Cơ chế tự do hoá thơng mại qua việc nới lỏng kiểm soát phi thuế quan.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 27 - 29)

II. Tác động của các chính sách vĩ mô đến sự phát triển của các DNVVN

b. Cơ chế tự do hoá thơng mại qua việc nới lỏng kiểm soát phi thuế quan.

quy định các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì phải có mã số hải quan, muốn có mã số hải quan thì phải nộp đơn đăng ký cho Bộ Tài chính, từ đó phát sinh thêm nhiều thủ tục khó khăn.

b. Cơ chế tự do hoá thơng mại qua việc nới lỏng kiểm soát phi thuế quan. quan.

Bên cạnh những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN thể hiện trong điều kiện tham gia, Nhà nớc cũng quản lí xuất nhập khẩu bằng cách ban hành các danh mục hàng hoá thơng mại bị cấm, hoặc hạn chế nhập khẩu theo hạn ngạch, hoặc ban hành các danh mục hàng hoá bị tạm ngừng xuất nhập khẩu, quy định mới nhất về các loại hàng hoá xuất nhập khẩu đợc nêu rõ tại Nghị định 73/2002/NDCP ngày 20/8/2002 của Chính phủ về danh mục các loại hàng hoá trong kinh doanh xuất nhập khẩu phfu hợp với tinh thần nêu rõ trong Nghị định 57/CP về danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, danh mục các hàng hoá xuất nhập khẩu quản lí bằng hạn ngạch, danh mục các hàng hoá xuất nhập khẩu cần có giấy phép đặc biệt( danh mục sẽ đợc điều chỉnh theo từng năm). Bên ngoài những loại hàng hoá nêu trên là các hàng hoá đợc phép xuất nhập khẩu. Nh vậy, nguyên tắc ở đây là nguyên tắc không cấm( ngoài những mặt hàng cấm thì đợc tự do xuất nhập khẩu) chứ không nh trớc kia, chỉ ban hành các mặt hàng đợc phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN trong việc tìm hiểu nguồn hàng, mặt hàng để kinh doanh xuất nhập khẩu thành công. Qua đó càng thấy rằng Nghị định 57/CP thực sự là một bớc tiến quan trọng của chính phủ trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng trong việc tiếp cận thị trờng quốc tế.

Điều nổi bật gần đây nhất là vào năm 2001, Chính phủ đã công bố kế hoạch quản lí xuất nhập khẩu trong 5 năm thay vì kế hoạch xuất nhập khẩu trong từng năm nh các năm trớc đó, điều này tạo điều kiện ổn định và thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng của

các DNVVN. Quy định mới nhất đó là Quyết định 46/2001 ngày 4/4/2001 của Chính phủ về kế hoạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2005.

Thủ tục kiểm tra Hải quan đã có một số cải tiến, lúc này doanh nghiệp tự kê khai tính thuế xuất nhập khẩu, tự chịu trách nhiệm, thời gian giải phóng hàng đã đợc rút ngắn, đã thực hiện hệ thống “hành lang xanh” với các nớc ASEAN qua việc Tổng cục Hải quan hớng dẫn áp dụng tại Thông báo số 1184/TCHQ-GSQL ngày 20/1/1996 và 1599/TCHQ-KTTT ngày 13/8/1996).

Để phù hợp với tiến trình tự do hoá thơng mại, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tiến trình hội nhập CEPT/AFTA nói riêng. Chính phủ đã phê chuẩn lộ trình tham gia giảm thuế AFTA trong giai đoạn 2001-2006, theo đó hầu hết các dòng thuế sẽ đợc giảm xuống còn 20% vào cuối 2003 và xuống còn 5% vào 2006.

Ngày 4/9/2002, Bộ Thơng mại đã ban hành Quyết định số 1062/2002/QĐ-BTM về việc bổ sung Phụ lục 3 quy chế cấp C/O hàng hoá ASEAN của Việt nam–Form D để hởng các u đãi của Hiệp định về chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung( CEPT). Đây thực sự là một bớc tiến đáng kể vì nh vậy hàng hoá của các doanh nghiệp Việt nam trong đó phần lớn là các DNVVN sẽ đợc hởng thêm những u đãi để tăng tính cạnh tranh trên th- ơng trờng khu vực. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang tiến hành xây dựng lại Biểu thuế xuất nhập khẩu để áp dụng cho tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt nam, chuẩn bị áp dụng “Danh mục thế quan áp dụng trong ASEAN -

AHTA (ASEAN Hamornised Tariff Nomenclature).

Hai mặt hàng chủ chốt là gạo và phân bón trong hoạt động xuất nhập khẩu đã đợc Chính phủ công khai cho phép tự do hoá xuất nhập khẩu vào năm 2001. Trớc đó, việc xuất nhập khẩu hai mặt hàng này chủ yếu đợc thực hiện qua các doanh nghiệp nhà nớc đợc uỷ quyền. Đến năm 1998, Bộ Thơng mại đã cho phép các doanh nghiệp thuộc khu vực t nhân tham gia xuất nhập khẩu phân bòn, và đến năm 1999, Bộ Thơng mại đã công khai việc lựa chọn các doanh nghiệp để có thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu gạo qua Quyết định 273/1999/Qđ-TTg ngày 24/12/1999 cho phép các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Và mới nhất là quyết định bãi bỏ phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón theo Quyết định 46/2001/QD-TTg ngày4/4/2001. Việc tự do hoá là một cơ hội rất lớn cho các DNVVN, xét về mặt hàng gạo , Việt nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và gạo

đợc xem nh mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Còn về phân bón , có ý nghĩa rất quan trọng với một nớc với 75% dân số làm nông nghiệp nh Việt nam.

Bên cạnh những động thái tích cực nh vậy vẫn có một số vấn đề phát sinh nh:

Thứ nhất, hiện nay Việt nam vẫn áp dụng mức tính giá tối thiểu với 20 nhóm mặt hàng, cha đáp ứng đợc yêu cầu của Hiệp định hợp tác Hải quan ASEAN và phơng pháp xác định giá trị tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của GATT.

Thứ hai, việc Chính phủ ban hành danh mục các mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu tạm thời quá bất ngờ mà không đợc báo trớc hoặc nêu lí do một cách thoả đáng gây nên những cơn sốt về cầu ( nh: xe máy...), đồng thời làm các DNVVN bị động trong công tác xuất nhập khẩu, mất uy tín trên thị trờng thế giới.

Thứ ba, việc quy định ngữ nghĩa của một số mặt hàng cha đợc rõ ràng, gây khó hiểu, hiểu lầm thậm chí hiểu sai. Chẳng hạn nh “đồ chơi trẻ em có ảnh hởng xấu đến giáo dục và nhân cách”, “ hàng tiêu dùng đã qua sử dụng” gây ra sự bất đồng vì một số nhân viên hải quan coi một số hàng hoá đã qua tân trang là mới mặc dù chúng đã qua sử dụng. Đó là những vấn đề mà có thể nói sẽ không bao giờ hết . Nhng nhìn chung thì mặt tích cực của Nghị định 57/CP vẫn là nổi bật, hỗ trợ đáng kể cho các DNVVN trong việc tiếp cận thị trờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w