Trình độ quản lý yếu kém

Một phần của tài liệu NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC (Trang 52 - 54)

III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

1. Khó khăn

1.3. Trình độ quản lý yếu kém

Hiện nay, ở hầu hết các doanh nghiệp giấy Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức lực lượng lao động thường rất cồng kềnh, hiệu quả hoạt động rất thấp là tình trạng khá phổ biến. Ở Inđônêxia, một nhà máy giấy sản xuất đến 500.000 tấn bột giấy/năm nhưng chỉ có hơn 300 công nhân. Hay ở Thái Lan, một nhà máy có công suất 160.000 tấn giấy/năm chỉ có khoảng 300 nhân viên, trong đó chỉ có hơn 100 nhân viên trực tiếp đứng máy, số nhân viên còn lại phụ trách các công việc khác như quảng cáo, tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường... Còn ở Việt Nam thì sao? Lấy công ty giấy Bãi Bằng làm ví dụ. Đây là một trong những doanh nghiệp được đánh giá là kinh doanh có hiệu quả trong ngành giấy, vậy mà mỗi năm chỉ sản xuất 50.000 tấn bột giấy và ____________________________________________________________________

____________________________________________________________________ 70.000 tấn giấy nhưng lại có đến 3.500 công nhân. Công ty giấy Tân Mai có khá hơn nhưng vẫn cần đến 1000 công nhân. Số lượng công nhân như vậy là quá dư thừa so với công suất của nhà máy.

Tại các công ty giấy của Inđônêxia hay Thái Lan, mặc dù chỉ có vài trăm nhân viên nhưng hiệu quả hoạt động lại cao hơn rất nhiều, nếu không nói là quá nhiều so với Việt Nam. Một phần nguyên nhân là do ở các nước này, quy trình sản xuất đã được tự động hoá cao, ngay cả các thao tác như bắt giấy lại cho máy sau khi giấy bị đứt, nhặt sạch giấy rách trước khi giấy được cuộn vào lô hay thao tác thay lô cuộn giấy cũng được tự động hoàn toàn. Công nhân vận hành chỉ còn phải trực tiếp thao tác rất ít, chỉ còn đóng vai trò giám sát, dự đoán và ngăn ngừa sự cố trục trặc của hệ thống điều khiển. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cách sắp xếp, quản lý nhân sự của ta chưa khoa học và hiệu quả. Có quá nhiều cấp quản lý trong một doanh nghiệp nên thông tin từ trên xuống hay thông tin phản hồi từ dưới lên phải mất rất nhiều thời gian, qua rất nhiều công đoạn mới tới được nơi cần đến. Nhiều khi thông tin tới nơi thì đã không còn hữu ích, làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí còn gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm nữa, các phòng ban của đa phần các doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn mức cần thiết nên thường có tình trạng đi sớm về muộn, làm việc cầm chừng, đùn đẩy công việc cho nhau...

Còn về đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật - những người trực tiếp tham gia sản xuất - thì thường không được đào tạo chính quy, chuyên sâu nên khả năng làm việc rất hạn chế, làm giảm năng suất lao động. Hiện tại, ở trong nước, chỉ có một số doanh nghiệp như công ty giấy Bãi Bằng, Tân Mai,... là đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ người lao động, nhưng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, am hiểu về chuyên môn vẫn còn rất mỏng. Do đó, các doanh nghiệp này đã phải dùng nhiều bù ít, nghĩa là để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp phải huy động một đội ngũ lao động đông đảo thay vì sử dụng vừa đủ số nhân viên có trình độ cao.

____________________________________________________________________ Trình độ quản lý kém đã khiến cho chi phí tiền lương và quản lý doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp lên tới 15-20% giá thành sản phẩm. Đây là một khó khăn rất lớn mà mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải giải quyết triệt để nếu muốn tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hiện nay.

Một phần của tài liệu NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w