Dầu thô được đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt với sản phẩm chưng cất rồi đi vào lò đốt nóng đến nhiệt độ cho phép ( dầu chưa bị phân hủy ) nhiệt độ tùy thuộc vào lượng lưu huỳnh, nếu dầu chứa nhiều lưu huỳnh thì nhiệt độ không quá 3200C, nếu dầu đưa vào chứa ít lưu huỳnh thì nhiệt độ không quá 3600C. Sau khi đạt được nhiệt độ đó ta nạp vào tháp chưng cất trong tháp chưng cất hỗn hợp lỏng, hơi của dầu thô được nạp vào đĩa nạp liệu, từ đó hơi bay lên và quá trình tinh chế hơi được thực hiện ở giai đoạn luyện, ở đỉnh tháp chưng cất phần nhẹ bay lên được qua thiết bị làm lạnh ngưng tụ vào bể chứa sau đó một phần được cho hồi lưu lại đỉnh tháp để chế độ làm việc được liên tục. Phần còn lại được đưa qua thiết bị đốt nóng rồi vào tháp ổn định, ở đây ta tách được khí khô (C1,C2); LPG (C3,C4) và phần xăng. Các phân đoạn cạnh sườn được tách sang thiết bị tái bay hơi. Ở đáy một phần hồi lưu trở lại đáy tháp để ổn định nhiệt độ đáy. Các phân đoạn sau khi qua thiết bị tái bay hơi được bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt để tận dụng nhiệt và qua thiết bị làm lạnh ta thu được sản phẩm Kerosen, gagsoil nhẹ, gagsoil nặng . Phần còn lại ở đáy qua thiết bị trao đổi nhiệt và làm lạnh ta thu được phần cặn.
KẾT LUẬN
Qua quá trình làm bài tập lớn : “Tìm hiểu, thiết lập sơ đồ đo và điều khiển quá trình công nghệ chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển.” Nhóm chúng em đã thu được kết quả sau:
1. Nắm rõ hơn về bản chất, nguyên lý của quá trình chưng cất .
2. Đọc hiểu và mô tả được sơ đồ đo và điều khiển quá trình chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển.
3. Tạo được khả năng làm việc theo nhóm, biết tìm và tham khảo tài liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển dầu khí chuyên ngành loc hóa dầu
2. Đỗ Văn Đài – Nguyễn Trọng Khuôn - Trần Quang Thảo – Võ Thị Ngọc Tươi – Trần Xoa; Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hóa dầu, Tập một & hai, NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp
3. Phan Tử Bằng, Công nghệ lọc dầu, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2002
4. Nguyễn Bin, Sổ tay các quá trình công nghệ 1,2, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
5. Nguyễn Văn Hòa . Cơ sở tự động điều khiển quá trình . NXBGD, 2007. 6. Hoàng Minh Sơn. Cơ sở hệ thống điều khiển quá trình. NXB Bách Khoa Hà Nội, 2006.
7. Đào Văn Tân. Giáo Trình Tự Động Hóa Và Mô Hình Hóa Quá Trình Lọc Dầu. Trường ĐH Mỏ Địa Chất Hà Nội, 2007.
8. Nguyễn Minh Huệ. Giáo Trình Tự Động Hóa Các Quá Trình Công Nghệ, 2004 .
9. Hoàng Dương Hùng. Giáo Trình Tự Động Hóa Quá Trình Nhiệt, 2004. 10. Vũ Quý Điềm, Phạm Văn Tuân, Đỗ Lê Phú. Cơ Sở Kỹ Thuật Đo Lường Điện Tử. NXB KHKT, 2001.