Đặc điểm TSCĐ tại Công ty Cổ phần vận tải biển Bắc
TSCĐ gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng với tài sản cố định. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời cả 4 điều kiện: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thời gian sử dụng ước tính trên một năm; Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Khấu hao TSCĐ trích trong năm = Giá trị còn lại/ Năm đăng ký sử dụng Khấu hao TSCĐ trích trong tháng = Khấu hao TSCĐ trích trong năm
Về chứng từ:
Trong việc quản lý tài sản cố định, kế toán phải theo dõi chặt chẽ, đầy đủ mọi biến động tăng, giảm và khấu hao TSCĐ.Các chứng từ được sử dụng trong kế toán TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ lớn sữa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ.
Kế toán chi tiết TSCĐ
Để hạch toán chi tiết TSCĐ và hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng: -Thẻ TSCĐ
-Sổ chi tiết TSCĐ mở cho những tài sản cùng loại trong toàn công ty. -Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
Kế toán tổng hợp TSCĐ:
Từ các chứng từ liên quan đến TSCĐ, sau khi đã kiểm tra xong nhập dữ liệu vào máy vi tính, quy trình phần mềm kế toán sẽ tự động vào Nhật ký chung vừa vào sổ cái TK 211, TK 213.
Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP THEO HÌNH THỨC: CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ kiểm tra, đối chiếu