0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Xây dựng chiến lược chào hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN (Trang 55 -55 )

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, câu lạc bộ, trường học có nhu cầu về đồng phục cho nhân viên, do đó Công ty nên cử nhân viên tiếp thị đến từng đơn vị để chào hàng. Việc làm đó cũng có thể thực hiện thông qua các đại lý bán lẻ, các cửa hàng thời trang. Ngoài ra Công ty cũng có thể chào hàng thông qua hệ thông mạng và gửi thư đến từng đơn vị để thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó còn có những biện pháp bổ sung sau:

- Cần có chiến lược mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa nhất là những thị trường tiềm năng như: Mỹ, EU, Trung Quốc…

- Cần tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin về cơ chế, chính sách và pháp luật của các nước nhập khẩu nhằm nắm bắt cơ hội vào thời điểm có lợi nhất cho xuất khẩu.

- Cần chủ động tích cực tham gia các hội chợ trong và ngoài nước nhằm tăng cường các hoạt động xuất khẩu, tăng thêm cơ hội tìm kiếm bạn hàng mới, tăng thêm uy tín vào thương hiệu của doanh nghiệp .

- Cần có chiến lược xây dựng các văn phòng đại diện của Công ty tại nước ngoài để tìm hiểu và phát triển thị trường, tìm hiểu sự biến động của thị trường. Theo dõi tình hình xuất khẩu của chính bản thân doanh nghiệp cũng như tình hình xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

- Tận dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhanh chóng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí quản lý, tăng tốc độ xử lý công việc. Đồng thời cần liên tục bổ sung thông tin trên trang Web của Việt Tiến sao cho phong phú, đa dạng nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà nhập khẩu.

- Tích cực tham gia các hoạt động mang tính quốc tế trong lĩnh vực Dệt May như hội thảo, triển lãm và các cuộc thi trên khu vực và trên thế giới.

3.2.5. Các giải pháp về thị trường:

Thiết lập hệ thống mạng lưới xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như: EU, Mỹ, Nhật Bản. Để làm được việc này, Việt Tiến và Hiệp Hội Dệt May cùng các doanh nghiệp khác đã đưa ra những cơ chế nhằm khai thác các nguồn lực thương mại khác nhau đã có mặt tại thị trường trọng yếu đó, cần thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường, đặc biệt là sử dụng các Công ty Luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn pháp luật cho hoạt động xuất khẩu.

Tập trung khai thác các thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, Trung Đông ( Irac, Dubai…), khôi phục các thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu cũ. Củng cố, nâng cao hiệu quả văn phòng đại diện tại Mỹ, liên doanh tại HongKong, và sẽ mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản, đưa trở lại văn phòng đại diện tại Nga, đồng thời tham gia vào các trung tâm thương mại tập trung.

Khuyến khích mọi nguồn lực và thành phần kinh tế đầu tư thương mại hai chiều, đầu tư sản xuất vào thị trường Mỹ cũng như có những chính sách khuyến khích các nhà sản xuất Dệt May Hoa Kỳ vào Việt Nam đầu tư hoặc liên doanh sản xuất dài hạn.

Xây dựng, thiết kế, đăng ký, quảng cáo thương hiệu và mẫu mã của doanh nghiệp, từng bước khẳng định nó trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước.

Các biện pháp giữ vững được thị trường:

3.2.5.1. Đối với thị trường xuất khẩu:

-Phải giữ vững thị trường đã có bằng cách:

+ Linh hoạt giá, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng + Sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp.

+ Phân tích lựa chọn khách hàng và có những chính sách ưu đãi với từng đối tượng khách hàng.

- Phát triển thị trường mới bằng cách:

+ Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội thảo.

+ Coi trọng thị trường ASEAN để tận dụng các ưu thế khi gia nhập ASIA.

+ Tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và các thị trường Free Quota. + Từng bước nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần phương thức gia công, đến năm 2005, sản xuất FOB chiếm tỷ trọng 70% trong tổng doanh thu sản xuất.

+ Có những chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến ra thị trường thế giới.

3.2.5.2. Đối với thị trường nội địa:

- Hoàn thiện quy chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm vi cả nước.

- Mở rộng thêm đại lý có tiềm năng phát triển kinh tế ở từng địa phương ở khu vực phía Bắc, miền Trung, đồng bẳng sông Cửu Long, đồng thời có những chính sách riêng cho từng khu vực.

- Nghiên cứu chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng vùng.

- Duy trì hội nghị khách hàng tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người tiêu dùng. Có chính sách hậu mãi sau bán hàng.

- Nâng cao tỷ trọng tiêu thụ nội địa từ 30% đến 35% trong tổng doanh thu hàng mua nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

3.2.6. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm:

Sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng tốt , giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại thi mới có thể tồn tại được trên thị trường ngày nay. Một sản phẩm dệt may được coi là đạt tiêu chuẩn và chiếm lĩnh được thị trường khi có chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Do quần áo là sản phẩm thiết yếu nên chất lượng sản phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm. Họ chính là những nhà kiểm nghiệm khó tính và khắt khe nhất, nếu làm hài lòng và thỏa mãn được họ thì doanh nghiệp cầm chắc được chiến thắng. Chất lượng cao sẽ đem lại uy tín lâu dài cho doanh nghiệp trước các đối tác nước ngoài và đây cũng là tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp có thể xâm nhập vào các thị trường đòi hỏi chất lượng và mẫu mã sản phẩm cao như : EU hay Hoa Kỳ. Các giải pháp thực hiện cụ thể như sau:

- Một là: Chọn lọc thật kỹ những nguyên phụ liệu sẽ đêm vào sản xuất - Hai là: Làm tốt công tác điều tra nghiên cứư thị truờng để hiểu rõ yêu cầu của khách hàng về kiểu dáng, màu sắc, nhãn mác, chung loại…

- Ba là: giám sát chặt chẽ, nâng cao tây nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động về sản phẩm họ trực tiếp sản xuất.

- Bốn là: Thực hiện việc phối hợp nhịp nhàng và phân công chuyên môn hoá giữa các xi nghiệp, cải tiến Công nghệ sản xuất để đưa ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, nâng cao năng suất lao động, có giá cả hợp lý, xây dựng kế hoạch giao hàng đúng thời hạn.

- Năm là: Từng bước xây dựng thương hiệu của Việt Tiến, tăng cường khả năng đổi mới mẫu mã sản phẩm. Tập trung sản xuất những sản phẩm là thế mạnh của Công ty nhằm tạo ra đẳng cấp vượt trội so với những sản phẩm cùng loại. Muốn làm được nhu vậy, Việt Tiến nên xác định rõ đâu là sản phẩm mũi nhọn, đâu là thị trường mục tiêu từ đó mới có chiến lược Marketing tổng hợp để làm nên thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Công ty nên thành lập trung tâm nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới. Lý do là trong cuộc sống hiện đại vòng đời của một sản phẩm may mặc thường không kéo dài. Công ty nên nghiên cứu những xu hướng thời trang và đưa ra những dự báo về sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Việc nghiên cứu các xu hướng này sẽ giúp Công ty chủ động triển khai sản phẩm với nhiều mẫu mã mới, đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường . Có như vậy, Công ty mới có điều kiện đi trước các đối thủ cạnh tranh và tránh được những sự chi phối không đáng có. Ngoài ra, Công ty còn cần nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực thể thao như quần, áo cho nam giới, phụ nữ, trẻ em…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của các tầng lớp xã hội.

3.2.7. Tổ chức hội nghị khách hàng:

Thông qua hội nghị, Công ty sẽ được khách hàng góp ý kiến về sản phẩm của mình về ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn tại. Bên cạnh đó thông qua hội nghị sẽ tạo ra được bầu không khí thân thiện và gần gũi giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Phương pháp triển khai hội nghị khách hàng như sau:

- Lập kế hoạch: lên danh sách khách mời, xây dựng chi phí tối thiểu cho việc tổ chức hội nghị.

- Thực hiện kế hoạch: Gửi giấy mời đến từng khách hàng tham gia hội nghị, chuẩn bị chu đáo hội trường, chủ tọa hội nghị. Trong hội nghị phải tạo bầu không khí thân mật, cởi mở để khách hàng có thể thoải mái nới ra những ưu nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong quan hệ mua bán, những thiếu xót phiền hà của Công ty (nếu có) cũng như những yêu cầu của họ về sản phẩm và nhu cầu trong tương lai. Trong Hội nghị Công ty cũng cần công bố cho khách hàng biết những dự án, chính sách, các dự án vĩ mô tác động đến quá trình kinh doanh , ý kiến của khách hàng và ý nghĩa to lớn trong quan hệ của Công ty đối với cấp trên.

- Kiểm tra đánh giá lại chất lượng của hội nghị để có những kinh nghiệm trong những lần tổ chức sau.

3.2.8. Phát triển Công nghệ và nguồn nhân lực:

Thực hiện chính sách hai tầng Công nghệ: nhập Công nghệ mới, Công nghệ tiên tiến thông qua chuyển giao Công nghệ cùng các dự án đầu tư mới và thuê chuyên gia nước ngoài về kỹ thuật, quản lý kỹ thuật cùng với việc tăng cường các tác nhân phát triển Công nghệ trong nước.

Trong giai đoạn sắp tới, Việt Tiến cần coi trọng cần tạo Công nghệ mới để tạo bước phát triển nhanh cho Doanh nghiệp chủ yếu là quy trình xử lý các

nguyên liệu mới, vật liệu mới. Điều quan trọng nhất là không phải là chọn Công nghệ mới nhất mà là chọn Công nghệ phù hợp để sản xuất ra sản phẩm đạt được tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần học hỏi và làm chủ được các thiết bị nhạp về. Có phương hướng thuê các nhà quản lý có năng lực để thực hiện các dự án đầu tư mới.

Cần cải cách và tận dụng tối đa các thiết bị Công nghệ cũ đang sử dụng trong nước. Đẩy mạnh liên kết với các Viện nghiên cứu, các phong thí nghiệm, trường đào tạo, trung tâm thông tin tư vấn… để tổ chức các chương trình nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới và Công nghệ mới. Phát triển các mặt hàng với sự kết hợp giữa cơ sở nghiên cứu và thực tế sản xuất để đưa nhanh nghiên cứu vào sản xuất.

Tăng cường hoạt động đào tạo, mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật phù hợp cho nhu cầu lao động của toàn Công ty. Công ty cần có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân bằng cách cử công nhân đến các trung tâm dạy nghề hoặc trường đào tạo chuyên ngành may mặc. Nếu không có điều kiện thì mở lớp đào tạo ngay tại Công ty, mời các chuyên gia kỹ thuật đến giảng dạy, cử công nhân kỹ thuật cao xuống hướng dẫn trực tiếp.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thu hút các sinh viên có khả năng theo học ngành dệt may , khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư ngành dệt may như các năm qua tại Công ty.Chăm lo hơn đời sống, công ăn việc làm cho công nhân, hạn chế tối đa tình trạng các công nhân có tay nghề, những kỹ sư giỏi bỏ Công ty để làm cho các Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài.

Công ty nên có chính sách đầu tư cử cán bộ ra nước ngoài học tập, công tác về thiết kế, mẫu mã, đào tạo thêm về điều hành, quản lý nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cao cho Công ty.

3.2.9. Tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong phát triển thịtrường tiêu thụ sản phẩm: trường tiêu thụ sản phẩm:

Công ty đã xây dựng được trang Web chính thức là

www.viettien.com.vn để thuận lợi cho việc đăng nhập tìm kiếm thông tin về

doanh nghiệp cũng như sản phẩm cho khách hàng và đối tác.

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì sử dụng Internet là rất quan trọng, đó là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp đến với khách hàng. Vì vậy, Công ty nên hoàn thiện trang Web của mình hơn, cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, sản phẩm, xu hướng thời trang, tình hình sản xuất kinh doanh và hệ thống các đại lý, cửa hàng thường xuyên hơn.

KẾT LUẬN

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó quyết định đến sự sống còn của tất cả các doanh nghiệp.

Vì vậy phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Qua việc phân tích tổng quan về hoạt động tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần May Việt Tiến ta có thể thấy được những nỗ lực cố gắng và những chuyển biến tích cực trong việc quản lý, tổ chức lao động và tìm kiếm thị trường. Từ đó hoạch định ra các mục tiêu trước mắt và lâu dài cho Công ty và đề ra những biện pháp mang tính đặc thù riêng cho mục đích cuối cùng là hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Dựa trên những kiến thức đã được học và quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty, tôi đã hoàn thành đề tài “ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” với mong muốn đóng góp tiêu thụ sản phẩm phần nhỏ cho việc tiêu thụ sản phẩm nói riêng và sự phát triển của Công ty nói chung.

Do thời gian thực tập có hạn nên báo cáo của tôi không tránh khỏi còn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô trong trường và các anh chị cán bộ trong Công ty để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trần Văn Bão cùng sự giúp đỡ của cán bộ các phòng ban Công ty May Việt Tiến để tôi hoàn thành được bản báo cáo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Marketing căn bản_Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân-2006.

2. Quản trị doanh nghiệp thương mại_Nhà xuất bản lao động-xã hội 3. Quản trị nhân lực_Nhà xuất bản lao động-xã hội-2007.

4. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp_Nhà xuất bản lao động-xã hội-2002.

5. Chiến lược cạnh tranh_Nhà xuất bản thống kê-1999.

6. Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm_Nhà xuất bản thống kê-2001.

7. Chiến lược và sách lược kinh doanh_Nhà xuất bản thống kê-1997. 8. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X_Nhà xuất bản chính

trị quốc gia-2000.

9. Tài liệu của công ty cổ phần May Việt Tiến

NHẬN XÉT CỦA THẦY TRẦN VĂN BÃO - GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN (Trang 55 -55 )

×