Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA (Trang 62 - 63)

- Vnước rửa bã +V nước trong dịch trước lọc = Vnước trong bã +V nước trong dịch nấu hoa

2. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy

2.2. Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy

Khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, em dựa trên cơ sở là đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời đảm bảo vệ sinh công nghiệp theo đúng tiêu chuẩn công nghiệp, cũng như tạo được thẩm mỹ đẹp và hài hoà không những cho nhà máy mà còn cho cả khu công nghiệp. Hiện nay, tồn tại hai giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy là: giải pháp phân vùng và giải pháp hợp khối.

Do đặc thù của nhà máy, em chọn giải pháp phân vùng để thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. Giải pháp này có những ưu điểm sau:

+ Dễ dàng tạo thành các khu sản xuất độc lập. + Hạn chế sự ảnh hưởng vệ sinh công nghiệp.

+ Dễ dàng mở rộng nhà máy, khi cần tăng năng suất. + Thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

+ Dễ dàng quản lý theo khâu sản xuất.

Theo giải pháp thiết kế này, em chia nhà máy thành 3 vùng như sau:

Vùng trước nhà máy:

Vùng này em bố trí các hạng mục sau: nhà hành chính-hội trường- phòng họp, phòng bảo vệ, gara ôtô, nhà ăn, nhà để xe, trạm y tế, nhà giới thiệu sản phẩm và sân thể thao. Các hạng mục này được bố trí dọc theo chiều dài nhà máy, đầu hướng gió, chiếm diện tích khoảng 7% tổng diện tích nhà máy.

Vùng sản xuất:

Bao gồm các hạng mục như: kho nguyên liệu, nhà sản xuất chính, khu lên men, nhà hoàn thiện sản phẩm và kho chứa thành phẩm. Các hạng mục bố trí ở giữa nhà máy, sau vùng trước nhà máy, cũng kéo dài dọc theo chiều dài nhà máy.

Vùng sau nhà máy:

Vùng này bố trí các hạng mục còn lại trong nhà máy bao gồm: kho chứa bock, trạm biến áp, khu nén khí và thu hồi CO2, xưởng cơ điện, nhà vệ sinh, khu chứa bã, khu xử lý nước sạch, khu xử lý nước thải và khu lò hơi. Được bố trí ở sau vùng sản xuất, cuối hướng gió.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w