II. THỰC TRẠNG FDI VÀO VIỆT NAM 1 Quy mô và nhịp điệu đầu tư.
3. Về cơ cấu FDI theo vùngkinh tế.
Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiép nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng nên chính phủ đã có những chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào “những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa”. Tuy vậy, cho đến nay vốn nước ngoài vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế xã hội.
Bảng 4: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa bàn tính đến 31/12/2002
Đơn vị: Triệu USD
Vùng Số dự án Vốn đầu tư
1. Đông Bắc Bắc Bộ 185 5,03 1619,536 4,2
2. Vùng Tây Bắc 12 0,33 58,906 0,15
3. Đồng Bằng Sông Hồng 752 20,46 10207,71 26,47
4. Bắc Trung Bộ 57 1,55 885,743 2,3
5. Duyên Hải Nam Trung Bộ 184 5 2793,591 7,24
6. Tây Nguyên 10 0,27 63,11 0,16
7. Đông Nam Bộ 2296 62,46 21913,675 56,82
8. Đồng bằng Sông Cửu Long 180 48,97 1024,141 2,66
Tính đến ngày 31/12/2002, đứng đầu là 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 1659 dự án với số vốn đăng ký 17898,302 triệu USD (chiếm 49,7% tổng vốn đăng ký cả nước). Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký là 10365,967 triệu USD (chiếm 28,79% tổng số vốn đăng ký của cả nước). Số liệu tương ứng của các địa phương khác như sau: Hà Nội: 7532,605 (20,92%); Đồng Nai: 3769,517% (9,77%); Bình Dương: 2950,459 (8,19%); Bà Rịa – Vũng Tàu: 1864,616 (5,18%); Hải Phòng: 1331,275 (3,676%); Quảng Ngãi: 1337,294 (3,4%); Lâm Đồng: 859,063 (2,39%). Tuy vậy, cơ cấu đầu tư vẫn mất cân đối. Trừ việc thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa, có đến 88,43% vốn đầu tư thực hiện tập trung chủ yếu vào 3 vùng kinh tế trọng điểm nơi có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thị trường.
Bảng 5: Vốn đầu tư FDI vào các vùng kinh tế trọng điểm.
Đơn vị: triệu USD
Vùng kinh tế trọng điểm Số dự án Vốn đăng ký Tỷ trọng (%) Số dự án Vốn đăng ký
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Bắc 747 10496,76 19,48 27,22
Vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung 202 2939,115 5,27 7,62
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam 2316 20665,948 60,4 53,59
Tổng 3265 34101,823 85,15 88,43
Nguồn: Vụ đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, sự thuận lợi về giao thông thuỷ, bộ, hàng không và sự năng động trong kinh doanh, với hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở kinh tế trọng điểm khác do đó vùng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư
nước ngoài nhất trong cả nước. Toàn vùng thu hút được 2316 dự án FDI, chiếm 60,4% tổng số dự án FDI của cả nước, vốn đầu tư đạt trên 20665,948 triệu USD, chiếm đến 53,59% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Đây là vùng kinh tế sôi động nhất của cả nước, chiếm đến 66,6% doanh thu và 84% giá trị xuất khẩu của khu vực FDI năm 1999. Tỷ trọng doanh thu của khu vực FDI vùng trọng điểm phía Nam có xu hướng tăng lên trong tổng doanh thu từ khu vực FDI từ 48,5% năm 1996 tăng lên 66,6% năm 1999.
Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là vùng thu hút FDI đứng thứ hai, với 747 dự án (chiếm 19,48% về số dự án và tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD (chiếm 27,22% tổng vốn đăng ký). Vốn thực hiện của khu vực trọng điểm Bắc Bộ chiếm 25% tổng vốn thực hiện của cả nước. Từ năm 1996, đóng góp của khu vực trọng điểm Bắc Bộ trong tổng doanh thu của khu vực FDI cả nước có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và giá trị. Doanh thu giảm từ 1,1 tỷ USD năm 1997 xuống còn 814 triệu USD năm 1999, tỷ trọng giảm từ 33% năm 1996 xuống còn 18% năm 1999.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là khu vực thu hút FDI đứng thứ 3 trong cả nước. Trên địa bàn kinh tế trọng điểm miền trung, tính riêng dự án lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đăng ký đạt 1,3 tỷ USD đã cao hơn tổng vốn đăng ký của 113 dự án FDI tại đồng bằng Sông Cửu Long là 300 triệu USD. Nếu không tính dự án lọc dầu, vùng trọng điểm miền Trung thu hút FDI ít hơn nhiều so với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, vung trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những vùng kinh tế xã hội khó khăn, thu hút vốn FDI của vùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư FDI của cả nước.
Số liệu trên cũng nói lên được phần nào về vấn đề thu hút FDI theo vùng lãnh thổ để kết hợp hoạt động này với việc khai thác các tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao.
Đây cũng là một trong những vấn đề rất cần được chú ý điều chỉnh hoạt động của chúng ta trong thời gian tới đối với lĩnh vực FDI.