Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty.

Một phần của tài liệu 223311 (Trang 37 - 40)

5 Thuế tài nguyên 6Thuế nhà đất

2.1.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty.

2.1.2.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá.

Với các mặt hàng kinh doanh đa dạng và phong phú, nhiều chủng loại, nhiều đối tượng khách hàng nên Công ty cũng có nhiều phương thức bán

hàng. Phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty là bán buôn trực tiếp qua kho, ngoài ra còn có các hình thức khác như bán lẻ, ký gửi, và một số phương thức tiêu thụ khác được coi như tiêu thụ là tiêu thụ nội bộ…

a. Phương thức bán buôn hàng hoá: (bán qua kho trực tiếp)

Đây là hình thức bán hàng chủ yếu của Công ty. Theo phương thức này, hàng hoá của Công ty mua về, sau khi kiểm nhận lưu tại kho, rồi mới chuyển bán cho khách hàng, khách hàng đến làm hợp đồng trực tiếp với Công ty. Hoạt động bán hàng này do phòng Kinh doanh của Công ty thực hiện..

Công ty cổ phần Quốc tế trẻ Hà Nội có Kho Văn phòng, kho bến và kho của cửa hàng tại cửa khẩu dự trữ hàng hoá cho việc bán buôn của công ty.

b. Phương thức bán lẻ:

Theo phương thức này, nhân viên bán hàng tại các cửa hàng sẽ trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách. Định kỳ, thường là 3 ngày thủ quỹ đi đến các cửa hàng thu tiền, nhân viên bán hàng sẽ nộp tiền cho thủ quỹ và Kế toán tiền mặt và TGNH tại Công ty sẽ viết phiếu thu khoản tiền trên. Hiện nay, Công ty có 2 cửa hàng bán lẻ là: một cửa hàng miễn thuế ở Giáp Bát và một cửa hàng ở gia lâm - Thành phố Hà Nội. Nhận thức được lợi ích từ việc bán lẻ, Công ty luôn tìm phương án đầu tư, mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ…Các hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt, thường là không có hình thức trả chậm, và ứng trước.

c. Tiêu thụ nội bộ:

Ngoài các phương thức tiêu thụ được trình bày ở trên, Công ty còn sử dụng một số loại hàng hoá để quảng cáo, chào hàng hay làm vật tư đầu vào cho các nhà máy, xí nghiệp là đơn vị trực thuộc của Công ty, các trường hợp này được coi là tiêu thụ nội bộ. Theo phương pháp này, phòng Kinh doanh cũng lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, căn cứ vào chứng từ này thủ kho xuất kho, ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng Kế toán hạch toán ghi sổ và lưu trữ.

2.1.2.2. Kế toán Giá vốn hàng bán. a. Căn cứ tính giá vốn hàng bán

* Căn cứ tính giá vốn hàng nhập khẩu xuất bán

Giá vốn hàng nhập khẩu xuất bán được tính dựa trên giá mua hàng nhập khẩu; thuế nhập khẩu hàng hoá và chi phí mua hàng được phân bổ cho hàng nhập khẩu xuất bán trong tháng đó.

Căn cứ tính giá vốn hàng NK xuất bán = Giá mua hàng NK + Thuế NK +

CP thu mua phân bổ cho dầu NK xuất bán

trong kỳ

Các chi phí thu mua hàng nhập khẩu phát sinh hàng ngày được tập hợp, cuối kỳ phân bổ và kết chuyển vào Giá vốn hàng bán trong kỳ. Phân bổ chi phí thu mua cho hàng nhập khẩu xuất bán trong kỳ được tính như sau:

Chi phí mua hàng được phân bổ = Chi phí mua hàng tồn đầu kỳ + Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng phát sinh trong kỳ x Số lượng hàng bán ra trong kỳ b. Phương pháp tính Giá vốn hàng bán * Chứng từ sử dụng:

Đối với bất cứ nghiệp vụ tiêu thụ hàng (nhập khẩu hay hàng nội địa), kế toán đều căn cứ vào chứng từ: “Hoá đơn giá trị gia tăng”. Ngoài ra có thể căn cứ vào chứng từ khác như: “Biên bản giao nhận hàng hoá” để theo dõi kiểm tra và đối chiếu.

Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chỉ tiêu trong Hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán tiền hành nhập số liệu vào máy. Kế toán sẽ nhập số liệu cho mục “Hoá đơn bán hàng tiền VND”. Hoá đơn giá trị gia tăng được thành lập thành 3 liên:

- Liên 1: Lưu lai cuống.

- Liên 2: Giao cho khách hàng. - Liên 3: Lưu nội bộ.

* Tài khoản sử d:

Đối với phần Giá vốn hàng bán, tại văn phòng Công ty sử dụng tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán. Tài khoản này tập hợp giá vốn của hàng xuất bán

Một phần của tài liệu 223311 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w