PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xanh, cây cổ thụ (Trang 67 - 68)

- Xử lý dữ liệu

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Chúng tôi đã điều tra được 284 cây cổ thụ trong toàn quận Ba Đình. Trong đó Sữa và Muỗm có số cá thể lớn nhất trong vùng với 92 cá thể chiếm 32,4% tiếp đến là Bàng có số lượng cá thể là 22 cây chiếm 7,74%

Đã lập lý lịch để điều tra cây cổ thụ về chu vi, đường kính, chiều cao cây, đường kính tán. Trong đó có thể thấy hầu hết các cây có chu vi, đường kính và chiều cao lớn, đường kính tán lớn đều tập trung chủ yếu ở Vườn Bách Thảo và khu vực Phủ Chủ Tịch.

Đã đánh giá được tình hình sâu bệnh của từng cây, chủ yếu là các cây có tuổi lớn nằm trong khu vực Vườn Bách Thảo và trong Phủ Chủ Tịch.

Trên cơ sở dữ liệu điều tra về cây cổ thụ. Chúng tôi đã xây dựng bản đồ quận Ba Đình tỷ lệ 1:5000, kể cả cơ sở dữ liệu về mảnh bản đồ, cơ sở dữ liệu xếp theo loài, cơ sở dữ liệu về Họ, cơ sở dữ liệu về phố, cơ sở dữ liệu phường xã, cơ sở dữ liệu quận, cơ sở dữ liệu đặc điểm hình thái, cơ sở dữ liệu giá trị cảnh quan, cơ sở dữ liệu giá trị bảo tồn nguồn gen, cơ sở dữ liệu dự kiến quy hoạch, cơ sở dữ liệu biện pháp.

Cơ sở dữ liệu trong GIS giúp cho Trung tâm giáo dục Môi trường bảo vệ, quản lý tốt hơn cây cổ thụ. Kết quả này cũng là bước đầu giúp cơ quan quản lý ứng dụng công nghệ tin học trong sự nghiệp bảo vệ môi trường xanh của thành phố.

Đề tài cũng góp phần chứng minh giá trị lịch sử của Hà Nội, đồng thời cung cấp một tài liệu quý nhân dịp kỷ niệm Thủ đô Hà Nội 1000 năm.

5.2. Đề nghị

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xanh, cây cổ thụ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w