Hình: cây lục bình Cây thủy trúc

Một phần của tài liệu Chất thải chăn nuôi (Trang 66 - 73)

VI SINH VẬT TRONG BIOGAS

Hình: cây lục bình Cây thủy trúc

Ngoài ra, có biện pháp rất hữu hiệu và bền vững để xử lý chất thải chăn nuôi tiến tới nền nông nghiệp sạch là phát triển mô hình VAC. Gắn kết chặt chẽ trồng trọt với chăn nuôi, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa sử dụng ít phân bón hoá học, tiết kiệm năng lượng. Và đây cũng là mô hình dễ thực hiện đối với chăn nuôi trang trại.

Trong các kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi hiện mới chỉ thường được nhắc đến công nghệ Biogas nhưng thực tế thì không phải chỉ có công nghệ khí sinh học là tối ưu, là thay thế được tất cả các phương pháp khác, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra, còn chưa kể đến giá thành đắt, công nghệ nhập từ nhiều nguồn khác nhau hiện còn chưa thống nhất, đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết kỹ thuật, ….

Tuy nhiên, số lượng các hộ chăn nuôi áp dụng các công nghệ này còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, hiện nay kỹ thuật xây hầm biogas của nhiều gia đình hạn chế nên không ít trường hợp xây dựng hầm quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Việc lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm nên hầm nhanh chóng bị ngấm, bị thấm làm cho mùi hôi thoát ra ngoài không những không cải thiện được môi trường sống mà còn làm cho bầu không khí trở nên khó chịu hơn.

Nhiều hộ có thói quen xả cả nước có hóa chất khử trùng, vắcxin phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm xuống bể chứa làm cho các vi sinh vật hiếm khí bị tiêu diệt nên hầm biogas không được phát huy tác dụng... Do đó, để áp dụng biện pháp này rộng rãi đến toàn bộ các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, tập huấn chuyển giao về khoa học kỹ thuật. Qua đó, để họ có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để xây dựng hầm biogas như thế nào là hợp lý với trang trại của mình, để tránh tình trạng quy mô trang trại quá lớn mà hầm thì quá nhỏ dẫn đến không có hiệu quả, gây lãng phí tiền của.

Tuy nhiên, việc sử dụng hầm biogas vẫn xảy ra một số lỗi về sự cố kỹ thuật trong xây dựng cũng như trong vận hành dẫn đến tình trạng hầm hoạt động không hiệu quả. Chi phí xây hầm biogas khá tốn kém, kỹ thuật xây hầm còn hạn chế, nhiều trường hợp xây dựng hầm quá lớn, hoặc quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Có hộ lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm, nên hầm nhanh bị thấm làm cho mùi hôi thoát ra ngoài.

Một phần của tài liệu Chất thải chăn nuôi (Trang 66 - 73)