III. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
3. Các khoản chi phí của Ngân hàng Thương mại
Các khoản chi phí của các Ngân hàng Thương mại cũng có những đặc điểm riêng. Nội dung các khoản chi phí trong kinh doanh Ngân hàng rất đa dạng
và phong phú. Có các khoản chi trong nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ như: Trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay,... có những khoản chi mang tính chất chi cho quá trình gia công sản xuất như : Chi về gia công, chế tác vàng bạc, chi in ấn tiền, ấn chỉ ...
Ngoài ra còn có các khoản chi cho hoạt động bình thường của bộ máy Ngân hàng (chi phí quản lí và công vụ). Việc chặt chẽ các khoản chi phí trong kinh doanh, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện tăng thu nhập cho Ngân hàng Thương mại.
* Chi cho nghiệp vụ kinh doanh:
Là các khoản chi phí phát sinh trong nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ Ngân
hàng. Nội dung các khoản chi này bao gồm:
tổng chi của Ngân hàng, nhưng đây là khoản chi không thể hạn chế hay tiết kiệm được vì khoản chi này là chi cho nghiệp vụ hình thành nguồn vốn của Ngân
hàng Thương mại. Mức chi phụ thuộc vào số dư taì khoản tiền gửi của khách
hàng và lãi suất phải trả theo quy định của Nhà nước, khoản chi này càng lớn
chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng Thương mại càng cao.
+ Chi trả lãi tiền vay: Là các khoản lãi phải trả cho các khoản tiền vay ở các Ngân hàng khác (vay Ngân hàng Nhà nước, vay các Tổ chức tín dụng khác ...
)
+ Chi về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại: bao gồm các khoản
chi phát sinh trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như: chi về trả lãi tiền gửi, tiền
vay bằng ngoại tệ, thủ tục phí ...
+Trả lệ phí hoa hồng và nghiệp vụ uỷ nhiệm: Bao gồm các khoản chi trả
cho các tổ chức kinh tế hoặc Tổ chức tín dụng khác làm nhiệm vụ uỷ nhiệm cho
Ngân hàng. Khoản chi này được xác định trên cơ sở tỷ lệ hoa hồng quy định về
doanh số hoạt động uỷ nhiệm.
* Các khoản chi phí quản lí bao gồm:
+Chi lương và phụ cấp lương cho cán bộ viên chức ngành Ngân hàng: Hiện nay các Ngân hàng Thương mại thực hiện việc chi cho cán bộ viên chức
theo hệ số lương cơ bản và theo kết quả kinh doanh của kỳ. Chi lương phải thực
hiện theo nguyên tắc mức tăng tiền lương thấp hơn mức tăng năng suất lao động
và phát triển hoạt động Ngân hàng.
+ Chi BHXH và công tác xã hội: là các khoản chi về phí BHXH, BHYT,
kinh phí công đoàn ...
+ Chi khấu hao Tài sản cố định bao gồm: khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn
Tài sản cố định trong Ngân hàng theo tỷ lệ quy định.
+ Chi mua sắm công cụ lao động nhỏ.
+ Chi bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên Tài sản cố định
+ Chi in ấn vật liệu văn phòng + Các chi phí khác
...
Các khoản chi phí của Ngân hàng đều được thực hiện theo chế độ quản lý
chi của Ngân hàng và Bộ tài chính. Trong hạch toán kế toán Ngân hàng phải mở
nhiều tài khoản khác nhau để phù hợp với các khoản chi và thuận lợi cho việc
quản lý theo dõi của Ngân hàng.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA NHNO & PTNT CHI NHÁNH SỐ 7 TỈNH THANH HOÁ
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT CHI NHÁNH
SỐ 7 TỈNH THANH HOÁ