Đánh giá tác động đến chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dựán mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo (Trang 33 - 38)

7.1. Chất lượng cuộc sống công nhân

Mỏ than Núi Béo mở rộng sẽ đem lại công ăn việc làm cho hơn 2333 lao động và đảm bảo đời sống cho một bộ phận lớn lao động có hoạt động dịch vụ đối với các công nhân mỏ.

Bộ mặt dân cư đô thị cũng được thay đổi cùng với các hoạt động của mỏ. Hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt và hệ thống cống rãnh thoát nước

được cải thiện. Đường xá, giao thông đi lại thuận tiện hơn. Đời sống văn hoá công cộng cũng từng bước được nâng lên.

* Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân ở mỏ than Núi Béo ở mức khá so với với các mỏ khác trong khu vực

- Năm 1996 thu nhập bình quân là 750.000đ/người - Năm 1997 thu nhập bình quân là 960.000đ/người - Năm 2003 thu nhập bình quân là 1.6000.000đ/người

Thu nhập bình quân của người lao động sẽ còn tiếp tục tăng theo quá trình phát triển mỏ.

* Phúc lợi công cộng

Hoạt động của mỏ cũng đem lại phúc lợi công cộng như: Giúp tỉnh giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân sống bằng nghề than, nghề dịch vụ, cơ sở hạ tầng trong khu vực được cải thiện...

* Cải thiện cơ sở hạ tầng

+ Số người ở nhà riêng tự xây: 80%

+ Số người có nhà tập thể do Nhà nước và công ty cùng xây: 20% * Trường học: Công ty luôn có sự đóng góp về kinh phí xây dựng đối với các trường học, bệnh viện, nhà văn hoá trong khu vực

* Đường giao thông:

Hệ thống đường giao thông trong phạm vi ranh giới mở đã được xây dựng khá đồng bộ, góp phần tích cực làm cho hoạt động giao thông vận tải của khu vực được thuận tiện hơn. Một số đoạn đường và sân bãi chờ xe trước khu vực văn phòng chính của mỏ được đổ bê tông. Mỏ cùng với mỏ Hà Tu và thành phố Hạ Long đổ bê tông đoạn đường chính ở khu vực thể thao văn hoá của phường Hà Tu giúp cho sự đi lại được sạch sẽ, thuận tiện.

Than khai thác từ hoạt động mở rộng sản xuất của mỏ Núi Béo sẽ cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một lượng không nhỏ, làm tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ và xuất khẩu của Việt Nam. Phần giao nộp của mỏ vào ngân sách nhà nước dưới dạng thuế tài nguyên và các loại thuế khác tăng lên là một đóng góp đáng kể của công ty với xã hội, nhà nước.

* Lợi ích kinh tế của cộng đồng dân địa phương:

- Tạo cơ hội việc làm: Hiện tại tổng số lao động của mỏ là 2333 người, nhờ đó đã giải quyết một số việc làm cho người lao động trong khu vực. Công nhân mỏ có thu nhập ổn định, đảm bảo được đời sống.

* Để phục vụ sinh hoạt cho tổng số người lao động của mỏ và những người ăn theo, hàng loạt các dịch vụ khác ra đời và phát triển, góp phần tạo công việc làm một cách gián tiếp cho người người khác nữa như: sản xuất nông nghiệp cung cấp rau, quả, thịt hay các đồ dùng dân dụng khác.

* Vấn đề môi trường bị ô nhiễm:

Một bộ phận dân cư khu vực lân cận khai trường và khu vực hai bên đường vận chuyển sống trong môi trường bị ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn. Do vậy trong quá trình vận chuyển công ty sẽ thực hiện giảm thiểu ô nhiễm tới mức cho phép, đảm bảo hạn chế tối thiểu các ảnh hưởng này.

* Sức khoẻ cộng đồng

Hàng năm mỏ Núi Béo có tổ chức khám chữa bệnh định kỳ phân loại sức khoẻ cho công nhân mỏ. Kết quả khám bệnh năm 1998 cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp 8 người. Trong khu vực hiện đã có hệ thống dịch vụ y tế thuận tiện nên sức khoẻ công cộng sẽ được đảm bảo.

Khi khai thác than lộ thiên có thể xảy ra các rủi ro liên quan đến tất cả các hoạt động khác nhau của quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển than.

7.2. Ô nhiễm môi trường nước:

Hiện nay mỏ đang khai thác tại vỉa 11.14, nhưng lượng nước thải của mỏ hàng năm đã là a1 triệu m3. Nước thải có một số chỉ tiêu TCCP, khi thải ra

suối Hà Tu rồi tập trung trong hồ Khe Cá đã được pha loãng nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm xuống dưới mức cho phép. Khi mỏ mở rộng khai thác lượng nước thải sẽ tăng lên rất nhiều. Như vậy, nước thải sẽ ảnh hưởng đến sức chịu đựng của môi trường, không còn khả năng tự làm sạch.

Nước ở mỏ Núi Béo đã góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm vốn có trong khu vực. Môi trường nước mặt cũng như chất lượng nước biển ven bờ không còn trong sạch và có khả năng đề kháng, tự làm sạch như hàng chục năm về trước.

7.3. Hiện tượng đá lăn và trôi lấp bãi thải

Trong quá trình đổ thải các tảng đá gốc loại to thường lăn xuống chân bãi thải với tốc độ cao, khoảng cách xa nên nguy hiểm cho người đi lại và bới nhặt than quanh bãi thải. Với lượng đất đá đổ thải và diện tích bãi thải ngày càng lớn thì rủi ro sẽ tăng. Đặc biệt tại các bãi thải của một số mỏ khai thác lộ thiện lớn nằm gần khu vực dân cư, vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng rửa trôi, sụt lở đất đá gây lấp nhà cửa, các công trình xây dựng dưới chân bãi thải của mỏ. Núi Béo sẽ không tránh khỏi xảy ra những rủi ro môi trường này. Hiện tượng đá lăn và trôi lấp bãi thải đã xảy ra ở các bãi thải của các mỏ lộ thiên khác.

7.4. Hiện tượng sụt lở mỏ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỏ Núi Béo đang khai thác ở cốt - 46m và ngày càng xuống sâu. Bờ mỏ có độ dốc nhỏ nên khả năng sụt lở bờ mỏ cao gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác than và tính mạng công nhân đang làm việc dưới đáy moong. Hiện nay vấn đề sụt lở mỏ chưa xảy ra tại mỏ. Nhưng vấn đề này cũng cần phải được theo dõi trong suốt quá trình hoạt động mỏ.

7.5. Các hiện tượng khác.

+ Khâu nổ mìn cũng dễ xảy ra tai nạn nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm an toàn.

+ Trong khu vực mỏ các thiết bị cơ giới hoạt động liên tục gây ra mức độ tiếng ồn cao. Tiếng ồn chính là tác nhân làm gia tăng các tai nạn lao động trong khu vực và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.

+ Lượng xe vận tải của mỏ làm gia tăng mật độ xe hoạt động trên các tuyến đường giao thông trong khu vực. Vì thế làm gia tăng các tai nạn, rủi ro trên đường.

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỞ RỘNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dựán mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo (Trang 33 - 38)