III. Thực trạng đầu tư theo lĩnh vực ngành kinh tế
2. Ngành công nghiệp-xây dựng
Trong cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế, ngành công nghiệp luôn là ngành chiếm tỷ trọng vốn cao so với các nhóm ngành khác ( năm 1997 là 47.3%, năm 1998 là 25.3%, năm 1999 là 27.1%, năm 2000 là 18.6%, năm 2001 là 37.2%, năm 2002 là 63.9%). Nguyên nhân chủ yếu là do vốn thực hiện của một dự án công nghiệp thường lớn hơn rất nhiều so với các dự án nông nghiệp. Thêm vào đó đầu tư ở Bắc Giang luôn đi liền với việc khai thác thế mạnh của tỉnh nên tỷ trọng vốn của khu vực công nghiệp thường cao.
Bảng 6 . Cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp (năm 2001)
(Đơn vị: tỷ đồng) Tiểu ngành CN sản xuất vật liệu xây dựng CN chế biến CN cơ khí và tiêu dùng CN khai khoáng Tỷ trọng (%) 28.8 19.2 28 24
Nguồn: UBND Tỉnh Bắc Giang - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (1997-2001)
Bắc Giang có tiềm năng lớn để mở rộng quy mô công nghiệp chế biến và công nghiệp cơ khí và hàng tiêu dùng, có lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh miến núi khác của vùng Đông Bắc. Nhưng do hạn chế về kinh tế nói chung của tỉnh chưa phát triển, chưa có đủ tiềm lực vốn lớn, và còn thiếu các dự án
đầu tư khác. Chính vì vậy mà công nghiệp chế biến chỉ chiếm khoảng 19.2 % tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp.
Bắc Giang có điều kiện thuận lợi điều kiện thuận lợ để phát triển sản xuất công nghiệp chế biến vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, vừa tạo đầu ra ổn định hơn cho các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Vậy mà công nghiệp chế biến thời gian qua chưa được quan tâm thích đáng. Vấn đề kỹ thuật công nghệ còn ở mức lạc hậu, thậm chí còn chưa được đề cập tới như: công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, công nghệ chế biến thức ăn gia súc... Vì vậy để cung cấp các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao cho thị trường trong nước và quốc tế thì vấn đềđầu tư cho công nghệ chế biến là tất yếu là cần thiết.
Công nghiệp cơ khí và hàng tiêu dùng chiếm khoảng 19.2% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ, tập trung ở khu vực thị xã, thị trấn. Sản phẩm chủ yếu gồm các loại công cụ, máy nông nghiệp, sửa chữa ô tô, hàng may mặc.
Công nghiệp khai khoáng chiếm khoảng 24% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 11 loại khoáng sản khác nhau, có mỏ đồng, nhôm ở Yên Thế và Sơn Động, việc đầu tư khai thác một số khoáng sản sẽ tạo điều kiện cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở Bắc Giang phát triển mạnh. Có thể nói đây là một ngành công nghiệp mới, có triển vọng, một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp Bắc Giang.
Với phương châm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước, Bắc Giang đã giành phần lớn nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng Nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực này. Trong 5 năm qua, vốn đầu tư cho lĩnh vực này xây dựng chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 40% tổng vốn đầu tư phát triển phân theo ngành. Một loạt các công trình mới được khởi công xây dựng như: đường Huyền Quang, khu hội nghị tỉnh, cầu Sông
thương, các sở chuyên ngành, đường nội thị, các công trình trường học, trung tâm y tế, thể dục thể thao, công trình thuỷ lợi Yên Dũng, Hồ suối nứa, Hồ làng thuyền, Hồ làng thum .... Các công trình này đã đẩy tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp - xây dựng lên một cách đáng kể.
Tóm lại, dù đầu tư lớn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP. Sản xuất chưa ổn định, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường, quy mô sản xuất nhỏ ( không tính nhà máy phân đạm Bắc Giang đang đi vào cải tạo sau nhiều năm thua lỗ), chưa có sự liên kết giữa các cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu. Hơn nữa, các doanh nghiệp cỡ nhỏ của khu vực Nhà nước lại làm ăn kém hiệu quả và hoạt động cầm chừng, lúng túng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt.
Như vậy hướng đầu tư sắp tới là phải đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trang thiết bị, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cấp và tận dụng các cơ sở sản xuất sẵn có.