Những khó khăn tồn tạ

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiệp vụ giao nhận vận chuyển Hàng hóa XNK bằng đường hàng không ở chi nhánh tracimexco-Hà Nội (Trang 62 - 66)

III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Ở

b) Những khó khăn tồn tạ

- Khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty và tổ chức cá nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần cùng tham gia vào lĩnh vực giao nhận hàng không. Các đối thủ cạnh tranh chính của TRACIMEXCO là VIETRANS, VINATRANS…và một số những Công ty khác. Trong số đó cũng có nhiều đơn vị đạt tiêu chuẩn đại lý IATA như VIETRANS chẳng hạn, họ là những Công ty có nhiều điền kiện, kinh nghiệm trong công tác giao nhận hàng hoá quốc tế với đội ngũ cán bộ lành nghề, biết tường tận nghiệp vụ xuất nhập khẩu và giao nhận hàng không, đó là chưa kể đến các Công ty giao nhận tư nhân tuỷ nhỏ nhưng cũng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không như AT.Co…Các Công ty liên doanh và 100% vốn

nước ngoài như NISSHIN Nhật Bản…là các Công ty kinh doanh vận tải Ngoại thương hàng đầu thế giới đang tiến vào thị trường Việt Nam bằng cách thâu tóm dịch vụ hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. ở các công ty này, họ có những ưu thế rất lớn về thủ tục, họ có thể quyết định ngay công việc, tận dụng được cơ hội kinh doanh. Bên cạnh các Công ty nói trên, còn có những Công ty như VOSA, COSCO…là những Công ty trước kia vốn kinh doanh giao nhận đường biển, nay lại bắt đầu lao vào kinh doanh giao nhận hàng không.

- Hoạt động của Công ty trong những năm gần đây thường dồn vào 6 tháng cuối năm, những tháng đầu năm hoạt động giao nhận hàng không của Công ty thường vắng khách. Nguyên nhân là do hoạt động của Công ty phụ thuộc lớn vào thị trường xuất nhập khẩu mà thị trường xuất nhập khẩu nước ta lại sôi động trong 6 tháng cuối năm. Đây chính là hạn chế lớn của Công ty và hạn chế này có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng không còn ít, mặc dù đã được chú ý nâng cấp những vẫn chưa thường xuyên và do đó chưa đủ để đáo ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao nhận. Hiện tại, Công ty còn thiếu các thiết bị xe đặc biệt dùng để chở hàng đặc biệt hàng cồng kềnh…Các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý cũng chưa đáp ứng được một cách tốt nhất những yêu cầu của nhiệm vụ quản lý. Trong khi đó, các Công ty nước ngoài cạnh tranh lại có đầy đủ các phương tiện vật chất, trang thiết bị hiện đại hơn rất nhiều. Hơn nữa, những lô hàng đi bằng đường không thì vấn đề cốt yếu nhất là thời gian nên yếu tố hạ tầng cơ sở là vô cùng quan trọng. Hiện nay, Công ty đang phải đầu tư mua mới trang thiết bị, phương tiện vận tải để phục vụ kinh doanh tốt hơn.

- Không chỉ riêng lĩnh vực giao nhận hàng không, giá cước của

TRACIMEXCO bao giờ cũng cao hơn một số Công ty khác. Nguyên nhân của vấn đề này là do TRACIMEXCO là một Công ty của Nhà nước, vì vậy phải

chịu chi phí quản lý khá cao (21%) các Công ty khác (Công ty tư nhân) không phải chịu chi phí quản lý nên giá cước của họ thường thấp hơn. Thêm vào đó, do làm đại lý cho các hãng hàng không nên TRACIMEXCO phải tuân thủ theo biểu cước của các hãng hàng không chỉ định để được hưởng hoa hồng. Đây là một bất lợi lớn trong cạnh tranh của TRACIMEXCO.

- Phương thức tổ chức quản lý của TRACIMEXCO còn chưa phù hợp. Phòng giao nhận hàng không chung với giao nhận đường biển và đồng thời cũng là phòng Marketing và gọi chung là phòng giao nhận vận tải. Điều đó tạo nên sự không chuyên sâu trong nghiệp vụ của các cán bộ trong phòng, do đòi hỏi của công việc (việc này nhiều, việc kia ít thì các cán bộ trong phòng có thể làm thay cho nhau..)

Và do đó TRACIMEXCO sẽ gặp phải những vướng mắc khi trong hoạt động giao nhận hàng không, có những lô hàng đòi hỏi tính chuyên môn cao cộng với kinh nghiệm và nghệ thuật giao nhận.

- Một số nguyên nhân khách quan nữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của TRACIMEXCO. Đó là một số chính sách của Nhà nước còn thiếu nhất quán, cụ thể là biểu thuế áp mã số thuế, thủ tục hải quan ở các cửa khẩu của Việt Nam còn mất nhiều thời gian, chi phí ngoài sổ sách, không hoá đơn chứng từ nhiều. Chính vì vậy, chi phí giao nhận của Việt Nam thường cao so với các nước khác. Do đó một số khách hàng giao nhận ở Việt Nam khi biết được điều đó đã chọn những Công ty giao nhận ở nước ngoài để uỷ thác giao nhận những lô hàng xuất nhập khẩu của mình. Đây cũng là lý do khiến

TRACIMEXCO rất khó có thể cạnh tranh một cách đích thực với các Công ty giao nhận nước ngoài.

Trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, không riêng gì TRACIMEXCO

mà các Công ty hoạt động trong lĩnh vực này nói chung đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển TRACIMEXCO cần phải đưa ra những phương hướng, giải quyết thích hợp, thoả đáng. Song những khó khăn đó, không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà để giải quyết

được những khó khăn phức tạp, Công ty cần có thời gian công sức tìm tòi suy nghĩ để liên kết tạo sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các phòng ban cũng như toàn thể sự nỗ lực của toàn thế cán bộ công nhân viên trong Công ty.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Ở TRACIMEXCO

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiệp vụ giao nhận vận chuyển Hàng hóa XNK bằng đường hàng không ở chi nhánh tracimexco-Hà Nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w