NAM THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐẾN TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CỦA TẦNG CHỨA NƯỚC PLIOCEN TRÊN VÀ PLIOCEN DƯỚI KHU VỰC TÂY NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 53 - 60)

sản xuất cũng vì thế tăng theo. Số lượng giếng cũng như lưu lượng khai thác dần dần trở nên quá mức cho phép.

I. SỐ LƯỢNG GIẾNG KHOAN:

Để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất mà trong thời gian ngắn hơn 10 năm số lượng giếng khai thác nước ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự tăng đột biến và với tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố ngày càng nhanh như hiện nay thì tốc độ phát triển lượng giếng khai thác cũng là điều hết sức bình

thường chỉ từ 1991-2003, theo thống kê đã có khoảng 100.000 nhà máy nước khai

thác công nghiệp, các giếng khai thác nước dưới đất này có đường kính cũng như các độ sâu khai thác khác nhau. Các điểm giếng này phân bố không đều trên địa bàn mà thường tập trung cao ở một số khu vực. Cao nhất ở quận Phú Nhuận có mật độ giếng khai thác 0,08 - 872 giếng/km2. Ngoài ra các quận huyện có mật độ giếng khai thác cao của Thành phố khoảng hơn 300 giếng/km2 gồm quận 3, quận 10, quận Gò Vấp, quận Tân Bình.

Mật độ giếng trung bình của cả Thành phố là 46 giếng/km2. Tầng chứa nước Pleistocen có 78.752 giếng khai thác, tầng chứa nước Pliocen trên có 17.010 giếng khai thác, đây là hai tầng khai thác nước chính của khu vực Thành phố, còn lại là tầng chứa nước Pliocen dưới.

-Bảng 4-Mật độ phân bố giếng khai thác nước dưới đất của tầng chứa

nướcPleistocen và Pliocen dưới--

S T T Quận/ huyện Diện tích (km2) Dân số Số giếng khoan/km2 TầngQI-III Tầng N2b 1 Quận 6 6,9 260755 30,1 48,0 78,1 2,07 2 Quận 8 18,8 328920 1,3 12,4 13,7 0,78 3 Bình Chánh 300,7 270259 35,9 36,2 72,1 80,19

-Biểu đồ 5-Mật độ giếng khai thác của từng quận, huyện/km2 -

Quận Huyện

Số giếng khoan khai thác

N2a N2b QI-III QIV Tổng Quận 6 331 208 539 Quận 8 233 25 258 Bình Chánh 5 10872 10800 3 21680

-Bảng 5-Số lượng giếng khai thác ở các tầng khu vực Tây Nam

-Biểu đồ 6- Số lượng giếng khai thác của từng quận huyện-

II. LƯU LƯỢNG KHAI THÁC:

Thời gian Trước 1950 1960 1996 1998 1999 2004

Lưu lượng khai thác 80 130 357 475 525 600

-Bảng 6-Lưu lượng khai thác nước dưới đất theo thời gian

(1000m3/ngày)-

Trong thời gian ngắn ban đầu khi nước dưới đất bắt đầu được khai thác sử dụng, lưu lượng khai thác còn tương đối thấp khoảng 80.000m3/ngày và sau đó dần dần thói quen sử dụng nước dưới đất thay thế hầu như toàn bộ lượng nước mặt thì lưu lượng khai thác tăng lên theo tốc độ rất nhanh trong 10 năm trữ lượng khai thác tăng gấp 1,6 lần so với thời điểm bắt đầu khai thác; trong 50 năm trữ lượng khai thác tăng gấp 7,5 lần; với nhu cầu cao và áp lực dân số tốc độ khai thác nước dưới đất trong những năm tới sẽ còn tăng nhanh hơn.

Tổng lượng nước dưới đất khai thác khoảng 600.000m3/ngày (năm 2004). Lưu lượng khai thác trong các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước Holocen khoảng 100m3/ngày, tầng chứa nước Pleistocen khoảng 300.000 m3/ngày, tầng chứa nước Pliocen trên 250.000m3/ngày, còn lại là tầng Pliocen dưới. Lưu lượng khai thác theo quận, huyện được trình bày ở biều đồ sau:

-Biểu đồ 7-Lưu lượng khai thác ở các quận huyện (m3/ngày)-

Quận/ huyện

Lưu lượng khai thác (m3/ngày) Mục đích sử dụng

N2a N2b QI-III QIV Tổng Sản

xuất Sinh hoạt

Quận 6 6.677,00 648,00 7.325,00 5.259,00 2.066,00

Quận 8 5.428,00 313,00 5.741,00 4.473,00 1.268,00

Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chánh 1.440,00 46.388,00 31.176,30 8,00 79.012,33 34.263,00 44.748,00

-Bảng 7-Lưu lượng khai thác nước khu vực Tây Nam Thành phố (m3/ngày)-

III. CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHAI THÁC:

Theo tiêu chuẩn TCVN 5944-1995, dựa vào kết quả phân tích mẫu nước tại các điểm khai thác, chất lượng của các tầng được thống kê như sau:

1. Tầng chứa nước Holocen:

Tổng số mẫu thu thập: 11 mẫu, kết quả độ pH thay đổi từ 4,09 đến 8,36; một mẫu không đạt tiêu chuẩn. Hàm lượng Clorua(Cl-) thay đổi từ 29,3 đến 12.762,0mg/l, có 7 mẫu không đạt TCCP, độ cứng thay đổi từ 48-278mg/l, hàm lượng sunfat thay đổi từ 60,04 -1512,95mg/l, có 4 mẫu không đạt TCCP, hàm lượng sắt thay đổi từ 0- 0,95mg/l.

Nhìn chung, nước khai thác từ các giồng cát thường có hàm lượng Clorua cao do nằm gần biển. Ngoài ra nước ở các dòng cát ven biển còn là đối tượng chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi các tác nhân gây ô nhiễm của con người như nước thải từ sinh hoạt, nước từ sản xuất của các nhà máy xí nghiệp do tầng chứa nước này có cấu tạo không có tầng chắn bên trên, nước mưa cũng như các chất bẩn khác dễ dàng thấm xuống gây ô nhiễm nguồn nước. Mức độ ô nhiễm thể hiện qua kết quả phân tích hàm lượng của hợp chất nitơ cao ở một số mẫu phân tích.

2. Tầng Pleistocen:

Khảo sát trong tầng này kết quả được thống kê trên 284 mẫu như ng có tới 247/284 mẫu không đạt tiêu chuẩn về pH, 2/284 mẫu không đạt TCCP về hàm lượng Clorua, 6/284 mẫu không đạt TCCP về sunfat, 27/284 mẫu không đạt TCCP về sắt.

Nhìn chung, chất lượng nước trong tầng Pleistocen thường có pH thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tầng Pleistocen có thành phần các hợp chất nitơ và sắt cao nhất tuy nhiên lại là tầng nước được người dân khai thác và sử dụng chủ yếu và hầu như chưa được qua hệ thống xử lý. Một số điểm khảo sát đã có dấu hiệu về hiện tượng ô nhiễm vi sinh.

3. Tầng Pliocen trên:

Trên 141 mẫu thu thập và phân tích cho kết quả như sau: có 75 mẫu không đạt tiêu chuẩn về pH, 2 mẫu không đạt tiêu chuẩn về Clorua, 1 mẫu không đạt tiêu chuẩn về nitrat, 1 mẫu không đạt tiêu chuẩn về độ cứng, 1 mẫu không đạt tiêu chuẩn về sunfat và 22 mẫu không đạt tiêu chuẩn về sắt.

Nhìn chung, chất lượng nước khai thác ở tầng Pliocen trên chưa bị ô nhiễm có thể cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất tuy nhiên cũng cần quan tâm ở đây là hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

4. Tầng chứa nước Pliocen dưới:

Trong 9 mẫu thu thập và tiến hành phận tích cho kết quả như sau: độ pH thay đổi từ 6,6-8,2. Hàm lượng clorua thay đổi từ 7,09 - 976,45mg/l, 1 mẫu không

cứng thay đổi trong khoảng 8,6 - 91,0mg/l, sunfat thay đổi từ 6,71 -47,07mg/l. Hàm lượng sắt thay đổi trong khoảng 0,11 - 16,38mg/l, 3 mẫu không đạt TCCP về sắt.

Nhìn chung, chất lượng tầng Pliocen dưới tương đối giống với tầng Pliocen trên: nước vẫn chưa bị ô nhiễm tuy có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn nước dành cho sinh hoạt.



-Một số

-Hình ảnh khai thác nước-

CHƯƠNG VII: TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐẾN TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC

PLIOCEN TRÊN VÀ PLIOCEN DƯỚI

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐẾN TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CỦA TẦNG CHỨA NƯỚC PLIOCEN TRÊN VÀ PLIOCEN DƯỚI KHU VỰC TÂY NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 53 - 60)