Kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 26 - 29)

II. Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch.

1. Kết quả đã đạt được

1.1. Phương pháp thẩm định khoa học

Thẩm định tài chính dự án là một hoạt động mang tính khoa học, dựa trên những ước lượng đòi hỏi độ chính xác cao. Do đó, công tác này đòi hỏi phải không ngừng nâng cao phương pháp tiến hành. Hiện nay, phương pháp thẩm định đã mang tính khoa hoc, có

hệ thống và theo một quy trình thống nhất. Phương pháp chung nhất được áp dụng là phương pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu của dự án với các định mức cơ sở do nhà nước ban hành và những thông tin thị trường đã được các cán bộ thẩm định kiểm chứng có độ chính xác và tin cậy cao.

Quá trình xem xét này lại được đặt trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng giữa các nội dung với nhau theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết để tiến hành dự báo, ước lượng các thông số cơ bản, từ đó tiến hành đánh giá tài chính theo hệ thống các chỉ tiêu dựa trên nguyên tắc đảm bảo giá trị thời gian của tiền. Phân tích độ nhạy và phương pháp triệt tiêu rủi ro là hai phương pháp đặc thù được sử dụng phổ biến khi đánh giá rủi ro của các dự án dựa trên những đánh giá về dự án đã tổng hợp được, dựa trên kinh nghiệm, trình độ và phương thức tiến hành của cán bộ thẩm định. Vậy nên khi đánh giá tài chính một dự án luôn có sự kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu thích hợp và tuỳ vào mỗi đặc thù của từng dự án mà có sự linh hoạt trong phương pháp đánh giá.

1.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án ngày càng hoàn thiện

Dòng tiền là trung tâm của thẩm định tài chính, dòng tiền vừa là kết quả, vừa là tiền đề cho các nội dung khác. Phương pháp xây dựng và thẩm định dòng tiền ngày càng trở nên hoàn thiện, dựa trên những giả định hợp lí với thực tế như giả định sự thay đổi của tiền lương, các khoản phí sửa chữa... Vì vậy các khoản mục doanh thu, chi phí luôn đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Chi tiết hóa các khoản mục này là biện pháp lấp đầy những phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thực hiện và vận hành dự án.

Thẩm định tổng dự toán vốn đầu tư đã có nhiều cải thiện theo hướng chính xác và đầy đủ hơn, thông số chi phí của dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí sản xuất ban đầu nhất là vốn lưu động, chi phí lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư được chú trọng bổ sung đảm bảo sự chính xác của dòng tiền dự án và hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả. Bên cạnh đó việc đảm bảo tính an toàn của nguồn vốn cũng đã được chú trọng hơn thông qua các cam kết, ràng buộc về thời gian, khối lượng vốn rót theo tiến độ dự án.

Trước đây khi đánh giá dự án thường chỉ quan tâm đến khía cạnh tài chính mà không đánh giá về tình hình doanh nghiệp, từ đó dễ dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian đầu tư hay việc gặp khó khăn trong việc thu hồi khoản cho vay vì không năm bắt được tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh hay tư cách, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Hơn nữa, phân tích khía cạnh tài chính lại chỉ thường tập trung và một vài chỉ tiêu đơn giản như mức sinh lợi, nguồn trả nợ và không quan tâm tới khái niệm giá trị thời gian của tiền. Nội dung của thẩm định dự án được quy định rõ trong Quy chế cho vay của MSB, theo đó kỹ thuật

thẩm định đã hoàn thiện về cả phương pháp luận và thực tiễn. Hệ thống chỉ tiêu bao trùm lên nhiều khía cạnh dự án, từ các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để phân tích tình hình doanh nghiệp đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn... và các nội dung, khoản mục trong các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, quan tâm đến cơ cấu tổng vốn đầu tư, thời điểm rót vốn để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả cho cả hai bên.

Việc quyết định lựa chọn tỷ suất chiết khấu được dựa trên các phân tích rủi ro, khả năng sinh lời của dự án và việc lựa chọn cơ cấu vốn.

Không những thế, phương pháp tính, công cụ phân tích cũng ngày được nâng cao như kỹ thuật phân tích độ nhạy theo nhiều đặc biệt là việc chọn yếu tố biến động, mức độ biến động ngày càng sát với thực tế của dự án.

Thẩm định trước khi cho vay được tiến hành nhiều nội dung của doanh nghiệp và của dự án để đánh giá chính xác nhất tính khả thi của dự án. Ngoài ra việc theo dõi, kiểm soát trong thời gian cho vay và sau khi cho vay cũng đã được quan tâm hơn thông qua việc kiểm tra quá trình thực hiện dự án, kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo định kỳ, điều này đã góp phần làm giảm khả năng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

1.3. Năng lực đội ngũ cán bộ

Cán bộ tín dụng là nhân tố quyết định chất lượng của công tác thẩm định, vì vậy nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cán bộ tín dụng là vấn đề luôn được phía SGD quan tâm. Đội ngũ cán bộ ở đây trẻ, có chuyên môn, trình độ từ đại học trở lên, có kiến thức tốt về kinh tế, kỹ thuật, hiểu biết thị trường. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng còn được thường xuyên trau dồi kiến thức thông qua các khóa học ngắn hạn do ngân hàng MSB phối hợp tổ chức về quy trình, nội dung thẩm đinh, quản lý rủi ro tín dụng, các quy chế, văn bản tín dụng mới... để nâng cao năng lực phân tích, đánh giá dự án.

1.4. Công nghệ ứng dụng phân tích tài chính và hệ thống thông tin có liên quan

Ngân hàng TMCP Hàng Hải cũng như SGD luôn chú trọng tới nâng cao chất lượng trang thiết bị nhằm đáp ứng tốt nhất cho hoạt động của SGD. Hiện nay, ngân hàng đã trang bị các máy tính hiện đại, cài đặt các chương trình phần mềm tính toán, xây dựng kho dữ liệu chung để làm cơ sở so sánh, đánh giá các dự án. Ngân hàng cũng đã xây dựng hệ thống đánh giá xếp loại doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí tài chính và phi tài chính thông qua phần mềm tự động, các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng khá chi tiết.

Công tác tìm kiếm thông tin ngày càng được chú trọng, nguồn thông tin từ đó thu thập được ngày càng phong phú để giúp cho việc đánh giá dự án và tài chính dự án chính xác hơn. Trước đây thông tin chủ yếu do phía khách hàng cung cấp dựa trên các báo cáo hoạt động kinh doanh, kết hợp với kiểm tra thực tế vì vậy độ tin cậy không cao, thiếu chính

xác. Còn hiện nay, nguồn thông tin đã được hỗ trợ nhiều từ các tài liệu phân tích trong nước, ngoài nước, thông tin thị trường, các văn bản luật và nhất là việc sử dụng thông tin qua Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia CIC của Ngân Hàng Nhà Nước là một kênh thông tin đáng tin cậy, cập nhật và đầy đủ về tình hình hoạt động, diễn biến dư nợ của khách hàng

1.5. Công tác tổ chức thực hiện thẩm định

Công tác điều hành, quản lý quy trình thẩm định khá hiệu quả, với việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh nội dung, quy trình này được quán triệt thực hiện nghiêm túc tới mọi dự án. Công tác thẩm định được tiến hành dựa trên nguyên tắc phân câng, sắp xếp, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân và các bộ phận. Bên cạnh đó, công tác tái thẩm định, quản lý rủi ro cũng được nâng cao, nhất là đối với các dự án có vốn lớn. Hàng năm, theo định kỳ các dự án đều được tiến hành tái thẩm định để đánh giá dự án theo những thông tin mới cập nhật, có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án và khả năng thu hồi khoản vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w