Kiến nghị của Chính phủ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty cho thuê tài chính I (Trang 74 - 78)

D nợ trong hạn cho thuê theo đối tợng đầu t

3.2.3. Kiến nghị của Chính phủ

Nh đã nêu trên, việc các công ty cho thuê tài chính vẫn phải hoạt động trực thuộc ngân hàng là một trở ngại cho sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính nói chung và theo đó, hoạt động thẩm định dự án tại những công ty cho thuê này cũng có những vớng mắc. Thiết nghĩ, theo xu thế phát triển mạnh mẽ của loại hình tín dụng này trong những năm gần đây, Chính phủ nên ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ làm hành lang pháp lý cho việc tách hoạt động cho thuê tài chính ra khỏi các ngân hàng thơng mại. Việc này sẽ tạo ra một kênh huy động và cấp vốn đầu t mới hữu hiệu và là một lực lợng cạnh tranh mạnh mẽ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện cho hệ thống tài chính quốc gia. Đến lúc đó, với một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, một hệ thống thông tin đầy đủ cùng một đội ngũ giáo viên có trình độ, hoạt động thẩm định các dự án đầu t tại các công ty cho thuê tài chính nói chung và công ty cho thuê tài chính 1 nói riêng chắc chắn sẽ đợc thực hiện tốt hơn.

Mặt khác, Chính phủ cũng cần phải xây dựng một hệ thống chính sách và quy chế đầu t phù hợp đi kèm với khung pháp luật nghiêm minh, tránh để các cán bộ quan chức của từng địa phơng áp dụng một cách tuỳ tiện các quy chế về giấy phép đầu t cũng nh giấy tờ pháp lý. Việc này vừa tạo ra khả năng chống

tham nhũng vừa hỗ trợ cho việc thẩm định tính pháp lý của dự án đợc chính xác, loại bỏ khả năng thông đồng giữa chủ đầu t với những ngời có thẩm quyền chứng nhận hồ sơ dự án.

Một khía cạnh nữa cần đợc Chính phủ xem xét là hệ thống quy chế về môi trờng kinh doanh. Việc dành cho các doanh nghiệp nhà nớc sự u đãi quá lớn đã tạo ra tâm lý thiên lệch khi các nhân viên tín dụng thực hiện thẩm định tài chính các dự án đề xuất của các doanh nghiệp nhà nớc. Trong khi thực tế đã chứng tỏ rất nhiều các doanh nghiệp nhà nớc cũng có những dự án kém hiệu quả, hoạt động thua lỗ dẫn đến việc huỷ ngang hợp đồng thuê do không đảm bảo thanh tán tiền thuê đúng hạn.

Về các văn bản luật và dới luật áp dụng cho những tổ chức tín dụng và những chính sách liên quan nh chính sách tỷ giá, lãi suất… cũng cần phải đợc quan tâm hoàn thiện trong thời gian tới.

Hiện nay, công tác kiểm toán ở Việt Nam đã đợc một số công ty kiểm toán nhà nớc và quốc tế thực hiện nhng hầu hết là đối với các doanh nghiệp quốc doanh và những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vị thế và tiềm lực lớn. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp cha thực hiện một chế độ kiểm toán nghiêm chỉnh. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên tín dụng trong việc thẩm định giá trị và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xin thuê qua các số liệu trong báo cáo tài chính. Để chấn chỉnh điều này, ngoài việc áp dụng một hệ thống kế toán đồng bộ, các cơ quan hữu quan thuộc Chính phủ cần phải thanh tra kiểm soát thờng xuyên và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm.

Để đảm bảo những thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định tín dụng, các bộ ngành trực thuộc Chính phủ cần phải hệ thống hoá những dữ liệu và thông tin liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách và cập nhật lên các tài liệu tạp chi chuyên ngành cũng nh mạng máy tính để có thể tham khảo kịp thời. Mặt khác, Chính phủ nên tạo điều kiện khuyến khích những công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực thu thập, t vấn thông tin về nhiều khía cạnh thị trờng, đầu t, t vấn tài chính, t vấn rủi ro… để tạo thêm một kênh cung cấp thông tin trong nền kinh tế.

Kết luận

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nớc ta đã có những bớc chuyển lớn, thu hút đợc đông đảo lợng tiền d thừa trong nhân dân nhng vẫn không đảm bảo đợc nhu cầu lớn về vốn của công cuộc phát triển đất nớc. Nguyên nhân là sự thiếu hoàn thiện trong công tác thẩm định dự án dẫn đến việc ra quyết định cấp tín dụng rất khó khăn. Sự thiếu hiệu quả trong nhiều dự án đầu t cũng nh sự thất thoát lớn vốn đầu t trong hệ thống ngân hàng những năm qua đã chứng thực điều đó.

Hoạt động cho thuế tài chính mới ra đời tuy có khả năng loại trừ rủi ro lớn hơn hoạt động tín dụng ngân hàng và đợc xem là một trong những kênh dẫn vốn hiệu quả nhng cũng không thể không chú trọng công tác thẩm định tài chính dự án. Thực hiện tốt công tác này một mặt tạo đà rất lớn cho sự phát triển riêng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, mặt khác thúc đẩy mạnh hoạt động đầu t trong nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nớc.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cho thuê tài chính I - NHNo&PTNT Việt Nam, trên cơ sở những nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đồng thời tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện công tác này em đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp và hi vọng rằng: trong chừng mực nào đó, những kiến nghị này sẽ đợc công ty cho thuê tài chính I quan tâm và nh vậy sẽ góp phần hoàn thiện từng bớc công tác thẩm định dự án tại công ty.

Em xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Minh và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ, nhân viên Công ty cho thuê tài chính I để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

Tài liệu tham khảo

1. Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua - Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản 2. Nghị định số 64/CP và Nghị định số 16/CP về việc ban hành quy chế về

tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.

3. Quy chế và các báo cáo tài chính năm 1995-2004 của Công ty cho thuê tài chính I - NHNo & PTNT Việt Nam

4. Quyết định dự toán vốn đầu t - Harold Bierman, JR. Seymour Smidt 5. Một số hồ sơ dự án thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính I

6. Giáo trình Kinh tế đầu t - TS. Từ Quang Phơng - TS. Nguyễn Bạch Nguyệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty cho thuê tài chính I (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w