Công nghệ chữa cháy

Một phần của tài liệu Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu (Trang 38 - 61)

Trong kho xăng chữa cháy bằng 2 loại: nước và bột, được quy định bởi các đường ống bởi màu sắc riêng, ống xanh là nước, ống đỏ là bột. Trạm chữa cháy có 2 bể dự trữ nước (500m3/1bể), ngoài ra còn có 6 bể con nằm ngang đã chứa bột pha sẵn, khi có sự cố có thể sử dụng ngay. Bên cạnh đó còn một bể kích thước lớn hơn thẳng đứng chứa bột chưa pha. Các máy bơm bơm nước chữa cháy cũng là bơm li tâm công suất 300m3/h. Bột chữa cháy sử dụng ở đây là AFFF 3% ( nghĩa là 3% bột và 97% là nước) được nhập từ Đức, có độ pH (20oC):7-8,5; KLR : 1,03±0,01 g/ml.

Kho được trang bị hệ thống xe chữa cháy, các hệ thống chữa cháy cố định và không cố định (các lăn phun nước A/B-20m đi kèm các thiết bị phụ trợ như 3 chạc :1A2B, lăn bội số phun bột, bình bột chữa cháy:35kg và 8 kg. Trong kho ở các khu vực cứ 10m là có một thùng chứa nước chữa cháy tức thời.

3.3.4. Thiết bị điện

Thiết bị điện sử dụng trong kho là loại phòng nổ phù hợp với quy phạm lắp đặt điện trong kho xăng dầu đồng thời đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho kho.

Mạng điện: mạng điện trong kho là hệ thống cáp dẫn điện đặt ngầm dưới đất. Các thiết bị điện được bao bọc bằng nhựa cách điện nhằm tránh hiện tượng phóng điện ra môi trường khi xảy ra sự cố về điện (chập điện, cháy nổ…)

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

CHƯƠNG 4 : PHÒNG HOÁ NGHIỆM ------

4.1. PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG KẾ BẰNG ASTM D1298-99 4.1.1. Tóm tắt lý thuyết

Tỷ trọng chuẩn là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích đã cho của chất lỏng ở nhiệt độ xác định và khối lượng của cùng một thể tích nước nguyên chất ở cùng nhiệt độ nhất định

Tỷ trọng d15

4 là tỷ trọng cuả chất lỏng ở 15oC so với nước ở 4 oC. Tỷ trọng tiêu chuẩn S là tỷ trọng của lỏng ở 60F so với nước 60F.

Độ API là một hàm riêng của tỷ trọng lượng tương đối S được biểu thị bằng biểu thức : API = 141,5

S - 131,5

Việc xác định chính tỷ trọng, tỷ trọng chuẩn hoặc trọng lượng API của dầu thô và sản phẩm dầu mỏ là rất cần thiết để biến đổi thể tích đo được về thể tích ở nhiệt tiêu chuẩn 15oC hoặc 60oF.

4.1.2. Phạm vi ứng dụng

Áp dụng cho dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.

4.1.3. Tiến hành

Mẫu được giữ ở môi trường nhiệt độ ổn định và được chuyển tới ống đong hình trụ có cùng nhiệt độ. Một tỷ trọng kế thích hợp được đặt trong lòng mẫu và cho phép chìm xuống. Sau khi đạt được sự cân bằng nhiệt độ, đọc số chỉ trên tỷ trọng kế và ghi lại nhiệt độ của mẫu.

Dụng cụ, thiết bị:

 Bộ các tỷ trọng kế và nhiệt kế .

 Ống đong 500ml

 Khay, cốc dùng để hứng dầu tràn . Chọn tỷ trọng kế thích hợp cho các mẫu cần đo như sau :

 Đối với mẫu MO chọn tỷ trọng kế 0,65 ÷ 0,7 ; 0,7 ÷ 0,75

 Đối với mẫu KO, Jet A1 chọn tỷ trọng kế 0,75 ÷ 0,8

 Đối với mẫu DO chọn tỷ trọng kế 0,8 ÷ 0,85

 Đối với mẫu FO chọn tỷ trọng kế 0,9 ÷ 0,95 ; 0,95 ÷ 1,00

Đặt khay trên bề mặt phẳng và ở trong môi trường nhiệt độ ổn định, biên độ dao động nhiệt độ là 2 oC.Đặt ống đong vào lòng khay rồi rót mãu vào đầy đong. Thả nhẹ tỷ trọng kế thích hợp vào ống đong theo mẫu phương thẳng đứng đồng thời làm tan bọt khí trên bề mặt mẫu, để yên như thế trong 5 phút. Riêng đối với mẫu MO đọc kết quả sau 2 phút.

Đặt mắt ngang mặt thoáng chất lỏng để đọc số ghi trên thang chia độ của tỷ khối kế và ghi lại các giá trị đo được. Giá trị tỷ trọng trong khoảng gần nhất 0,0005 đơn vị.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

Quan sát vị trí các vạch chia trên nhiệt kế và đọc kết quả. Giá trị nhiệt độ đọc trong khoảng gần nhất 0,25 oC

4.1.4. Xử lý kết quả

Áp dụng theo cách tính của tiêu chuẩn ASTM D1298. Tra bảng hiệu chỉnh đo xăng dầu theo TCVN 6065-1995/ASTM-D1250API.2540/IP.200 ta có giá trị tỷ trọng ở 15 oC.

Để chuyển đổi các giá trị đã hiệu chỉnh trên về nhiệt độ tiêu chuẩn, cần dùng bảng đo lường dầu mỏ.

4.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO MÀU ASTM D 1500-98. 4.2.1. Phạm vi áp dụng phương pháp.

Áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ như dầu nhờn, các dầu nhiên liệu và các sáp dầu mỏ.

4.2.2. Tóm tắt phép thử

Bằng cách so sánh sử dụng nguồn sáng chuẩn, mẫu lỏng được đặt trong ống kiểm nghiệm và so sánh với các tấm kính màu chuẩn có giá trị từ 0.5 đến 8.0. Màu của mẫu được công nhận là giá trị màu của kính chuẩn có màu sáng gần nhất.

4.2.3. Dụng cụ và thiết bị

Máy đo màu gồm một bộ sáng chuẩn ổn định, các kính màu chuẩn, ống thủy tinh chứa mẫu cần đo và một cặp ống đựng dung dịch chuẩn để so sánh.

Các ống thủy tinh này không màu, trong suốt có hình trụ đáy phẳng, đường kính trong đáy là 30mm đến 33.5mm và chiều cao ngoài ống là 115mm đến 125mm, ống nhòm để quan sát.

4.2.4. Tiến hành

Bật công tắc đèn để nguồn sáng ổn định trong 5 phút. Rót mẫu vào ống thủy tinh chiều cao 2/3 ống. Cặp ống kia đựng dung dịch chuẩn để so sánh (thường dùng nước cất). Lần lượt đặt cả 3 ống vào các cốc theo thứ tự sau: ống mẫu ở giữa các ống dung dịch chuẩn ở 2 bên. Đậy nắp để loại trừ tất cả các nguồn sáng từ bên ngoài.

Chọn kính màu phù hợp.

Màu dung dịch cần đo nằm giữa 2 khoản màu chuẩn.

4.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC ASTM D-445-97 4.3.1. Phạm vi áp dụng

Chỉ áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng và đồng nhất ở điều kiện bình thường, không áp dụng cho các sản phẩm dạng rắn hoặc lỏng phân tách.

4.3.2. Định nghĩa và ý nghĩa của độ nhớt

Độ nhớt là đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại của nó sinh ra khi chuyển động. Vì vậy độ nhớt của một phân đoạn dầu mỏ có liên quan đến khả năng thực hiện các quá trình bơm, vận chuyển của chúng trong các

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

đường ống, khả năng thực hiện các quá trình phun, khả năng bôi trơn của các phân đoạn để sản xuất dầu nhờn...

4.3.3. Thiết bị đo độ nhớt

Gồm các bộ phận chính :

-Bộ phận gia nhiệt, kèm rơle nhiệt tự động, nhiệt kế canh nhiệt cho phép cài đặt nhiệt độ theo ý muốn.

-Bồn chứa glycerin dùng làm môi trường ổn nhiệt, trong bồn có đặt bộ phận khuấy làm cho nhiệt độ đòng nhất.

-Hệ thống đèn chiếu sáng

Độ nhớt được xác định trong các nhớt kế mao quản có đường kính thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào loại sản phẩm dầu mỏ cần đo.

Nhớt kế được đặt trong thùng ổn nhiệt để giữ cho nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình thử nghiệm.

Nhiệt độ kế để đo nhiệt độ.

Nhớt kế có hai loại: Nhớt kế xuôi và nhớt kế ngược. Tuỳ thuộc vào độ sáng tối của các loại sản phẩm cần đo mà ta sử dụng loại nhớt kế để thuận lợi cho việc đo độ nhớt

Cách tiến hành:

Rửa sạch và sấy khô nhớt kế được sử dụng để đo.

Lấy mẫu cần đo cho vào nhớt kế. Lượng mẫu được lấy sao cho sau khi bơm mẫu lên vạch trên của nhớt kế thì lượng mẫu còn lại trong bầu tròn của nhớt kế khoảng nữa bầu.

Dùng bơm cao su để bơm cho mẫu đi lên phía trên vạch trên của nhớt kế.

Đo thời gian chảy của mẫu từ vạch trên xuống vạch dưới của nhớt kế và ghi lại thời gian.

Độ nhót động lực của chất lỏng được xác định theo công thức sau: Hay µ =K.t

t: Thời gian chảy của chất lỏng giữa hai vạch.

K: Hệ số nhớt kế. Với mỗi loại nhớt kế sử dụng thì hệ số K đã được xác định trước. Do vậy độ nhớt được xác định như sau: µ =K.t

Đo thời gian chảy ta biết được giá trị độ nhớt.

4.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT 4.4.1. Phạm vi ứng dụng

Áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ như nhiên liệu đốt lò, nhựa đường và các sản phẩm dầu mỏ khác bị lẫn nước ở dạng nhũ.

4.4.2. Tóm tắt phép thử

Mẫu kiểm tra được đun hồi lưu với dung môi không tan trong nước, chưng cất lôi cuốn hơi nước. Nước được ngưng tụ trong ống ngưng có chia vạch. Hàm lượng nước được xác định bằng số ml nước thu được trong ống ngưng.

4.4.3. Dụng cụ, thiết bị

Bộ chưng cất hồi lưu, ống hứng có vạch chia nhỏ nhất 0.1ml

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

Bếp sợi thủy tinh có bộ phận gia nhiệt.

4.4.4. Dung môi

Có thể sử dụng loại dung môi hữu cơ bất kì không chứa nước và có nhiệt độ sôi trong khoảng 100 đến 2000C. Không dùng dung môi thơm có khả năng tách các hợp chất Asphalt trong các loại dầu thô asphalt, cặn dầu đốt lò, bitum. Khi xác định hàm lượng nước trong các loại mỡ bôi trơn phải sử dụng những phân đoạn dầu mỏ có khoảng sôi hẹp.

Những dung môi thích hợp cho phương pháp này là:

 Toluen - ISO 5272-1979 tinh khiết loại 2.

 Xylen-ISO 5280-1979

Các phân đoạn cất của dầu mỏ có khoảng nhiệt độ sôi 100 đến 2000C.

Các phân đoạn cất của dầu mỏ có nhiệt độ sôi hẹp thường được sử dụng là Spirit dầu mỏ có khoảng nhiệt độ sôi 100 đến 2000C hoặc iso octan, có độ tinh khiết ≥95%.

4.4.5. Tiêu chuẩn

Một thiết bị được coi là thích hợp nếu kết quả thu được là chính xác sau khi dùng pipet hoặc buret chuẩn thêm một loại nước cất vào một loại sáng và tiến hành xác định.

Các số liệu được coi là chính xác nếu không vượt quá giới hạn cho phép chỉ ra trong bảng 1 đối với các ống ngưng chia độ có kích thước khác nhau.

Nếu số liệu nằm ngoài giới hạn cho phép thì có thể có trục trặc do thiết bị bị hở, hơi thoát ra ngoài quá nhanh hoặc do độ ẩm thâm nhập vào.

Giới hạn cho phép: Dung tích ống

ngưng ở 200C cho thêm ở 20Thể tích nước0C(ml) lượng nước thu hồi ởGiới hạn cho phép 200C 5 10 10 25 1 1 5 12 1 ± 0,1 1 ± 0,1 5 ± 0,2 12 ± 0,2 4.4.6. Tiến hành

Chuẩn bị: ống sinh hàn và ống ngưng phải được làm sạch để đảm bảo rằng nước hoàn toàn chảy xuống đáy ống ngưng. Nhét một miếng bông xốp vào đầu ống sinh hàn hồi lưu để ngăn chặn xâm nhập hơi ẩm từ môi trường.

Chuyển 100ml mẫu vào bình cầu chưng cất, tráng sạch ống đong dùng lấy mẫu bằng 100ml xăng dung môi. Lắp bình cầu vào bộ chưng cất

Cho nước lạnh chảy tuần hoàn trong vỏ bọc của ống hồi lưu. Gia nhiệt cho bếp và điều chỉnh nhiệt sao cho phần cất ngưng tục chảy xuống ống ngưng với tốc độ từ 2 đến 5 giọt/1s . Cất liên tục cho đến khi không thấy nước bám ở bất kì phần nào của thiết bị, trừ

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

ống ngưng và thể tích nước trong ống ngưng không thay đổi trong 5 phút. Khi đó, ngưng gia nhiệt, để nguội hệ thống cất đến nhiệt độ phòng. Đọc thể tích nước ngưng tụ trong ống ngưng.

4.4.7. Xử lý kết quả

Hàm nước trong mẫu thử được tính bằng % thể tích theo công thức. %nước = .100

m n

V V

Trong đó Vn: Thể tích nước trong ống ngưng (ml). Vm: Thể tích mẫu thử (ml)

4.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP LỬA CỐC KÍN: 4.5.1. Định nghĩa

Điểm chớp cháy cốc kín là nhiệt độ thấp nhất (được hiệu chỉnh về áp suất khí quyển 760mmHg) mà ở đó hỗn hợp hơi của mẫu và không khí trên bề mặt mẫu trong cốc bị chớp lửa. Khi đưa ngọn lửa thử qua mặt cốc dưới điều kiện thử nghiệm và lập tức truyền lan khắp mặt thoáng của mẫu.

4.5.2. Phạm vi áp dụng

Áp dụng đối với dầu Mazout, dầu nhờn và các chất lỏng đồng nhất

4.5.3. Thiết bị hóa chât

Thiết bị để đo nhiệt độ chớp cháy cốc kín gồm các bộ phận sau: Cốc kiểm nghiệm, nắp đậy cốc gia nhiệt, bộ phận thử.

Cốc: Có thể làm bằng đồng thau hoặc bằng kim loại không gỉ có độ dẫn nhiệt tương đương và có kích thước theo quy định.

Nắp đậy: Làm bằng đồng thau có 4 lổ hở A, B, C, D và có cửa sổ để quay giữa 2 chốt hãm đóng mở các lỗ A, B, C. Nắp còn có bộ phận châm lửa, ngọn lửa và máy khuấy.

Bộ phận châm ngọn lửa: Bộ phận này có một đầu nhỏ, đường kính 0,69-0,97mm. Ống này làm bằng thép không gỉ hoặc có thể là kim loại khác phù hợp. Bộ phận châm ngọn lửa sẽ được lắp một cơ cấu điều khiển để khi cửa chớp ở vị trí mở sẽ nhúng đầu ngọn lửa vào tâm cửa chớp.

Bộ phận khuấy: Nắp được lắp bộ phận khuấy đặt ở tâm của nắp và có 2 cánh khuấy kim loại. Cánh khuấy này có độ dài xấp xỉ 38mm, rộng 8mm, đặt nghiêng 45o. Hai cánh khuấy được trên trục khuấy sao cho khi nhìn từ dưới lên cánh của một cánh khuấy ở vị trí 0 và 180o thì cánh của cánh kia ở vị trí 90 và 120o . Có hai cánh khuấy được lắp vào mỗi bộ chuyển động thích hợp.

Bếp gia nhiệt: Gồm có bếp cách khí và tấm đỡ để đặt cốc.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

Bếp cách khí có thể là đèn khí, tấm điện trở hoặc dây điện trở.Bếp cách khí phải đáp ứng nhiệt độ cần thiết mà không bị biến dạng.

Tấm đỡ: Được làm bằng kim loại và được đặt sao cho tạo ra một khe hở không khí giữa nó và bếp cách khí. Nó có thể ngăn bếp với cánh khuấy bằng 3 đinh ốc và có bọc để ngăn cách.

4.5.4. Tiến hành

Rửa sạch, sấy khô các bộ phận của cốc trước khi bắt đầu thí nghiệm để loại bỏ hết cặn dầu của các lần thử nghiệm trước. Đổ mẫu cần kiểm tra vào cốc đến mức qui định. Đậy nắp và đặt cốc của bếp vào máy, lắp nhiệt kế.

Châm ngọn lửa thử và điều chỉnh sao cho dạng ngọn lửa gần với hình cầu có đường kính 4 mm. Sử dụng ngọn lửa bằng cách vặn bộ phận trên nắp để điều khiển cửa sổ và que đốt sao cho ngọn lửa được quét qua hỗn hợp hơi trên mặt cốc trong 0,5s để ở vị trí đó 1s rồi nhanh chóng nhấc lên vị trí cao hơn đồng thời ngừng khuấy mẫu.

Chế độ cấp nhiệt và tốc độ gia nhiệt:

Đối với các sản phẩm dầu mỏ: Cấp nhiệt ngay từ đầu với tốc độ tăng nhiệt từ 5÷6oC/phút. Ở nhiệt độ thấp hơn điểm chớp cháy dự đoán là 15÷5oC đồng thời bật máy khuấy tốc độ 90÷120vòng /phút.

Tiến hành châm lửa thử khi nhiệt độ thử cách điểm chớp cháy dự đoán từ 17÷28oC. Nếu điểm chớp lửa của sản phẩm trên 110oC thì cứ sau mỗi lần tăng 2oC tiến hành châm lửa 1 lần. Nếu dưới 110 oC thì cứ sau mỗi lần tăng 1oC tiến hành châm lửa 1 lần.

Ghi lại nhiệt độ trên nhiệt kế là điểm chớp lửa quan sát đuợc khi ngọn lửa gây nên chớp lửa thực sự bên trong cốc.

4.5.5. Xử lý kết quả

Hiệu chỉnh về áp suất khí quyển: Ch = Cqsát + 0.25(101.3 – K)

K:áp suất môi trường tại thời điểm tiến hành phép thử Lưu ý:

Áp suất môi trường nhỏ hơn áp suất khí quyển thì cộng thêm giá trị hiệu chỉnh và làm tròn lên 0.50C

Áp suất môi trường lớn hơn áp suất khí quyển thì trừ bớt đi giá trị hiệu chỉnh và làm tròn xuống 0.50C

4.6. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP LỬA CỐC HỞ 4.6.1. Định nghĩa và phạm vi ứng dụng

Điểm chớp lửa cốc hở là nhiệt độ thấp nhất (đã được hiệu chỉnh về áp suất 760mmHg) của mẫu sản phẩm khi bị đốt nóng ở điều kiện thí nghiệm tạo thành hỗn hợp hơi. Không

Một phần của tài liệu Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu (Trang 38 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w