Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động tài chính thông qua phân tích tài chính tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (Trang 71)

2.4.1. Do quản lý điều hành lãi suất

Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng tăng. Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục tăng lãi suất, cùng với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn đã thu hút khách hàng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn của Công ty. Trong khi đó, lãi suất mà Ngân hàng Phát triển trả cho Công ty rất thấp, nên hiệu quả kinh doanh của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện năm 2006 đạt mức thấp nhất từ trước tới đến nay.

2.4.2. Do yếu tố kĩ thuật

Quy mô mạng online còn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thật vậy, dịch vụ này chỉ có thể mở rộng và hoạt động có hiệu quả khi mà các bưu cục phải được tin học hoá và nối mạng cùng hệ thống, cho phép có thể gửi, rút, chuyển tiền và thanh toán một cách nhanh chóng tại bất kì một bưu cục nào, không phụ thuộc vào ranh giới địa phương. Nhưng trên thực tế, chỉ mới có 186 trên 817 bưu cục tại 12 tỉnh thành được tin học hoá cho phép gửi, rút tiền, chuyển tiền giữa hai tài khoản trong cùng hệ thống và cho phép các bưu cục này giao dịch trực tiếp với trung tâm. Con số 186/817 vẫn còn là quá khiêm tốn so với nhu cầu và sự phát triển của nền kinh tế.

2.4.3. Do chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chưa cho phép công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện tham gia huy động và cho vay vốn như một trung gian tài chính trên thị trường tài chính mà chỉ dừng lại ở vai trò của một ngân hàng tiết kiệm, không được phép cho các tổ chức kinh tế và cá nhân vay vốn trực tiếp cũng như không được phép mở rộng việc cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, Internet... thông qua tài khoản tiết kiệm.

Chính vì vậy, đã làm giảm tính ưu việt của loại hình dịch vụ này, cũng như không kích thích các ngân hàng thương mại đa dạng hoá và hoàn thiện dịch vụ tài chính của mình.

2.4.4. Do trình độ và kinh nghiệm quản lý còn yếu kém của Công ty

Đội ngũ giao dịch viên được đào tạo nhưng chưa chuyên sâu, mới chỉ thong qua các đợt huấn luyện ngắn ngày. Trong tương lai khi các dịch vụ mới được đưa vào hoạt động thì đây là một vấn đề cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ, niềm tin của khách hàng khi Công ty đang dần khẳng định thương hiệu Tiết kiệm bưu điện so với thương hiệu của các Ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ

TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN

3.1. Chiến lược phát triển của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện3.1.1. Những mục tiêu của Công ty 3.1.1. Những mục tiêu của Công ty

Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện tới vùng sâu vùng xa. Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện sẽ có mặt không chỉ tại các trung tâm Tỉnh, Thành phố và trung tâm các Quận, Huyện mà sẽ được cung cấp tại các xã, phường trong cả nước.

Hiện đại hoá mạng lưới theo mô hình cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý thống nhất hệ thống thông tin, hệ thống dữ liệu khách hàng cũng như quản lý giao dịch trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại. Tiến hành tin học hoá tất cả các bưu cục trong hệ thống nhằm khai thác triệt để thị phần rộng lớn sẵn có. Bởi lẽ, khách hàng mục tiêu của dịch vụ TKBĐ là dân cư ở nông thôn và dân nghèo, từ đó phải thoả măn nhu cầu về tính tiện lợi và chi phí giao dịch thấp cho đối tượng khách hàng này, và khuyến khích tiết kiệm.

Cung cấp thêm nhiều dịch vụ trên thị trường, không chỉ dừng lại ở việc thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, Internet... mà còn tiến tới dịch vụ thanh toán cước điện thoại di động (đây là một thị trường đầy tiềm năng) và tất cả các dịch vụ khác cho tất cả các đối tượng trong xã hội. Làm phong phú thêm sản phẩm như cung cấp thẻ tín dụng để khuyến khích dân cư mở tài khoản và thanh toán qua dịch vụ TKBĐ.

đội ngũ nhân viên giao dịch ngày càng chuyên nghiệp cả về trình độ nghiệp vụ và phong cách phục vụ khách hàng.

Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng mối quan hệ hợp tác trong việc phát triển các dịch vụ mới.

Chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý cán bộ. Công ty bảo đảm tất cả các nhân viên TKBĐ được đào tạo về những dịch vụ họ cung cấp cho khách hàng. Do những nhân viên này vẫn thiếu kiến thức về tài chính, ngân hàng, khả năng phát hiện những triển vọng của dịch vụ tín dụng và tư vấn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ.

3.1.2. Các biện pháp thực hiện của Công ty

Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tiết kiệm bưu điện, tăng số lượng bưu cục cung cấp dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Chú trọng công tác Marketing, tuyên truyền quảng cáo giới thiệu dịch mới, chăm sóc khách hàng.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Công ty trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Phát động cán bộ trong Công ty tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo, linh hoạt trong các tình huống. Tổ chức các cuộc hội thảo trong Công ty, giữa Công ty với các Bưu điện tỉnh và các cơ quan có liên quan.

Chú trọng công tác đầu tư, nâng cấp mạng tin học, tiến tới tin học hoá toàn mạng cung cấp dịch vụ tiết kiệm bưu điện nhằm đáp ứng khả năng cung cấp các dịch vụ mới có tính công nghệ cao.

Phối hợp chặt chẽ với các Bưu điện tỉnh, thành phố và các đơn vị trong ngành, đảm bảo mối liên hệ thường xuyên, kết hợp hoạt động một cách hiệu quả.

hình thức mới của dịch vụ.

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý và hoạt động tài chínhtại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện

Thông qua việc phân tích tình hình tài chính cho thấy hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty cần có một số tác động để hoàn thiện hơn. Trong khuôn khổ đề tài của mình cùng với mục tiêu Công ty đã đề ra, em xin trình bày một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý và hoạt động tài chính từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.2.1. Tăng cường công tác kiểm soát chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty

Đây là công việc cần làm ngay, mà cũng là công việc Công ty thường xuyên phải theo đuổi. Vẫn biết trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động Công ty sẽ gặp phải không ít khó khăn trong quá trình điều hành quản lý. Trong khi mục tiêu chủ yếu thành lập Công ty là thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân nhưng không vì vậy mà ban quản lý được quyền sao nhãng các vấn đề khác. Đặc biệt là việc quản lý chi phí hoạt động - phần thiết yếu trong hoạt động quản lý kinh doanh.

Một tổ chức tín dụng thành công luôn là tổ chức biết sử dụng sao có ích nhất mọi đồng chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận. Nói ngắn gọn thì một kế hoạch chi tiêu có hiệu quả cũng đã mang lại 50% thành công cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thế nào là chi tiêu có kế hoạch? Ban đầu tất nhiên Công ty phải dựa vào nhiệm vụ kinh doanh trong kỳ để có thể lập dự toán sơ bộ các khoản chi phí. Tính giá thành sản phẩm đơn vị dịch vụ cung cấp dựa vào thực tế chi phí năm trước, có tính đến sự biến động có thể xảy ra trong năm. Kế hoạch chi tiêu càng chi tiết thì càng tạo điều kiện dễ dàng cho quản lý chi phí sau này. Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối chiếu chi phí phát sinh với dự toán chi phí, kiểm tra việc tuân thủ các khoản

chi trong dự toán. Không ngừng động viên cán bộ công nhân viên phát huy tính năng động sáng tạo trong mọi tình huống để có thể tiết kiệm tối đa các khoản chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao trong hoạt động.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính cũng chỉ vì chi tiêu không có kế hoạch, hay quá chăm chú theo đuổi mục tiêu kinh doanh mà không quan tâm đầy đủ tới chi phí bỏ ra. Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện là một công ty mới, các nhà quản trị cần ngay từ đầu quán triệt tinh thần tiết kiệm để vì mục tiêu lợi nhuận. Tất nhiên tiết kiệm chỉ là chiến lược để đạt tới mục đích cuối cùng là hiệu quả hoạt động. Do vậy công tác kiểm soát chi phí không dễ chút nào, quản lý chi phí thành công cũng là cả một nghệ thuật.

Trong báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2006 ta thấy rằng chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi trả lãi tiết kiệm bưu điện chiếm khoảng 94% tổng chi phí phát sinh. Chi phí C2 là 11,2 tỷ đồng, so với năm 2005 chi phí C2 tăng 5%. Nguyên nhân chính là do mới thành lập thêm 4 chi nhánh, tăng mạnh chi phí quảng cáo tiếp thị khuyến mại cho đợt phát hành lần đầu thẻ chip. Nhưng thương hiệu của Công ty vẫn chưa được biết đến nhiều cho thấy hoạt động quảng cáo vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, Công ty cần nghiên cứu các chiến lược tiếp thị mới để khoản chi này phát huy được tác dụng hơn. Đối với phần chi trả lãi tiết kiệm hay chi phí cho dịch vụ ngân hàng là không dễ thay đổi vì nó tạo ra tính hấp dẫn cho các dịch vụ của Công ty thì cần nghiên cứu sao cho các khoản chi này phát huy được hiệu quả cao nhất.

Tóm lại:

- Các nhà quản lý phải quan tâm hơn tới vấn đề chi phí. - Nhân viên trong Công ty cần quán triệt tinh thần tiết kiệm.

quản lý cũng như chi tiêu thực tế. Các khoản mục chi quá lớn nên có thuyết minh mục đích chi tiêu cũng như hiệu quả nó mang lại.

- Trên thực tế các khoản chi phải có hoá đơn chứng từ hợp lệ để tiện theo dõi kiểm tra.

- Đưa vào khai thác công nghệ hiện đại, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng và giảm thời gian phục vụ quản lý.

- Không để xảy ra tình trạng chi tiêu bừa bãi nhưng cũng tuyệt đối không để lỡ mất cơ hội kinh doanh do chi tiêu quá chặt.

3.2.2. Hoàn thiện phương thức thanh toán giữa Tổng Công ty với Công ty, giữa Công ty với các Bưu điện Tỉnh, Thành phố để không bị ứ đọng vốn cần thiết

Hiện nay mạng lưới các Bưu cục cung cấp Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện là 817 bưu cục (trong đó có 186 bưu cục online), tăng số lượng chi nhánh lên 5 chi nhánh. Việc thu hồi vốn tiền gửi của Công ty tuân theo quy trình tập họp từ đơn vị thấp nhất là cấp xã chuyển dần lên cho tới Công ty sau đó Công ty sẽ chuyển vào tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quá nhiều các bưu cục phân bố rộng rãi như vậy lại trở thành khó khăn trong công tác thu hồi nhanh chóng vốn. Trong dài hạn, Công ty nên áp dụng giải pháp thanh toán hiện đại theo công nghệ thanh toán qua mạng tại tất cả các bưu cục. Công ty trước mắt nên tiến hành:

- Chú trọng công tác đầu tư, nâng cấp mạng tin học, tiến tới tin học hoá toàn mạng cung cấp Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện nhằm đáp ứng công tác thu hồi vốn nhanh chóng cũng như đáp ứng khả năng cung cấp các dịch vụ mới có tính công nghệ cao.

- Quản lý luồng tiền tại bưu cục đến Tỉnh phụ thuộc vào bộ máy vận hành tổ chức sản xuất tại các bưu điện Tỉnh. Mô hình tài khoản tiết kiệm từ Bưu điện huyện đến Bưu điện Tỉnh thích hợp với mô hình phụ thuộc tuy

nhiên không phù hợp với mô hình độc lập vì việc luân chuyển tiền trong nội bộ Bưu điện Tỉnh không mang tính linh hoạt.

- Tiến hành thanh toán bù trừ với các Bưu điện Tỉnh, Thành phố. - Nghiên cứu hoàn chỉnh hơn quy trình thực hiện các dịch vụ gửi, rút tiền sao cho vừa tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng vừa nhanh chóng chuyển được tiền về Công ty.

- Thực hiện tốt kỷ luật thanh toán với Tổng công ty cũng như với các Bưu cục, ngược lại cũng yêu cầu đối tác, các đơn vị liên quan, khách hàng tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc này.

3.2.3. Xác định số vốn và cơ cấu vốn hợp lý

Để tiến hành kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có số vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Việc xác định lượng vốn, cơ cấu vốn hợp lý có vai trò quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý và hoạt động tài chính từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ban đầu các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn của mình. Đối với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, bổ sung them vốn tự có để giảm tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Công ty, duy trì tỷ lệ này ở mức độ hợp lý, an toàn là cần thiết.

Tính tự chủ về tài chính của Công ty không cao do Công ty duy trì một hệ số nợ quá lớn. Điều này có thể dẫn tới rủi ro khiến Công ty lâm vào tình trạng khó khăn. Tăng cường huy động vốn đối với Công ty là luôn cần thiết, duy trì tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn hợp lý cũng rất quan trọng. Giải pháp cho tình trạng này chính là Công ty phải tăng số vốn chủ sở hữu

toàn trong hoạt động cũng đảm bảo. Từ đầu tháng 5/2005, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã tăng thêm 113 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Để mở rộng vốn chủ sở hữu hơn nữa không phải là vấn đề đơn giản.

- Công ty nên kiến nghị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt

Nam đầu tư thêm vốn. Hay trong giai đoạn này miễn cho Công ty khoản doanh thu điều tiết hang năm phải nộp. Đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty luôn nộp cho Tổng Công ty với thuế suất lớn hơn 32% thì có thể giảm bớt.

- Để tập trung bổ sung vốn kinh doanh Công ty nên tăng tỷ lệ phần lợi nhuận để lại tái đầu tư. Số doanh thu phân chia cho các Bưu điện Tỉnh, thành phố có thể tăng cùng với tỷ lệ doanh thu phát sinh chứ không nên tăng nhanh hơn.

- Công ty nên tìm cách giảm thiểu chi phí phát sinh không cần thiết để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao hơn lúc đó thì quy mô lợi nhuận để lại tái đầu tư cũng sẽ tăng.

Xác định được lượng vốn cần thiết, Công ty cần lập kế hoạch cho việc phân phối và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Việc Công ty quyết định dùng bao nhiêu % vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty. Hay việc Công ty quyết định đầu tư bao nhiêu cho cơ

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động tài chính thông qua phân tích tài chính tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w