Thực trạng quá trình lập kế hoạch của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 (Trang 39 - 43)

- Năng lực sản xuất của công ty:

4.Thực trạng quá trình lập kế hoạch của công ty

Quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng số 5 được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bước 1: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch: Hội đồng quản trị, Tổng GĐ chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm phù hợp với đường lối chủ trương của nhà nước, phù hợp với truyền thống kinh nghiệm về ngành nghề sản xuất của công ty và kế hoạch dài hạn của tổng công ty.

Bước 2: Lập kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm: Công ty không có phòng kế hoạch riêng nên phòng tài chính- kế toán tiến hành công việc này.

Lập KH 5 năm, định hướng 10 năm Lập KH năm, quý, tháng Thực hiện kế hoạch Phê duyệt Phê duyệt Hướng dẫn xây dựng dự án Tổng GĐ, Hội đồng quản trị Phòng tài chính kế toán Tổng GĐ, Hội đồng quản trị Phòng tài chính kế toán Tổng GĐ Toàn công ty

Bước 3: Phê duyệt kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc xem xét kỹ lưỡng bản kế hoạch do phòng tài chính- kế toán lập ra trước khi phê duyệt. Bản kế hoạch trên sẽ là căn cứ để lập kế hoạch năm, quý, tháng.

Bước 4: Lập kế hoạch năm, quý, tháng: Phòng tài chính- kế toán tiến hành ước tính thực hiện năm báo cáo, tỷ lệ dự kiến kế hoạch năm tới, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tài chính… Các chỉ tiêu trong kế hoạch phải được lượng hóa và phải xác định rõ thời gian hoàn thành kế hoạch.

Bước 5: Tổng GĐ xem xét, phê duyệt kế hoạch năm, quý, tháng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban chức năng, các xí nghiệp.

- Giao kế hoạch năm - Giao kế hoạch quý - Giao kế hoạch năm

Bước 6: Thực hiện kế hoạch: Các phòng ban chức năng và các xí nghiệp tiến hành triển khai nhiệm cụ được giao, phấn đấu hết sức để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Để hoàn thành nội dung của bản kế hoạch sản xuất kinh doanh, phòng tài chính- kế toán đã tiến hành theo 6 bước đã đề cập trong lý luận về nội dung công tác lập kế hoạch. Cụ thể như sau:

• Nghiên cứu và dự báo:

Công tác nghiên cứu dự báo đã được tiến hành. Tuy nhiên nguồn thông tin cho công tác này còn hạn hẹp, chưa tiến hành nghiên cứu môi trường vĩ mô. Cán bộ làm công tác lập kế hoạch không có đủ kinh phí để tiến hành đi thu thập thông tin từ thị trường. Các thông tin về nhu cầu người tiêu dùng chủ yếu lấy từ báo, đài.

Khi nghiên cứu thị trường, công ty đã phân tích lợi ích trên các khía cạnh như: - Xem xét các sản phẩm trên thị trường về hình thức, giá cả, tính đa dạng, độ bền, tính dễ sử dụng, chi phí lắp đặt/sử dụng, chất lượng nguyên liệu…

- Động thái cạnh tranh, các nhà cung cấp bao quát thị trường được tới đâu; cung thừa hay thiếu.

- Trong số các khách hàng của công ty, bao nhiêu phần trăm là khách hàng mới, bao nhiêu phần trăm là do thu hút được từ phía các đối thủ cạnh tranh.

Công ty chú trọng phân tích nguồn lực hiện có của mình bao gồm: nguồn vốn, nhân lực, máy móc thiết bị…như được trình bày ở mục trên.

Cán bộ lập kế hoạch của công ty chưa có đủ kỹ năng để áp dụng các mô hình vào việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty vì vậy chưa có cái nhìn bao quát về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nghiên cứu chưa phát hiện ra được sản phẩm đặc thù của Công ty. Bên cạnh đó khả năng dự báo mới chỉ dựa vào nhận thức trực quan, chưa áp dụng được các phương pháp khoa học.

• Khẳng định kế hoạch bậc cao hơn:

Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, cán bộ lập kế hoạch luôn căn cứ vào kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm của công ty, thống nhất các hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu tối cao của tổ chức.

• Thiết lập các mục tiêu:

Khi xây dựng các mục tiêu, công ty đã đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản sau: - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu năm ( Pvcsh)

Công ty xác định mức tối thiểu cho các loại hình SXKD: Pvcsh từ 25 đến 30% - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu (P), mức tối thiểu như sau:

+ Sản phẩm xây lắp: P ≥ 3% + Sản phẩm vật liệu phục vụ xây dựng: P ≥ 5% + Tư vấn xây dựng: P ≥ 5% + SXCN gồm: ▪ Thép: P từ 2% đến 2,5% ▪ SP cơ khí: P ≥ 15% ▪ SXCN khác: P≥ 3%

+ Kinh doanh cho thuê nhà xưởng: P ≥ 15%

- Thu nhập bình quân lao động/ tháng: Mức tối thiểu không được thấp hơn trung bình năm trước.

- Khấu hao tài sản cố định: Mức khấu hao tối thiểu phải bằng mức trung bình theo quy định của Bộ tài chính. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay thương mại, mức trích khấu hao phải đảm bảo trả nợ theo dự án được duyệt.

- Sản lượng kế hoạch tính theo nguyên giá TSCĐ bình quân, thiết bị huy động vào SXKD: mức tối thiểu 1 triệu đồng giá trị TSCĐ phải làm ra ít nhất 1 đồng giá trị sản lượng.

Công ty đã thiết lập các các mục tiêu ngắn và dài hạn về thị phần và tài chính, mục tiêu về mức sản lượng dự tính, mức tăng doanh số bán hàng… Tuy nhiên mục tiêu của công ty chưa có sự thay đổi nhạy bén với những biến động của môi trường kinh doanh. Ví dụ như năm 2009 thị trường giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh, sức mua giảm sút nhưng công ty vẫn đặt chỉ tiêu doanh thu rất cao nên kết quả chỉ đạt 70,1% so với kế hoạch.

• Xây dựng các phương án

Công ty xây dựng các phương án dựa trên mục tiêu đề ra và nguồn lực sẵn có của mình. Các phương án xoay quanh các giải pháp về thị trường, đầu tư, công tác tài chính, nhân sự.

• Đánh giá các phương án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là bước xác định giá trị của phương án theo tiêu chuẩn hiệu quả, tìm ra những ưu, nhược điểm của từng phương án. Công ty đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi nhuận để đánh giá các phương án. Nó cho phép định lượng được những tác động gián tiếp cũng như những tác dụng trực tiếp, nhưng không đo được bằng các khoản thu - chi cụ thể. Ngoài ra nhà quản lý căn cứ vào nguồn lực hiện có của Công ty để đánh giá tính khả thi của phương án.

• Lựa chọn và ra quyết định

Sau khi đánh giá các phương án, lãnh đạo công ty lựa chọn phương án đem lại hiệu quả cao nhất và ra quyết định phê duyệt phương án. Kế hoạch sản xuất kinh doanh được thể hiện bằng văn bản, công bố rộng rãi toàn công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 (Trang 39 - 43)