Các ứng dụng IT Sở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu 259247 (Trang 44)

2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.

3.2.1. Các ứng dụng IT Sở Việt Nam hiện nay

Hình 3.8: Mô hình trên cao của tuyên đường thuộc TPHCM.

Dự án đường cao tốc Tân Sơn Nhất – Tân An sẽ ứng dụng công nghệ “Giao thông thông minh” (ITS – Intelligent Transport System) để điều hành giao thông trên tuyến cao tốc, đây là công nghệ tiên tiến đang áp dụng tại Nhật Bản, Châu Âu và Bắc Mỹ, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam.

ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc. Các cảm biến sẽ được lắp đặt trên mặt đường để thu thập các thông tin về luồng giao thông, khí hậu, thời tiết,…các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử lý, sau đó cung cấp trở lại cho tài xế về tình hình giao thông trên đường (tai nạn, ùn tắc giao thông, thời tiết,…) để tài xế chọn giải pháp giao thông tối ưu, giúp hạn chế tối đa tai nạn và ùn tắc giao thông, đảm bảo thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho các phương tiện đang lưu thông trên đường.

Việc triển khai ITS cho các tuyến đường cao tốc sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Lợi ích đầu tiên là nâng cao được tính an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Thứ hai là dòng xe sẽ thông suốt và giảm ô nhiễm môi trường (một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay).

Thứ ba là tăng cường được tính tiện nghi cho người tham giao thông. Điều này rất quan trọng về việc giáo dục ý thức cho người dân giúp đưa ITS vào hệ thống đường cao tốc.

Lợi ích cuối cùng có thể đạt được là lập được một nền tảng chung và xúc tiến các tiêu chuẩn quốc tế và quy trình kĩ thuật toàn cầu.

3.2.1.2. Xây dựng các trạm thu phí tự động.

Mạng lưới thu phí giao thông của Việt Nam bao gồm 54 trạm trên 26 tuyến quốc lộ. Phần lớn số trạm vẫn áp dụng phương pháp thu phí thủ công, nhiều trạm còn sử dụng thiết bị barie điện, đèn tín hiệu giao thông và một số trạm có camera giám sát thông thường. Chỉ có 9\54 trạm sử dụng phương pháp thu phí bán tự động, chủ yếu ở khâu kiểm soát với quy trình thu hai dừng: một dừng mua vé và một dừng soát vé.

Hệ thống thu phí một dừng.

"Hệ thống thu phí đường bộ sử dụng giấy mã vạch", kết hợp hậu kiểm thông minh đã đạt giải nhất hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Tp.HCM và hiện nay đã được lắp đặt tại rất nhiều trạm thu phí trên toàn quốc. Hệ thống hoạt động ổn định, tin cậy và đạt hiệu quả cao trong công tác chống thất thu.

Hệ thống thu phí mở không dừng.

Hệ thống thu phí mở không dừng (tự động hoàn toàn) được phát triển nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, giảm sử dụng tiền mặt và giảm ô nhiễm môi trường,... Việc thu phí được giao dịch tự động, nhanh chóng thông qua công nghệ DSRC (Dedicated Short Range Communication) hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Hệ thống thu phí kín dựa vào đoạn đường xe đi được, hệ thống gồm các làn xe ra vào, khách hàng sẽ thực hiện tính toán phí tại làn ra, mệnh giá vé mà khách hàng phải trả phụ thuộc vào km đi được. Giải pháp thu phí kín sẽ xác nhận xe tại các cửa vào và thực hiện thí một lần tại các cửa ra, nhằm mục đích là thu đúng và đủ.

Hệ thống kiểm soát tải trọng.

Bao gồm các hệ thống:

Hệ thống cân động: xác định tải trọng của xe và trục khi xe đang chạy,

sàng lọc xe có dấu hiệu vi phạm tải trọng để yêu cầu vào hệ thống cân tĩnh. Các thông số này được đưa về trung tâm điều hành tại các trạm cân tĩnh để lưu trữ và xử lý. Tốc độ xe qua cân cho phép từ 20 - 80 km/h.

Hệ thống cân tĩnh: Cân lại chính xác tải trọng của xe để xác định tải trọng của xe để xác định tải trọng từng trục, cụm trục, xác định vi phạm và thực hiện công tác xử lý.

Hệ thống camera (CCTV): Gồm camera nhận dạng biển số xe, giám sát,

ghi nhận toàn bộ hoạt động của hệ thống, hình ảnh và biển số được đưa về trung tâm hỗ trợ công tác quản lý và xử phạt. Lắp Camera giám sát giao thông dọc quốc lộ 1A mở đường cho các camera làm thay công việc của cảnh sát. hệ thống camera quan sát toàn cảnh được lắp đặt tại các điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông từ Pháp Vân, Hà Nội đến Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Một hệ thống camera khác được lắp đặt linh hoạt, nhằm ghi nhận hình ảnh các phương tiện vi phạm.

Hình 3.9: Hình ảnh phương tiện vi phạm.

Hệ thống điều hành trung tâm: Điều hành, giám sát và lưu trữ toàn bộ dữ liệu hoạt động của hệ thống cân tĩnh và cân động.

Với cơ sở hạ tầng nêu trên, việc thu phí hiện tại đa số được thực hiện bằng phương pháp thủ công quy trình thu rườm rà, chưa thuận tiện sử dụng nhiều nhân lực,không đảm bảo an toàn giao thông, tồn tại nhiều kẽ hở phát sinh tiêu cực. Vì vậy cần hiện đại hóa mạng lưới thu phí quốc lộ để khắc phục những bất lợi trên. Vấn đề đươc đặt ra ở đây là trươc tiên phải giáo dục ý thức người dân trong việc tham gia giao thông .

Hình 3.10: Hình ảnh về trạm thu phí.

3.2.1.3. VOV giao thông.

VOV giao thông được là kênh phát thanh được Đài Tiếng nói Việt Nam đầu tư hệ thống công nghệ phát thanh hiện đại nhất hiện nay, gồm 1 máy phát sóng FM tại Hà Nội có bán kính phủ sóng 200 km, 2 máy phát sóng FM tại TpHCM có bán kính phủ sóng trên 300 km.

Hệ thống camera không dây để quan sát giao thông gồm: 67 camera tại Hà Nội, 200camera tại TpHCM. Tại mỗi thành phố đều có một trung tâm xử lý thông tin hiện đại gồm 1 studio trực tiếp và 2 studio tĩnh.

Nhân sự gồm gần 100 người (cả hai thành phố); Gần 200 công tác viên cố định (80 Hà Nội, 120 TP.HCM).

Hình 3.11: Biên tập viên VOV giao thông đang làm việc.

Đây là Kênh phát thanh giao thông nhằm giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố. Kênh VOV giao thông ra đời nhằm mục đích hướng dẫn người dân về các thông tin giao thông đang diễn ra hằng ngày. Với các chương trình được phát, thông qua sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, Kênh VOV Giao thông có thể hỗ trợ ngay lập tức và liên tục cho các phương tiện đang lưu hành trên các tuyến đường.

Khi điều kiện thực tế đã có những thay đổi phù hợp hơn: Công nghệ nghe nhìn không dây phát triển, việc sở hữu ô tô cá nhân tại các đô thị lớn bùng nổ,

thói quen di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, taxi) đã trở nên quen thuộc, khả năng tương tác của radio đã được chứng minh.

Hình 3.12: Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên các tuyến phố.

VOV giao thông hiện nay coi trọng sự cân bằng kết cấu chương trình, thông tin chỉ dẫn; vừa tuyên truyền phổ biến, tác động tới ý thức của người nghe; vừa là diễn đàn để chia sẻ thông tin về giao thông...

Ngoài sự khác biệt đó thì VOV giao thông hiện nay không đơn thuần là một chương trình phát thanh mà là một kênh phát thanh chuyên biệt với thời lượng 20h30/24h mỗi ngày, nghĩa là ở một quy mô hoàn toàn khác.

Tuy nhiên, nhiều dòng xe nhập khẩu không thể dò được sóng của chương trình này. Tuy nhiên, cách khắc phục tốt nhất hiện nay là các bạn có thể nghe bằng một phương tiện khác, được kết nối với hệ thống loa của xe qua đường AUX. T

Do những yếu tố đặc thù của một kênh phát thanh trực tiếp toàn phần nên tính tương tác ở VOV giao thông rất cao.

VOV giao thông đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ chương trình, là kênh phát thanh duy nhất ở Việt Nam có kết cấu mở hoàn toàn để có thể tương tác trực tiếp với thính giả vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình phát sóng.

Bãi đậu xe nổi nhiều tầng kiểu khung thép lắp ghép có sử dụng công nghệ xếp xe tự động ngay tại trung tâm.

Với phương án này, mô hình bãi đậu và giữ xe nổi nhiều tầng kiểu khung thép lắp ghép có sử dụng công nghệ xếp xe tự động sẽ nâng và di chuyển ngang, với tổng công suất là 168 xe/8 môđun, có khả năng tiếp nhận xe ôtô 4-7 chỗ, thời gian xếp xe từ 1-2 phút và diện tích chiếm đất chỉ gần 1.800m2.

Theo ông Phan Thành Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành

viên Đầu tư phát triển công nghệ và vận tải (Tracodi), loại hình bãi đậu xe này có hàng loạt ưu điểm so với các bãi đậu xe ngầm, chẳng hạn như vốn đầu tư ban đầu không cao, không ảnh hưởng đến các hoạt động xung quanh, thời gian xây lắp ngắn, quá trình thi công xây dựng ít gây phương hại đến môi trường…

Hình 3.13: Bãi đậu xe nổi dạng khung thép lắp ghép sử dụng công nghệ xếp xe tự động.

Được biết, trong buổi thuyết minh hướng đầu tư với lãnh đạo Sở GTVT TPHCM sáng 23/3, Tracodi đã đề nghị 5 vị trí mà Công ty cho là phù hợp để triển khai dự án, tất cả đều trên địa bàn quận 1. Các điểm đó là khu vực Công viên 23/9 đoạn giáp với đường Nguyễn Thị Nghĩa, Công viên Quách Thị Trang tại vị trí trạm điều hành xe buýt, bến phà Thủ Thiêm, cuối đường Nguyễn Huệ dọc theo sông Sài Gòn và trên đường Tôn Đức Thắng đoạn giao với đường Ngô Văn Năm.

Trong số liệu này, vị trí tại Công viên 23/9 được cho là thích nhất bởi theo đại diện công ty, ở vị trí ấy sẽ không phải vướng víu việc giải phóng mặt bằng trong suốt quá trình xây dựng, cũng không làm tổn hại đến mạng lưới cây xanh hiện hữu trong công viên, đặc biệt có tiềm năng hấp dẫn đối với lượng xe con vốn vẫn đậu thành hàng dọc theo công viên như hiện nay…

Nhưng theo các chuyên viên Sở GTVT, vị trí tại Công viên 23/9 là ít tính khả thi nhất: Đây là địa điểm đã được quy hoạch về mảng xanh và sẽ trở thành đầu mối cho bãi metro sau này của thành phố.

Được biết hiện nay một số dự án bãi đậu xe ngầm đã được triển khai, trong đó tiêu biểu là dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Chi Lăng (quận 1). Còn mô hình bãi đậu xe nổi thì Công ty cổ phần Ngôi Sao Sáng đã đề xuất thực hiện trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cách đây khoảng 1 năm.

3.2.2 Các ứng dụng ITS ở Việt Nam trong tương lai.

3.2.2.1. Hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh.

Sản phẩm gồm 5 hệ thống:

Thiết bị đo, đếm xe trên đường sử dụng công nghệ xử lý ảnh: Khi các số liệu về dòng xe được tự động thu nhập thì một loạt bài toán giao thông sẽ được giải như : điều chỉnh chu kì đèn tín hiệu, phân làn, phân tuyến kịp thời tránh ách tắc…

Thiết bị kiểm soát hành trình off-line dựa trên công nghệ định vị toàn cầu GPS, có chức năng như một hộp đen, tự động thu nhập các thông ti về vị trí, tốc độ xe trong suốt hành trình. Sau khi kết thúc hành trình có thể lấy số liệu ra để quản lý và kiểm tra xem xe có chạy, đỗ đúng hành trình với tốc độ quy định hay không.

Thiết bị thu và truyền dữ liệu on-line kết hợp GPS va GSM. Thiết bị gồm 2 môđun, 1 đặt trên xe và 1 đặt tại trung tâm điều hành. Việc truyền dữ liệu qua laị được thực hiện thông qua hệ thống thông tin di động GMS. Gía thành sản phẩm thấp hơn so với các sảm phẩm nước ngoài tương đương.

Hình 3.14: Phần mềm quản lý xe buýt.

Phần mềm mô phỏng hệ thống giao thông VTSIM cho phép mô phỏng

hành vi các phương tiện giao thông trong thành phố. Với phần mềm này có thể giải quyết bài toán phân làn, phân luồng giao thông một cách khoa học trước khi đưa ra hiện trường.

.

Hình 3.15: Mô phỏng dòng giao thông bằng phần mềm VTSIM.

3.2.2.2. Hệ thống tự động báo kẹt xe.

Công trình nghiên cứu mang tên: “ Hệ thống cảnh báo và điều khiển giao thông” gồm một chương trình mô phỏng, một hệ thống thiết bị cảm biến đo lường, các bảng thông báo bằng đèn LED về tình trạng kẹt xe, một hệ thống nhận tin nhắn, cuộc gọi và trả lời các tin nhắn, cuộc gọi này. Khi nhìn vào bảng thông báo đặt trên đường, người tham gia giao thông có thể biết được nơi nào đang kẹt xe. Qua hệ thống tin nhắn, người tham gia giao thông cũng được tư vấn

đi hướng nào để tránh kẹt xe. Nhận biết kẹt xe bằng cảm ứng. Thiết bị cảm ứng được thiết kế đặc biệt tại các điểm nóng hay xảy ra tình trạng kẹt xe để theo dõi. Khi xe cộ đi ngang qua những vị trí này, sức nặng và từ tính phát ra từ các phương tiện này sẽ được nhận biết và báo về hệ thống xử lý trung tâm qua một hệ thống thông tin liên lạc. Sau đó các thông tin sẽ được xử lý và hiển thị ở các “thiết bị đầu ra” như màn hình, tin nhắn, điện thoại,…để thông báo đến người tham gia giao thông.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về ITS, những ứng dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam có thể nói trong vài thập kỉ nữa mạng lưới giao thông của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Đặc biệt là khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phương tiện giao thông sẽ tăng đột biến. Nếu cứ điều hành, tổ chức và quản lý như hiện nay thì sẽ ùn tắc và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ảnh hưởng kinh tế - xã hội sẽ tất lớn.

Việc nghiên cứu, ứng dụng ITS ở Việt Nam là điều tất yếu nhằm khắc phục nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý và điều phối hoạt động giao thông theo mạng lưới đã quy hoạch. 2. KIẾN NGHỊ.

Để thiết lập được hệ thống ITS, trước mắt nên tin học hóa tất cả các cơ quan, ban, ngành liên quan đến giao thông như trung tâm vận tải hành khách công cộng, các bến xe lớn như bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, các bến xe buýt.

Lãnh đạo ngành cần xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho tât cả các cơ quan này. Trên cơ sở đó, các dữ liệu về hoạt động giao thông được quản lý và lưu trữ nhằm hỗ trợ các chuyên gia trong việc phân tích các vấn đề giao thông Ngoài ra, cần tự động hóa hệ thống thanh toán tại các trạm thu phí, trạm đăng kiểm nhằm giảm bớt thời gian dừng xe, giảm tốc độ di chuyển

Sau khi hoàn thành việc tin học hóa toàn bộ các cơ quan quản lý giao thông, bước tiếp theo là triển khai lắp đặt các hệ thống giám sát tình hình giao thông như các hệ thống điều khiển đèn giao thông tự động, bảng điện tử thông báo tình hình giao thông. Việc kết hợp các ứng dụng thành giải pháp khép kín là bước quan trọng nhất. Ðể giám sát và điều phối hoạt động giao thông theo thời gian thực, hệ thống cần phải khép kín và tự động trong việc phân tích, ra quyết

định. Ðây là khâu quan trọng nhất và tốn kém nhất kể cả nguồn lực và vốn đầu

Một phần của tài liệu 259247 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w