- Phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu và cải thiện các tác động ảnh hưởng từ quá trình phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu cần đạt được để đảm bảo sự phát triển bền vững huyện Đức Hòa đến năm 2020.
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm. Đồng thời có chính sách quản lý nguồn tài nguyên này đảm bảo cho lợi ích lâu dài và bền vững.
- Để công tác bảo vệ môi trường được thực hiện một cách nghiêm túc, tự
nguyện và hiệu quả thì công tác tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường là rất quan trọng. Đây là mục tiêu lớn cần đạt
được nhằm đảm bảo sự phát triển huyện Đức Hòa được lâu dài và an toàn.
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường. V.2.2. Mục tiêu cụ thể
V.3.2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Bảo vệ môi trường tại khu đô thị
- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển đô thị, triệt để tuân thủ nguyên tắc chọn đất xây dựng đô thị và chọn hướng phát triển đô thị.
- Đến năm 2010 phải nhanh chóng hoàn thành quy hoạch và lập dự toán chi tiết
để xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung tại huyện Đức Hòa. Phấn đấu đến năm 2015, các khu đô thị
lớn của huyện phải có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt hoàn chỉnh và
đạt tiêu chuẩn 6772-2005 (mức I) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Quy hoạch và xây dựng khu liện hiệp xử lý chất thải rắn, đầu tư lò đốt rác y tế,
đầu tư máy móc thiết bị thu gom và chuyên chở rác. Đến năm 2020, phấn đấu quản lý và xử lý được 90 – 95% chất thải rắn đô thị.
- Đến 2010, diện tích cây xanh tối thiểu cho khu công nghiệp phải đạt 15%, mật
độ cây xanh đô thịđạt trung bình 8 – 10 m2/người. Tạo dựng cảnh quan sinh thái đô thị, phấn đấu đạt mức tỷ lệ cây xanh công cộng 9 – 11 m2/người vào năm 2020.
- Từng bước khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm do tiếng ồn mang tính cục bộ. Phấn đấu đến năm 2015, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống giao thông tại các thị trấn, khu đô thị trên toàn huyện. Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng không khí tại các chốt giao thông quan trọng nhằm kiểm soát được tình hình không khí trong khu vực đô thị.
- Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 99% dân số vùng đô thị được sử dụng nước cấp sạch.
- Nhanh chóng giải quyết và xử lý triệt để các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phấn đấu đến năm 2010 các cơ sở này đều có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn khi xả thải ra môi trường.
- Đến năm 2010 phải hoàn thành việc di dời các cơ sở chế biến, sản xuất có mức độ ô nhiễm cao nằm dọc kênh Thầy Cai, trong khu vực đông dân hay khu vực gần nguồn nước, vùng sinh thái nhạy cảm đến các khu công nghiệp đã quy hoạch hoặc bắt buộc phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường xung quanh.
- Đến 2010, phấn đấu đạt từ 70% cơ sở sản xuất được thay đổi công nghệ tiên tiến ít gây ô nhiễm môi trường và đến năm 2020 phấn đấu đạt 100% các cơ sở đều sử
dụng công nghệ hiện đại tiên tiến, thân thiện môi trường.
- Đảm bảo đến năm 2015, 100% các cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý chất thải (khí thải, nước thải), đảm bảo yêu cầu về chất lượng nước thải và khí thải trước khi thải ra môi trường.
- Đến năm 2020, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quan trắc chất lượng không khí và chất lượng môi trường nước xung quanh các K/CCN theo hình thức bán tựđộng.
- Đến năm 2020, phải đảm bảo 100% chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại được thu gom và xử lý triệt để.
- Áp dụng mô hình quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 để
quản lý và bảo vệ môi trường công nghiệp.
c. Vệ sinh môi trường nông thôn
- Đến năm 2010 phát triển mạnh chương trình cung cấp nước sạch, phải đạt 70% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch.
- Phấn đấu đến năm 2020, 90% dân số các tiểu vùng nông thôn được dùng nước sạch, nâng cao ý thức vệ sinh môi trường nông thôn cho nhân dân, 100% hộ dân sử
dụng cầu tiêu hợp vệ sinh. Từng bước giảm diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa. - Thu gom và xử lý chất thải rắn tại nông thôn đạt 55% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020.
d. Quản lý môi trường nước mặt, nước ngầm
- Phấn đấu đến năm 2015, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước dọc theo sông Vàm CỏĐông, kênh Thầy Cai – An Hạ. Từđó làm cơ
sở số liệu cho việc quản lý, khai thác cũng như đề xuất các phương án quản lý và sử
dụng hiệu quả, giảm thiểu tác động mỗi khi có sự cố môi trường xảy ra.
- Mục tiêu đến năm 2015 điều tra, khảo sát và đánh giá trữ lượng tài nguyên nước ngầm từđó xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý.
- Phấn đấu đến năm 2020 cải tạo, khôi phục chất lượng môi trường nước tại các nhánh sông rạch trên địa bàn huyện, đặc biệt là sông Vàm CỏĐông, kênh Thầy Cai – An Hạ.
f. Tăng cường năng lực trong công tác bảo vệ môi trường
- Các cán bộ huyện được tập huấn về công tác truyền thông môi trường tối thiểu hàng năm 1 lần.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho các địa phương để đáp
ứng công tác giám sát chất lượng môi trường.
- Tăng cường và bổ sung lực lượng cán bộ quản lý môi trường tại địa phương (ít nhất là 5 cán bộ tại phòng Tài nguyên Môi trường huyện và 1 cán bộ chuyên trách tại UBND mỗi xã/thị trấn).
- Các cán bộ cơ quan chủ quản hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ học tập nâng cao trình độ. Phấn đấu sao cho các cán bộ chủ chốt phải đạt trình độ chuyên ngành về môi trường tối thiểu là bậc kỹ sư, cử nhân.
g. Nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
- Trình độ, nhận thức của người dân được nâng cao, thể hiện ở 2 tiêu chí lớn: nâng cao mặt bằng dân trí (tức là nâng cao trình độ học vấn trung bình của nhân dân) và tạo nguồn tài nguyên trí tuệ cho đất nước.
- Xã hội hóa công tác BVMT cộng đồng, huy động mọi cá nhân, mọi ngành, mọi cấp cùng hợp tác tham gia quản lý bảo vệ môi trường.
- Mọi công dân đạt trình độ trung học cơ sở đều được giáo dục cơ bản về môi trường.
CHƯƠNG VI
XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020 VI.1. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VI.1.1. Yêu cầu và phương pháp thực hiện
Đểđi đến việc đề xuất các vấn đề môi trường ưu tiêu thì việc đánh giá và sắp
đặt các vấn đề môi trường là rất cần thiết. Việc đánh giá các vấn đề môi trường phải
đảm bảo các mục tiêu sau:
- Cung cấp những phân tích rõ ràng về các vấn đề môi trường quan trọng, bức xúc nhất mà người dân địa phương đang phải đối mặt.
- Cung cấp các thông tin về những tác động môi trường do các hoạt động phát triển từng ngành, từng khu vực và những hoạt động hiện tại đang được thực hiện nhằm cải thiện môi trường.
- Xây dựng cở sở dữ liệu về điều kiện môi trường để từ đó đánh giá được hiệu quả các hoạt động cải thiện môi trường.
- Tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường nhằm thúc đẩy cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Phương pháp được sử dụng ởđây nhằm đánh giá tầm quan trọng của các vấn đề
môi trường là phương pháp Lohani.
+ Việc đánh giá chỉ số địa lý R (Range index) đối với một vấn đề môi trường của huyện được tính đơn giản theo 2 cấp (cấp 1 và cấp 2). Với cấp 1 tương ứng với mức độ phổ biến ở cấp tiểu vùng, cấp 2 tương ứng với mức phổ biến ở cấp huyện.
+ Chỉ số đối kháng P (Persistence index): được đánh giá một cách tương đối thông qua việc xem xét khả năng cải thiện vấn đề môi trường theo thời gian đồng thời có tính đến mục tiêu cải thiện môi trường theo kế hoạch. Các chỉ số tương ứng là 1 (đến năm 2010), 2 (đến năm 2015), 3 (đến năm 2020).
+ Chỉ số phức hợp C (Complexity index): được đánh giá khi xem xét khả năng
ảnh hưởng từ áp lực của các vấn đề môi trường đến 8 thành phần môi trường chính thuộc 3 hợp phần là nhân văn, môi trường, tài nguyên.
+ Chỉ số U: Chỉ số này biểu thị tầm quan trọng của mỗi vấn đề môi trường (mức độ suy thoái, mức độ tiêu cực hay áp lực môi trường) thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Chỉ số này được được tính theo công thức sau:
Ui = PiRiCi
Những chỉ số được định giá theo kinh nghiệm của chuyên gia và phụ thuộc nhiều vào mức độ đầy đủ hay thiếu thông tin dữ liệu môi trường. Các thông số này có thể thay đổi theo thời gian.
VI.1.2. Tổng hợp các vấn đề môi trường chính
Các vấn đề môi trường hiện nay và dự báo sẽ xảy ra trong tương lai trên địa bàn huyện được trình bày cụ thể trong chương III và chương IV. Xem xét và tổng hợp các vấn đề, kết quả các vấn đề môi trường chính được tổng hợp:
1. Tình hình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt là khu vực vùng lũ.
2. Ô nhiễm môi trường các nhánh sông, kênh rạch, đặc biệt là sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thầy Cai – An Hạ do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
3. Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nội huyện và các hoạt động khu vực lân cận.
4. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại. 5. Suy giảm tài nguyên nước ngầm do sự khai thác bừa bãi.
6. Tài nguyên đất bị suy thoái do việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV và khai thác bừa bãi tài nguyên đất.
VI.1.3. Xếp hạng các vấn đề môi trường
Bảng VI.1: Chỉ số C của các vấn đề môi trường
Các vấn đề môi trường chính
Nhân văn Môi trường Tài nguyên
Chỉ số C Sức khỏe cộng đồng KTXH Môi trường đất Môi trường nước Môi trường không khí Đa dạng sinh học Nguồn nước ngọt Tài nguyên đất
Tình hình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn,
đặc biệt là khu vực vùng lũ. x x x x x x 6
Ô nhiễm môi trường các nhánh sông, kênh rạch, đặc biệt
là sông Vàm CỏĐông và kênh Thầy Cai – An Hạ do
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
x x x x x x 6
Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông,
hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
trong nội huyện và các hoạt động khu vực lân cận.
x x x 3
Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất
thải nguy hại. x x x x x x 6
Suy giảm tài nguyên nước ngầm do sự khai thác bừa bãi. x x x 3
Tài nguyên đất bị suy thoái do việc sử dụng phân bón,
Bảng VI.2: Xếp hạng các vấn đề môi trường
Các vấn đề môi trường chính Các chỉ số áp lực Chỉ số xếp
hạng
R P C U
Tình hình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt
là khu vực vùng lũ. 2 2 6 24
Ô nhiễm môi trường các nhánh sông, kênh rạch, đặc biệt là
sông Vàm CỏĐông và kênh Thầy Cai – An Hạ do quá trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa
2 3 6 36
Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông, hoạt
động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nội
huyện và các hoạt động khu vực lân cận.
1 2 3 6
Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải
nguy hại. 2 3 6 36
Suy giảm tài nguyên nước ngầm do sự khai thác bừa bãi. 2 2 3 12
Tài nguyên đất bị suy thoái do việc sử dụng phân bón, thuốc
VI.2. SẮP ĐẶT ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Dựa vào từng vấn đề môi trường được xếp hạng trong bảng V.1 tính mức độ ưu tiên của 6 vấn đề được đánh giá theo 2 tiêu chí: Kết quả xếp hạng từ 1 - 6 theo chỉ số U và dựa vào yêu cầu bảo vệ môi trường có lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các tiêu chí này được đánh giá theo 3 mức độ: ưu tiên thấp, ưu tiên vừa, ưu tiên cao. Tỷ số cuối cùng (tổng các chỉ số/số lượng các tiêu chí đánh giá) thể hiện tính ưu tiên (tỷ
số càng thấp càng thể hiện mức độưu tiên). Kết quảđược thể hiện trong bảng:
Bảng VI.3: Chỉ sốưu tiên của các vấn đề môi trường
Các vấn đề môi trường chính Tiêu chí đánh giá Chỉ số ưu tiên giải quyết Kết quả xếp hạng (chỉ số U) Yêu cầu của địa phương
Tình hình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, đặc
biệt là khu vực vùng lũ. 3 (24) 1 4 Ô nhiễm môi trường các nhánh sông, kênh rạch, đặc biệt
là sông Vàm CỏĐông và kênh Thầy Cai – An Hạ do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
1 (36) 1 2 Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông,
hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nội huyện và các hoạt động khu vực lân cận.
5 (6) 2 7 Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất
thải nguy hại. 1 (36) 1 2
Suy giảm tài nguyên nước ngầm do sự khai thác bừa bãi. 4 (12) 2 6 Tài nguyên đất bị suy thoái do việc sử dụng phân bón,
thuốc BVTV và khai thác bừa bãi tài nguyên đất. 6 (4) 3 9
Dựa vào chỉ số thứ tự ưu tiên giải quyết, có thể sắp đặt các vấn đề môi trường
ưu tiên như sau:
1. Những vấn đề ưu tiên cao:
- Ô nhiễm môi trường các nhánh sông, kênh rạch, đặc biệt là sông Vàm CỏĐông và kênh Thầy Cai – An Hạ do quá trình các hoạt động đô thị hóa và công nghiệp hóa.
- Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại.
- Tình hình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt là khu vực vùng lũ.
2. Những vấn đề ưu tiên vừa:
- Suy giảm tài nguyên nước ngầm do sự khai thác bừa bãi.
- Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nội huyện và các hoạt động khu vực lân cận.
3. Những vấn đề ưu tiên thấp:
- Tài nguyên đất bị suy thoái do việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV và khai thác bừa bãi tài nguyên đất.
VI.3. CÁC CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRƯỚC MẮT
VI.3.1. Vấn đề 1 (Ưu tiên cao)
Kiểm soát mức độ gia tăng nước thải, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị
và khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Kiểm soát mức độ ô nhiễm của các hệ thống sông ngòi, kênh rạch của huyện,
đặc biệt là sông Vàm CỏĐông, kênh Thầy Cai, kênh An Hạ do chất thải công nghiệp,