I. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
2. Đối với Nhà Nước và các cơ quan chức năng của ngành thuỷ sản.
2.1. Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản.
Lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam hiện nay đã giảm đi rất nhiều vì chi phí tàu thuyền ngày càng cao, giá lao động cũng tăng lên nhiều do tình trạng nền kinh tế lạm phát cao thời gian qua trong khi máy móc thiết bị cho đánh bắt và chế biến trong tình trạng quá lạc hậu so với trình độ chung. Vì vậy, để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, Nhà nước cần ban hành các chính sách thuế thoả đáng để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về giá cả xuất khẩu. Chế độ miễn giảm thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, phí giao thông đường bộ …Nhà nước nên khuyến khích việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu thông qua qui định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị
2.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam trên thịtrường EU. trường EU.
Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, đáp ứng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Ngoài những nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp trong việc duy trì, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có các chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam với tư cách là người đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp và giúp đỡ giải quyết những vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU. Ngoài ra, Hiệp hội cần tích cực tiến hành nghiên cứu thị trường thuỷ sản EU, nghiên cứu và đề xuất việc tham gia các hội chợ,
tổ chức các chiến dịch quảng cáo hàng thuỷ sản Việt Nam ở các nước EU. Trợ giúp và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu.
2.3.Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để bảo đảm nguồn nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ trong xuất khẩu thuỷ sản sang EU cũng như ở tất cả các thị trường, thì điều trước tiên là phải giải quyết được vấn đề nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Vì vậy, để khai thác được tiềm năng nguyên liệu đa dạng và phong phú của thuỷ hải sản nước ta cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu thì Nhà nước phải giữ vai trò quyết định bằng việc tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đồng thời bản thân Nhà nước thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thoả đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn lợi hải sản xa bờ cũng như cải tiến hỗ trợ, cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản. Nhà nước hỗ trợ cho nuôi trồng thuỷ sản thông qua các hoạt động như: xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ lợi, dịch vụ khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin hướng dẫn tiếp thị, vốn tín dụng…
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã đạt được những bước tiến quan trọng cả về vị thế của ngành và về ý nghĩa kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước không ngừng tăng lên theo từng năm cả về sản lượng lẫn giá trị. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự tác động tích cực từ những biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu thì phải kể đến những nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Công ty TNHH Huy Nam là một trong số những doanh nghiệp đó.
Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Với những định hướng và chiến lược phát triển phù hợp cùng với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Những năm qua kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên, thị trường ngày càng được mở rộng, mặt hàng ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng đầy đủ những yêu cẩu của khách hàng đặc biệt là ở thị trường Châu Âu.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn vô vàn khó khăn và thách thức, để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường nói chung va thị trường Châu Âu nói riêng trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa và đề ra những chiến lược và định hướng phù hợp với xu thế phát triển mới.
Với những kiến thức còn hạn chế cũng như thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn,
Cuối cũng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn PGS – TS Nguyễn Thừa Lộc, các cô, các bác và các anh, các chị trong công ty TNHH Huy Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO