Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt vào thị trường Hàn Quốc (Trang 35 - 40)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT

2.Những mặt tồn tại và nguyên nhân

2.1 Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được về xuất khẩu thì vẫn còn những tồn tại những mặt hạn chế như sau:

Thứ nhất: Mặc dù có sự tăng trưởng trong xuất khẩu hàng năm nhưng số lượng

sản phẩm và doanh thu xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu là bình gốm chiếm 50,28% tỷ trọng XK năm 2009 trong khi những sản phẩm mũi khác của công ty như chậu gốm,tượng gốm ...mới chỉ được quan tâm xuất khẩu trong một vài năm gần đây nên số lượng còn ít. Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của chính mình. Theo đánh giá hiện nay, sản xuất của công ty vẫn chưa đạt công suất thiết kế. Cho đến cuối năm 2009 trừ các sản phẩm bình gốm,tranh gốm vừa được xuất với một lượng lớn sang thị trường

Hàn Quốc, các sản phẩm còn lại chỉ được xuất với một lượng nhỏ cho một số khách hàng. Do đó chưa phản ánh được tiềm lực xuất khẩu của công ty và hiện tại chưa được coi là lối đi mở cho sản xuất và tiêu thụ trong nước.

Thứ hai: Mạng lưới tiêu thụ trên thị trường Hàn Quốc chưa ổn định và bền

vững. công ty mới chỉ có rất ít thị trường truyền thống cũng như việc mở rộng thị trường xuất khẩu còn yếu.

Thứ ba: Mặc dù hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đã được công ty quan tâm chú ý

nhưng vẫn chưa đúng mức và chưa đồng bộ đối với các sản phẩm trong công ty.Công ty hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nếu công tác thúc đẩy xuất khẩu được chú trọng hơn nữa. Ví dụ công ty mới kinh doanh sản phẩm khác( ấm,chén, ly….) từ năm 2006 trở lại đây nhưng tỷ trọng cũng chiếm 5,4% trong toàn bộ doanh thu xuất khẩu của toàn công ty. Tuy vậy đến năm 2009 tỷ trọng XK của các sản phẩm khác( ấm,chén, ly….) chỉ còn 1,27%.Rõ ràng khâu marketing của công ty là chưa đồng bộ và đúng mức với các sản phẩm khác nhau.

Thứ tư: Theo phản ánh của khách hàng nước ngoài trong thời gian vừa qua, các

sản phẩm của công ty nhìn chung còn thiếu tính cạnh tranh cả về mẫu mã và chất lượng. Các mặt hàng bình gốm và tranh gốm còn chậm trong khâu đổi mới mẫu mã, hoa văn, màu sắc cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Giá bán sản phẩm của công ty hiện nay nhìn chung còn cao hơn các nước khác trong khu vực.

Thứ năm: Thời gian vừa qua việc triển khai xuất khẩu của công ty còn rất manh

mún, cục bộ và mang tính bị động. Đồng thời việc thực hiện các hợp đồng bán hàng còn nhiều bất cập như việc xử lý và phản hồi thông tin còn chậm, một số trường hợp giao hàng chưa đúng tiến độ, đóng gói bảo quản hàng trước khi giao còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, nhưng những thành tích, kết quả những thuận lợi như trên còn rất nhỏ so với quy mô và tầm vóc lớn mạnh của công ty . Còn rất nhiều những nguyên nhân khách quan cũng như những mặt hạn chế chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả và sản lượng xuất khẩu của công ty trong thời gian qua, có thể kể đến như sau:

*Nguyên nhân chủ quan

Do phải chấp nhận nhập khẩu nhiều nguyên liệu để phục vụ sản xuất,cộng thêm việc tăng cường khấu hao máy móc thiết bị nên giá cả sản phẩm của công ty còn cao, kém sức cạnh tranh so với các hãng trong và ngoài nước.

So với các nhà sản xuất trong khu vực và trên thế giới, công ty còn tương đối non trẻ cả về thâm niên hoạt động cũng như kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu. Vì những lý do này, một mặt sản phẩm của công ty có nhiều hạn chế về chất lượng, hình thức đặc biệt giá cả. Mặt khác công tác thực hiện xuất khẩu còn chưa hiệu quả và thiếu tính chuyên nghiệp, đội ngũ làm công tác xuất khẩu còn mỏng và ít tiếp xúc với hoạt động thực tiễn.

Do công ty chỉ quan tâm xuất khẩu mặt hàng chính của mình như bình gốm và tranh gốm, do vậy hoạt động marketing xuất khẩu đến nay còn rất thiếu tính đồng bộ. Đặc biệt sự phối hợp giữa các bộ phận, các phòng ban trong công ty chưa chặt chẽ, chưa tạo nên một sức mạnh tập thể để có thể phát huy tối đa khả năng và các cơ hội phát triển thị trường thế giới.

Do công ty chưa có một chiến lược cụ thể nhằm quảng cáo, giới thiệu và nâng cao uy tín, thương hiệu Lửa Việt trên thị Hàn Quốc cũng như chưa có một chiến lược tổng thể dài hạn cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của công ty. Do công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu của công ty mới được chú trọng nên bước đầu đạt được hiệu quả chưa cao. Tuy tiến hành từ năm 1997 đến nay nhưng do kinh nghiệm còn yếu nên chưa đạt hiệu quả cao.

Do công ty gặp phải những khó khăn về vận tải trong xuất khẩu. Hàn Quốc đã phát triển ngành sản xuất gốm mỹ nghệ từ rất lâu trong khi Việt Nam mới chỉ phát triển ngành này và quan tâm đến XK ra nươc ngoài trong vòng thập kỉ trở lại đây. Đặc trưng chung của ngành sản xuất gốm mỹ nghệ là giá cước vận tải xuất khẩu khá cao. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty trên thị trường Hàn Quốc.

*Nguyên nhân khách quan

Do nhà nước còn hạn chế trong việc ưu đai hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Hiện nay việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp tự chủ động tiến hành thông qua các kỳ hội chợ triển lãm nước ngoài, qua mạng thông tin, Internet với qui mô nhỏ, manh mún, chưa có chiến lược lâu dài và ổn định.

Do công ty vẫn phải chịu một khoản chi phí khá lớn như các chi phí quảng bá, giới thiệu sản phẩm, các chi phí nội địa liên quan đến lô hàng xuất khẩu như: vận chuyển, thủ tục hải quan, nâng hạ tại cảng, phí cầu đường… còn rất cao và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời nhà nước chưa có một cơ chế lâu dài và ổn định về hỗ trợ giá xuất khẩu cho một số ngành hàng trong đó có hàng gốm mỹ nghệ.

Do các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn như thủ tục vay vốn phức tạp, lãi suất tín dụng còn cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá thành xuất khẩu của công ty.

Một trong những vấn đề còn hạn chế hiện nay là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của chính phủ như cục xúc tiến thương mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài còn chưa thông suốt, đôi khi thông tin chưa kịp thời, chậm chễ và chưa hiệu quả. Điều này rất khó cho các doanh nghiệp khi sử dụng các thông tin về thị trường nước ngoài.

Nhìn chung, tuy đã đạt được những kết quả khá khả quan trong hoạt động xuất khẩu, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vẫn còn khá nhiều tồn tại cần khắc phục.

Qua những phân tích trên chúng ta thấy cần phải có định hướng một chiến lược tập trung để tạo nên một phong trào chung đẩy mạnh công tác xuất khẩu của toàn công ty một cách đồng bộ và có trọng điểm. Qua đó có thể giảm thiểu những khả năng bất cập trong quá trình thực hiện. Đồng thời phát huy sức mạnh tiềm năng trong công ty TNHH XNK Lửa Việt. Như vậy việc thống nhất từ đường lối tư tưởng chỉ đạo, phương hướng và phương pháp tiến hành từ lãnh đạo công ty tới các bộ phận chức năng , các phòng ban để đạt được các mục tiêu cụ thể là hết sức cần thiết. Điều này cũng phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, phù hợp với xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường trong tiến trình hội nhập.

3. Ưu Điểm

Việc đánh giá những thuận lợi sẽ giúp cho công ty tận dụng và khai thác nó một cách triệt để nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Một số thuận lợi mà Công ty TNHH XNK Lửa Việt có được là:

-Công ty có một đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, có năng lực và bản lĩnh vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã tham gia hoạt động kinh doanh từ lâu lại có trình độ đại học và trên đại học nên họ rất am hiểu về nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết hợp đồng, nắm bắt và đánh giá tình hình một cách nhanh chóng, chính xác. Do vậy, có thể nói đây là một thuận lợi lớn của công ty. Nếu công ty biết động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ này để họ nhiệt tình hơn trong công việc thì hoạt động của công ty chắc chắn sẽ có hiệu quả.

CHƯƠNG III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT SANG THỊ TRƯỜNG KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT SANG THỊ TRƯỜNG

HÀN QUỐC THỜI GIAN 2010-2015.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt vào thị trường Hàn Quốc (Trang 35 - 40)