CHƯƠNG III KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
3.3. So sánh khả năng hấp thụ kim loại đồng của sinh khối tảo chết và sinh khối tảo sống
thụ đạt giá trị cao nhất tại nồng độ Cu2+ 320mg/l ở mức 73%. Tuy nhiên điểm khác biệt so với trường hợp của tảo chết là trong thí nghiệm này, tỷ lệ hấp thụ ở nồng độ Cu2+
160mg/l chỉ đạt mức trung bình khoảng 35%. Ngược lại, ở nồng độ Cu2+ 640mg/l lại thu được kết quả rất cao khoảng 70% và gần bằng với giá trị cực đại 73% của nồng độ 320mg/l.
Hình 3. Đồ thị so sánh khả năng hấp phụ tại nồng độ tảo chết 0.6g/l trên nhiều nồng độ Cu2+ khác nhau
Hình 3. Đồ thị so sánh khả năng hấp thụ tại nồng độ tảo sống 0.6g/l trên nhiều nồng độ Cu2+ khác nhau
Trong các nồng độ tảo đã khảo sát, thì 0.6g/l là nồng độ cho hiệu suất hấp thụ cao nhất cho cả tảo sống và tảo chết so với các nồng độ tảo còn lại. Ngoài ra, khi khảo sát trên nồng độ tảo này, kết quả hấp thụ đạt giá trị cao nhất trong các thí nghiệm cho cả hai loại tảo khi hàm lượng Cu2+ là 320mg/l.
3.3. So sánh khả năng hấp thụ kim loại đồng của sinh khối tảo chết và sinh khối tảo sống tảo sống
3.3. So sánh khả năng hấp thụ kim loại đồng của sinh khối tảo chết và sinh khối tảo sống tảo sống
Trong tất cả các trường hợp khảo sát với nồng độ Cu2+ 160mg/l, thì tỷ lệ hấp phụ của tảo chết đều cao hơn so với tảo sống. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ tảo sống và tảo chết tương đối cao. Tại nồng độ tảo 0.2g/l (Hình 3.11), hiệu suất hấp thụ Cu2+ của sinh khối tảo sống dao động từ 10% đến 15% (Bảng 3.7) trong khi hiệu suất đó của tảo chết lên đến 40% (Bảng 3.5). Trong khi đó, tại nồng độ 0.4g/l (Hình 3.12) độ chênh lệch giữa hiệu suất hấp thụ của tảo chết và tảo sống lên đến 30% (20% của tảo sống và 50% của tảo chết). Còn ở nồng độ tảo 0.6g/l (Hình 3.13), mặc dù tỷ lệ Cu2+ bị loại bỏ của tảo sống có tăng lên gần 40%, nhưng khoảng chênh lệch giữa hai loại tảo vẫn tương đối lớn (65% của tảo chết).