Những tác động tiêu cực và vấn đề còn tồn tại.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (3) (Trang 58 - 69)

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH – HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

2. Những tác động tiêu cực và vấn đề còn tồn tại.

Có thể nói FDI có những tác động rất tích cực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệphoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, nhưng để nhìn nhận và đánh giá chính xác toàn diện vai trò của FDI chúng ta phải xem xét một cách khách quan những mặt hạn chế của FDI. Đó là những yếu tố gây trở ngại cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

2.1. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam khá lớn, nhưng hình thức thu hút vốn chưa phong phú, tỷ lệ thực hiện vốn chưa cao, khả năng góp vốn của Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Những năm qua, hình thức thu hút vốn FDI được thực hiện dưới 3 hình thức: thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh: trong đó các doanh nghiệp FDI thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Việt Nam chưa chú trọng đến các hình thức thu hút vốn khác như thành lập công ty cổ phần, bán hoặc sát nhập doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài như thông lệ quốc tế; chưa huy động được các nguồn đầu tư gián tiếp khác như

đầu tư chứng khoán, thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia vào thị trường trái phiếu quốc tế.

Tỷ lệ vốn FDI thực hiện mới chỉ đạt mức 52,39% tổng vốn đăng ký. Điều đó đòi hỏi, một mặt phải giải toả những vướng mắc, phiền hà trong thủ tục triển khai dự án để đẩy nhanh tiến độ góp vốn pháp định, mặt khác phải tạo những thuận lợi để giải ngân các nguồn vốn vay đang thực hiện với tỷ lệ còn rất thấp.

Nguồn vốn góp của phía đốc tác Việt Nam hiện nay chủ yếu là góp bằng giá trị quyền sử dụng đất về phía Việt Nam nhận nợ với Nhà nước. Một mặt do chính sách giảm giá tiền thuê đất làm cho giá trị góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Việt Nam giảm đi, mặt khác đối với những dự án lớn, vài trăm triệu USD (như các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, xây dựng khách sạn…), nếu chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam rất nhỏ. Ngoài ra việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất tạo ra tiền là cơ quan nào sở hữu đất là trở thành đối tác liên doanh với nước ngoài, bất kể có phù hợp về lĩnh vực, ngành nghề hay không, dẫn đến tình trạng cán bộ cử vào liên doanh không có nghiệp vụ chuyên môn, bị phía nước ngoài điều khiển. Trong khi đó ta chưa có cơ chế huy động các nguồn tài chính, vốn liếng khác nhau để nâng cao tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong các dự án cần thiết.

Trong phạm vi cả nước cũng như từng ngành, từng địa phương chưa xử lý tốt mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn FDI và vốn ODA. Việc huy động các nguồn vốn đối ứng trong nước để phát huy có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài còn hạn chế.

2.2. Hiệu quả đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch.

Tuy nhiên ta đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng vốn trong lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản còn quá bé nhỏ so với nhu cầu đầu tư

và tiềm năng phát triển. Việc đầu tư còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, do không lo quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng không ổn định, do nông dân không tôn trọng hợp đồng… Điều đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư trong lâm ngư nghiệp so với tổng vốn đăng ký liên tục giảm: từ 21,64% thời kỳ 1988 – 1990 xuống còn 14,3% thời kỳ 1991 – 1995 và đến nay là 3,67%.

Chiều hướng gia tăng tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhìn chung là tốt, nhưng chủ yéu vẫn là các dự án đầu tư vào lĩnh kinh doanh bất động sản, trong khi đó các thị trường về dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý… còn chưa thực sự mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp còn khó khăn, việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng tào các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội gắn với khu công nghiệp như nhà ở, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, giao thông đi lại còn rất hạn chế và đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó nhiều địa phương vẫn tiếp tục xin thành lập các khu công nghiệp mới. Điều đó đòi hỏi phải đánh giá về quy hoạch và cơ cấu các khu công nghiệp nói chung, cơ cấu ngành nghề thu hút vốn vào từng khu công nghiệp nói riêng cho phù hợp với quy hoạch ptkt – xã hội của cả nước, của các địa phương và vùng lãnh thổ.

Vốn đầu tư nước ngoài còn phân phối mất cân đối giữa các vùng và địa phướng. Một mặt vốn FDI tập trung chủ yếu vào ba vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo cac vùng khác phát triển, nhưng mặt khác cũng làm cho chênh lệch về kinh tế – xã hội với các vùng khác ngày càng lớn. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh miền Trung số dự án đầu tư còn rất ít, quy mô nhỏ bé và ảnh hưởng không đáng kể đến kinh tế – xã hội địa phương.

Tuy nhiên nay đã có 72 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, thể hiệnchính sách đa phương hoá trong thu hút vốn đầu tư FDI. Tuy nhiên, khoảng 60,74% vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước trong khu vực như các NICs Đông á, ASEAN, Nhật Bản. Riêng Sigapore chiếm 14,66%. Nguồn vốn đầu tư từ các nước có tiềm lực mạnh, nắm giữ công nghệ thượng nguồn như Mỹ, Tây Âu còn rất hạn chế. Chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngoài chưa được cụ thể hoá nên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có rất ít dự án đầu tư với nước ngoài.

2.3. Việc tiếp thu và sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa góp phần vào hiện đại hoá nền kinh tế.

Phần lớn các thiết bị trong các dự án FDI thuộc loại trung bình hay trung bình tiên tiến trong khu vực, nhưng ít thiết bị hiện đại. Nhiều thiết bị trong các dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng tuy được tân trang lại, nhưng vẫn có những máy sử dụng trên hai thập kỷ nên chi phí bảo dưỡng, sửa chữa qúa lớn như các dây chuyền tôn lợp, sơn mạ, sợi dệt, sản xuất thuốc lá… Một số dây chuyền là các thiết bị thanh lý để giải phóng mặt bừng cho trang thiết bị mới nhà máy nước ngoài.

Công nghệ nhập vào Việt Nam chủ yếu là công nghệ sử dụng nhiều lao động thủ công; công nghệ gia công, lắp ráp đơn giản, nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí; không có khâu tạo phôi và gia công chính xác (như sản xuất ô tô xe máy, chế tạo phụ tùng, linh kiện điện tử…)

2.4. Khu vực có vốn FDI chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách còn hạn chế.

Tuy khối lượng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh qua các năm nhưng cơ cấu, chủng loại chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp như may mặc, giày dép hoặc chế biến nông sản thực phẩm. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu có tăng dần qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với tỷ trọng nhập khẩu của

khu vực này so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, dẫn đến thâm hụt Thương mại kéo dài. Cánh kéo xuất nhập khẩu của khu vực có vốn FDI tuy đã có thu hẹp dần nhưng vẫn còn chênh lệch lớn, đóng góp của khu vực FDI vào cải thiện cán cân Thương mại còn yếu so với các nước khác.

Mức đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI còn thấp, nguyên nhân là do phần lớn các xí nghiệp đã thực sự có lãi vẫn đang trong thời gian miễn giảm thuế lợi tức hoặc chưa thực sự có lãi. Phần lớn vật tư, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô sản xuất, vật tư nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra do khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực làm nhiều doanh nghiệp phải dừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất hoặc bị thua lỗ do xuất khẩu giảm, chi phí đầu vào tăng... cũng làm giảm nguồn thu ngân sách.

Hiệu quả kinh doanh của khu vực FDI đến nay tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn thấp. Trong số các doanh nghiệp FDI đã hoạt động kinh doanh, ước tính chỉ có một phần ba làm ăn có lãi. Những lĩnh vực kinh doanh như công nghiệp thực phẩm, may mặc, giày dép, bưu chính viễn thông,xây dựng, kinh doanh văn phòng căn hộ cho thuê có số doanh nghiệp làm ăn có lãi nhiều hơn đạt khoảng 40% , trong khi các lĩnh vực lâm nghiệp thuỷ sản, kinh doanh khách sạn, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp… số doanh nghiệp làm ăn có lãi đạt tỷ lệ thấp.

Ngoài việc phần lớn các doanh nghiệp thua lỗ thực sự do môi trường kinh doanh khó khăn và nhiều rủi ro, cũng như nhiều doanh nghiệp đang trong thời kỳ “lỗ kế hoạch”, vì một mặt phải kinh doanh sau một số năm mới đạt điểm hoà vốn và sau đó có lãi, mặt khác cũng do một số tập đoàn lớn có tiềm năng kinh tế mạnh chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị trường lâu dài, cạnh tranh với các đối thủ khác. Không loại trừ những doanh nghiệp FDI có chủ trương khấu hao nhanh để thu hồi vốn, khai tăng giá trị các yếu tố đầu vào và khai thấp giá trị các yếu tố đầu ra, chi phí quảng cáo và lương

của bộ phận chuyên gia quá lớn… đã tạo nên tình trạng lỗ giả lãi thật mà trình độ và năng lực quản lý của phía Việt Nam chưa giám sát được một số liên doanh, cán bộ phía Việt Nam “khoán trắng” cho phía nước ngoài tự hạch toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp FDI, tạo khe hở cho phía nước ngoài lợi dụng làm thiệt hại cho quyền lợi của phía Việt Nam.

2.5. Tuy khu vực có vốn FDI giải quyết một lượng đáng kể chỗ làm việc cho người lao động, chất lượng của đội ngũ lao động còn hạn chế, quan hệ lao động – tiền lương trong khu vực FDI còn nẩy sinh một số hiện tượng phức tạp cần sớm xử lý.

Lượng lao động làm việc trong khu vực FDI còn khiêm tốn so với tiền năng lao động Việt Nam. Số lao động trong khu vực có vốn FDI đến năm 2001 có khoảng 399.000 người, chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. trong các doanh nghiệp sản xuất giày dép, may mặc, do phụ thuộc vào các đơn đặt hàng nước ngoài nên việc làm không đầy đủ và thường xuyên. Chất lượng lao động của Việt Nam bị hạn chế, không theo kịp nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong khi lượng lao động giản đơnhay sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam dư thừa thì việc tuyển lao động kỹ thuật, có tay nghề cao lại rất khó khăn. phần lớn các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động Việt Nam vào làm việc phải đào tạo lại hoặc đào tạo mới. Chi phí đào tạo lớn đã làm giảm lợi thế về lao động của Việt Nam.

Quan hệ lao động trong một số doanh nghiệp FDI có những biểu hiện không lành mạnh. Một mặt, một số nhà đầu tư nước ngoài vì động cơ lợi nhuận đã áp dụng những hình thức bóc lột tinh vi traí với luật về lao động như tăng định mức lao động, tăng ca kíp,kéo dài thời giam làm việc, giảm thu nhập của người lao động kèm theo các biện pháp quản lý khắt khem đối xử trịnh thượng và thô bạo không phù hợp với phong tục tập quán, nếp văn hoá của người Việt Nam, xúc phạm nhân phẩm người lao

động. Nhiều chủ doanh nghiệp cố tình trì hoãn hoặc lẫn tránh nghĩa vụ theo luật định như ký hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, cản trở việc thànhlập công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội , tiền thưởng… Mặt khác người lao động còn làm việc theo thói quen của cơ chế cũ, chưa quen với tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cáo dẫn đến sự tự do, tuỳ tiện vô tổ chức. Do hiểu biết về luật pháp còn yếu nên đấu tranh với chủ còn tự phát, dẫn đến những vụ bãi công, lãn công chưa đúng luật…

2.6. Luồng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng qua các năm, nhưng từ năm 1997 đến nay luồng vốn suy giảm rõ rệt.

Hoạt động FDI giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ tháng 7 năm 1999. Trong năm 1997, số dự án được cấp giấy phép tương đương năm 1996 nhưng vốn đăng ký giảm 47%, năm 1998 số vốn đăng ký giảm 16,18% so với năm 1997, năm 1999 giảm 61,89%, đến năm 2000 và 2001 đầu tư FDI đã có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên lượng vốn đăng ký còn thấp, năm 2001 vốn đăng ký tăng 22,6% so với năm 2000 nhưng lượng vốn này chỉ bằng 28,2% so với năm 1996.

Tình hình triển khai các dự án FDI còn chậm, nhiều dự án đã cấp phép không triển khai hoặc xin dẫn tiến độ triển khai làm cho vốn thực hiện trong năm giảm. Đến nay số vốn thực hiện mới chỉ đạt 52,39%, tuy đã tăng lên nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp. Việc dừng và dãn tiến độ triển khai dự án thể hiện rõ nhất trong các dự án của các nước bị khủng hoảng kinh tế. Đây là một hiện tượng không bình thường, có tác động nghiêm trọng và lâu dài về kinh tế và tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút và sử dụng FDI trong những năm tới.

Các dự án đang kinh doanh chỉ có 1/3 là có lãi, còn 2/3 bị thua lỗ. Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang phải thu hẹp quy mô sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng sản xuất ở Việt Nam giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cũng phải sản xuất cầm chừng vì thua lỗ do chi phí nguyên liệu đầu vào

bằng USD nhưng bán sản phẩm thu tiền Việt Nam, sức mua của thị trường bị giảm. Điều đó làm cho tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI bị chững lại và do đó có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế trong thời gian tới.

2.7. Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT)

Cán cân thanh toán quốc tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của một quốc gia. Nó phản ánh toàn bộ luồng hàng hoá dịch vụ và tư bản của một nước với các khác trong một thời kỳ nhất định. CCTTQT chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, do luồng vốn này tác động trực tiếp đến cán cân Thương mại và cán cân vốn.

Sự tăng nhanh của luồng vốn FDI đã tác động không nhỏ đến CCTTQT của đất nước trong những năm qua. Để thấy được tác động của nó, ta cần xét tác động của nó đến tỷ giá hối đoái, cán cân Thương mại và cán cân vốn.

2.7.1. Ảnh hưởng của FDI đến tỷ giá hối đoái và các cán cân Thương mại.

FDI có thể ảnh hưởng trực tiếp dến cán cân Thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Bên cạnh đó vốn nước ngoài còn có thể làm thay đổi cán cân Thương mại thông qua ảnh hưởng của nó đến tỷ giá hối đoái và gián tiếp hơn là ảnh hưởng đến lãi suất.

* Tăng tính mất ổn định của tỷ giá hối đoái.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua đã ảnh hưởng

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (3) (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w