Hệ sinh thái thảm cỏ biển

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VÙNG VEN BỜ VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BỜ BIỂN (Trang 29 - 34)

1. Phân bố và cấu trúc

Hệ sinh thái cỏ biển tuy có số lượng loài không nhiều nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong biển và và đại dương. Với các chức năng quan trọng như điều chỉnh môi trường thủy vực, bảo tồn nguồn gen, cung cấp nơi ở cho các loài, cung cấp nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và thông tin nghiên cứu khoa học, du lịch.

Cỏ biển (seagrass) là một nhóm thực vật có hoa sống ở dưới nước ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Chúng phát triển mạnh ở vùng nước nông có khả năng thích nghi với môi trường nước mặn, chịu được sóng gió và có khả năng thụ phấn nhờ nước. Các thảm cỏ biển bao phủ một số vùng rộng lớn ở dải ven bờ với nhiều chức năng lý-sinh học và tạo nên một hệ sinh thái đặc thù.

Hầu hết các thảm cỏ biển xuất hiện ở các vùng nước trũng đến độ sâu 30m.Cỏ biển là một đặc trưng của các hệ sinh thái vùng nhiệt đới, có năng suất ngang với các rạn san hô.

Sự tồn tại và phát triển của các loài cỏ biển phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố môi trường mà quan trọng nhất là độ muối, nhiệt độ, độ đục, độ sâu và hạt trầm tích. Sự đa dạng của loài cỏ biển chịu ảnh hưởng của các nhân tố tại chỗ. Số loài nhiều nhất được ghi nhận ở vùng có nền đáy bùn cát, được che chắn một phần tác động mạnh của sóng gió. Ngược lại, thành phần loài rất nghèo ở vùng đối sóng với nền đáy cứng hoặc không ổn định và ở những nơi hoàn toàn bị che chắn với nền đáy bùn.

Như khái niệm về hệ sinh thái cỏ biển, các thực vật có hoa này là thành phần quan trọng nhất trong hệ. Chúng bao gồm 58 loài được mô tả trên các đại dương thế giới; thuộc vào 12 giống, 4 họ và 2 bộ. Tuy nhiên, thảm cỏ biển chỉ có thể là một loài hoặc quần xã nhiều loài, tối đa là 12 loài. Từng thảm cỏ biển có tính phân đới từ vùng triều thấp đến vùng dưới triều. Mỗi đới có loài ưu thế và tổ hợp loài kèm theo trong mối quan hệ với dạng sinh trưởng của cây.Cấu trúc của quần hợp cỏ biển c.n thay đổi theo mùa.Tuy nhiên, sự biến thiên cũng rất khác nhau giữa các loài.Tuỳ theo khả năng thích nghi với biến động điều kiện môi trường.

Sinh vật bám (periphyton) là thành phần quan trọng của thảm cỏ biển.Thuộc nhóm này là các sinh vật nhỏ như tảo, vi khuẩn, nấm, động vật và mùn bã vô cơ và hữu cơ.Chúng đóng

góp một phần đáng kể cho dòng carbon tổng số trong thảm cỏ biển và trở nên có ý nghĩa sinh thái đối với vùng ven bờ nhiệt đới.Các nghiên cứu ở Đông Nam Á chỉ ra rằng rong đỏ (Phodophytes) chiếm ưu thế trong quần hợp sống bám.Tính ưu thế thấp hơn thuộc về rong lục (Chlorophytes) rong nâu (Phaeophytes) và vi khuẩn lam (Cyanobacteria).Tuy vậy, sự ưu thế thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện tại chỗ. Tảo lam xanh (blue-green algae) thường gặp hơn ở thảm cỏ biển nước lợ, còn các nhóm khác nhiều hơn trong vùng biển mở.

Số lượng loài cá trong thảm cỏ biển nhiều hơn 5 lần so với trên nền đáy biển là bùn, xác sinh vật và cát.

2. Chu trình dinh dưỡng

Vai trò sinh thái của thảm cỏ biển được quyết định bởi tốc độ thành tạo hữu cơ nhanh chóng của cỏ biển.Tính theo đơn vị diện tích, giá trị này cao hơn năng suất của Thực vật Phù du. Các thảm cỏ biển có mật độ động vật và vi khuẩn cao hơn và độ đa dạng loài lớn hơn so với các thuỷ vực không có thực vật lân cận. Điều này có được là nhờ năng suất sinh học cao của chúng.Vào thời kỳ cao điểm của gió mùa hoặc khi cỏ biển phơi ra vào mùa hè, lá của chúng được bứt khơi cây.Một số bị dòng chảy đem đi xa, số còn lại chìm xuống đáy và bị phân hủy. Sinh vật ăn mùn bã, xé lá thành những mảnh nhỏ và sau đó được tiêu thụ bởi vi khuẩn và nấm. Nhiều động vật không xương sống cũng ăn cỏ biển thối rữa.Đến lượt chúng trở thành thức ăn cho bậc dinh dưỡng cao hơn như cá và cua.Do vậy, thảm cỏ biển kiểm soát tính phức tạp của quần cư,tính đa dạng loài và độ phong phú của động vật không xương sống liên quan và hình thành cấu trúc quần xã.

Điều cần chú ý là các sinh vật ăn tạp (omivorous) khá phong phú trong quần xã sinh vật của thảm cỏ biển. Nhóm này gồm nhiều nhóm giáp xác mười chân, ốc và một số da gai. Một loài có thể ăn cỏ biển hoặc rong thối rữa, mùn bã nhỏ trên lá và nền đáy và cả những động vật còn sống hay đã chết.Thậm chí

một số cua bơi lớn còn ăn cả thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ và một phần đáng kể mô thực vật thối rữa và tảo sợi.

Quá trình thối rữa là một đặc trưng của thảm cỏ biển. Nhờ đó mà các bộ phận của cỏ biển khi chết đi đã giải phóng các chất hữu cơ. Các hợp phần carbon cấu trúc còn lại bị vi sinh vật (vi khuẩn và nấm) tấn công và các vật liệu được phân hủy chứa nhiều vi khuẩn và nấm trở thành thức ăn tiêu hoá được của động vật đáy.Quá trình trên đây cũng liên quan đến sự biến đổi theo mùa của quần xã sinh vật. Các động vật ăn mùn bã và ăn lọc tăng lên vào mùa cỏ biển thối rữa. Ngược lại động vật di chuyển ăn thực vật lại tăng vào mùa phát triển cỏ biển và giảm vào thời kỳ thối rữa.Hàm lượng oxy cũng thay đổi. Hàm lượng thường giảm vào mùa hè (mùa thối rữa),với số lượng lớn của vi sinh vật, mùa này thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng của sinh vật đáy ăn lọc và vì vậy là mùa đẻ của nhiều loài.

3. Chức năng

Nhờ sự cố định năng lượng mặt trời có hiệu quả và sản lượng sinh khối cao,cỏ biển có khả năng tăng cường và duy trì độ phì nhiêu của thủy vực.Điều này còn được bổ sung bởi quá trình trao đổi vật chất hữu cơ có hiệu quả diễn ra trên lá và nền đáy.

Một chức năng quan trọng khác của thảm cỏ biển là cầu nối trong con đường di cư của sinh vật và là quần cư ương giống cho biển.Các thảm cỏ biển thường phát triển ở vùng trung gian của rừng ngập mặn và rạn san hô hoặc là vùng đệm của hai hệ sinh thái khác nhau.Vì vậy, chúng trở thành điểm dừng chân của nhiều loài cá, động vật không xương sống, thú và bò sát. Bằng việc cung cấp nơi ẩn náu thông qua tán cây và hình thái, kích thước khác nhau của bóng khí cũng như nguồn dinh dưỡng giàu có, thảm cỏ biển trở thành bãi ương giống chất lượng cao của nhiều sinh vật.Nhiều loài sinh vật đáy sống thường xuyên chỉ trải qua giai đoạn ấu trùng trong thảm cỏ

biển được coi như là có giá trị thương mại cao.Thành phần của chúng khá đa dạng gồm: tôm, hải sâm,cầu gai,cua,vẹm và ốc.Ngoài ra,thảm cỏ biển còn được coi là môi trường thuận lợi cho nuôi trồng trên biển.Du lịch biển cũng lấy thảm cỏ biển làm nơi giải trí,câu cá.

Ở nước ta,cỏ biển thường phát triển ở vùng triều ven biển,ven đảo,các vùng cửa sông,rừng ngập mặn, đầm phá.Số liệu thống kê mặc dù chưa đầy đủ, diện tích phân bố thảm cỏ biển cho đến hiện nay đã biết khoảng 10.000 ha.

Bảng 2.1. Biến đổi diện tích một số bãi cỏ biển trong thời kỳ 1996-2003:

st t

Địa điểm Diện tích

1995(ha)

Diện tích 2003(ha)

Tỷ lệ %diện tích bị mất 1 Vùng hà cối (quảng ninh) 1.200 150 87,5

2 Bãi đầm hà (quảng ninh) 80 2 97,5

3 Đồng rui (quảng ninh) 420 0 100

4 Tuần châu (quảng ninh) 120 0 100

5 Gia luận (cát bà,hải phòng) 500 0 100

6 Sỏi cỏ (cát bà,hải phòng) 2 0 100

7 Cửa gianh (quảng bình) 500 300 40

8 Cửa nhật lệ (quảng bình) 200 150 25

9 Tam giang cầu-hai (TT huế) 2.200 1.000 54,5

10 Đầm lăng cô (TT huế) 500 120 76

11 Cửa sông hàn (đà nẳng) 300 200 33,3

12 Đầm thị nại (bình định) 300 120 50

13 Vịnh cam ranh (khánh hòa) 800 550 31,514 Côn sơn (bà rịa-vũng tàu) 320 200 27,5 14 Côn sơn (bà rịa-vũng tàu) 320 200 27,5

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Tạp chí Bảo vệ Môi trường,2005) Hệ sinh thái cỏ biển là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng (Cỏ biển, san hô,rừng ngập mặn), nhưng hiện nay chúng

đang đứng trước nguy cơ tổn thương và suy thoái. Sự suy thoái hệ sinh thái cỏ biển thể hiện trên các khía cạnh như mất loài, mất diện tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trường sống, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi kinh tế của các loài quý hiếm kèm theo.

Hệ sinh thái thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh thái nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương khi môi trường sống thay đổi.Theo thống kê chung của cả nước thì hiện nay diện tích các bãi cỏ biển của Việt Nam bị giảm 40 - 60%.Trước năm 1995,cỏ biển Việt Nam chiếm diện tích là 10.770 ha.Năm 2003, diện tích này chỉ còn hơn 4.000 ha,nghĩa là mất đi 60%. Diện tích phân bố của các thảm cỏ biển Khánh Hòa giảm trên 30% so với 6 năm trước đây,nghĩa là từ 1.235 ha năm 1997,xuống còn 795 ha năm 2002,bình quân cứ một năm mất khoảng 80 ha. Đặc biệt, nhiều nơi đã bị mất hẳn như ở Đồng Rui, Tuần Châu (Quảng Ninh), Gia Luận, Sỏi Cỏ (Hải Ph.ng) hoặc gần mất hẳn như ở Đầm Hà, Hà Cối (Quảng Ninh). Sự suy giảm và mất các thảm cỏ biển ở nước ta đang có nguy cơ gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển: suy giảm chất lượng môi trường nước và trầm tích, mất cân bằng dinh dưỡng, sinh thái và đa dạng sinh học, giảm trữ lượng cá và nguồn trứng cá, cá con trong hệ sinh thái này, giảm nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nông nghiệp, mất diện tích sa bồi các vùng cửa sông gây ảnh hưởng tới quá trình bồi tụ và mở rộng quỹ đất.

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VÙNG VEN BỜ VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BỜ BIỂN (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w