỉ khi phát hiện thấy cá hoạt động bất thƣờng thì mới tiến hành đo và có biện pháp xử lý, vì bình thƣờng họ luôn đánh giá chất lƣợng nƣớc theo cảm quan do họ cho rằng với kinh nghiệm nuôi của mình thì họ cũng có thể xác định đƣợc chất lƣợng nƣớc mà không cần phải tiến hành đo mỗi ngày.

4.3.3.2 Thay nƣớc trong ao

Mặc dù cá tra có sức chịu đựng rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng nuôi, nhƣng khi nuôi thâm canh, thả cá mật độ cao, thức ăn cho cá nhiều và chất thải ra cũng lớn làm cho môi trƣờng ao nuôi bị nhiễm bẩn rất nhanh. Do đó, việc thay nƣớc là rất cần thiết, để môi trƣờng ao nuôi luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh.

Theo các hộ cho biết trƣớc đây do số hộ nuôi còn ít, cá lại không thả với mật độ dày nhƣ bây giờ, môi trƣờng nƣớc ít ô nhiễm nên họ chỉ thƣờng 10 - 15 ngày mới tiến hành thay nƣớc một lần.

Còn 3 năm trở lại đây, do mật độ cá thả ngày càng dày, diện tích nuôi ngày càng cao vì thế để đảm bảo sức khỏe cho cá đa số ngƣời nuôi đã tiến hành thay nƣớc mỗi ngày, riêng một số hộ tiến hành định kì là 3 ngày/lần, hoặc tối đa là 7 ngày/lần. Bảng 4.7: Tần số thay nƣớc trong ao Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Không thay nƣớc 0 0 1 lần/ngày 28 93,33 3 – 7 ngày/lần 2 6,67 Tổng cộng 30 100,0

Qua bảng 4.7 ta thấy có 28 hộ thay nƣớc mỗi ngày chiếm tỷ lệ 93,33% (trong đó có 9 hộ ở Bình Thạnh, 9 hộ ở TKĐ, 10 hộ ở Châu Thành)

Ngoài ra, có một vài hộ còn tiến hành thay nƣớc 2 lần/ngày trong giai đoạn cá đã lớn (thƣờng 1 tháng trƣóc khi thu hoạch), vì lí do thời gian này lƣợng thức ăn đã tích lũy dƣới đáy ao rất nhiều nƣớc dễ đục ảnh hƣởng đến sức khỏe cá, hơn nữa đó cũng là nguyên nhân làm cho thịt cá bị vàng, giảm giá thành của cá.

Riêng việc thay bao nhiêu nƣớc thì còn tùy thuộc vào giai đọan phát triển của cá.

Ở giai đoạn cá giống: Môi trƣờng nƣớc khi cá ở giai đoạn này thì vấn đề cần quan tâm là làm sao giữ môi trƣờng nƣớc ổn định. Sự biến động của các yếu tố môi trƣờng nƣớc ảnh hƣởng đến sự phát triển của cá.

Bảng 4.8: Lƣợng nƣớc thay trong ao nuôi Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) <15% 1 3,33 20% 6 20 30% 15 50 40% 5 16,67 >40% 3 10 Tổng cộng 30 100,0

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy đến 21 hộ chiếm tỷ lệ 70% có lƣợng nƣớc thay là 20 - 30% (đây là lƣợng nƣớc thay phổ biến trong giai đoạn này), 1 hộ thay <15%, và 8 hộ thay từ 40% trở lên.

Trong giai đoạn cá lớn: Đây là thời điểm mà môi trƣờng nƣớc ô nhiễm nhiều

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH MỦ GAN (Trang 64)