Biện pháp thứ ba: Chú trọng nâng cao quảng cáo

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến. (Trang 63 - 69)

Là công ty chủ yếu gia công hàng xuất khẩu và các đơn hàng, hàng năm công ty nhận gia công đều được hoàn thành trước thời gian. lý do, Vì công ty tổ chức sản xuất 2 ca 1 ngày. Nên nhiều năng lực của công ty vẫn còn thời gian trống. Xét thấy công ty nên tận dụng . vẫn còn trống. của Trong giai đoạn thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, việc quảng cáo giữ một vai trò quan trọng.Nhờ quảng cáo mà hàng hoá được bán nhanh và nhiều hơn. Thông qua quảng cáo thương hiệu của sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng. Vì vậy, quảng cáo góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

+Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay, trên thị trường sản phẩm hàng May mặc rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mốt, rất nhiều đơi vị cung cấp, tạo cho khách hàng tâm lý luôn quan tâm đến những sản phẩm mới và những sản phẩm đáy ứng thị hiếu tiêu dùng mong muốn. Vì vậy, để sản phẩm mới đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất( mục đích là giảm sự cạnh tranh) là thông qua công viêc quảng cáo. Thực tế cho thấy các sản phẩm mới sau khi quảng cáo không những tiêu thụ nhanh mà còn có tác dụng đến nhà sản xuất điều chỉnh để hoàn thiện hơn sản phẩm đó.

Trong thời gian qua ở công ty may Phố Hiến, hoạt động quảng cáo chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty đối với thị trường trong nước. Vì vậy hoạt động này cần được tăng cường trong thời gian tới.

+Nội dung của Biện pháp:

Có rất nhiều cách để quảng cáo sản phẩm, quảng cáo trên các phương tiện chuyền thông như: Báo chí, phát thanh, truyền hình.Thực tế cho thấy quảng cáo sản phẩm thông qua phương tiện truyền hình đem lại hiệu quả tốt nhất vì ưu việt cử phương thức là có sựu trợ giúp của màu sắc hình ảnh, âm thanh sống động. Tuy nhiên cũng tốn kếm nhất.Vì vây phải chọn lựa sản phẩm, thời điểm quảng cáo và kênh truyền hình nào sao cho có hiệu quả cao và chi phí hợp lý mà doanh nghiệp có thể chấp nhận. Đối với sản phẩm mới cần thiết cho mọi người và sản phẩm cao cấp nên quảng cáo ở truyền hình trung ương vì mức quảng bá rộng nhất. Được sự quan tâm, thêo rõi của người xem nhiều hơn. Việc quảng cáo rộng rãi phải gắn liền với các hoạt động của các đại lý tiêu thụ. Thời điểm quảng cáo cũng xem xét kỹ để phù hợp với lượng khách hàng cần nắm thông tin và quảng cáo đạt hiệu quả cao nhưng chi phí hợp lý. Tuỳ theo sản phẩm để cân đối việc quảng cáo trên đài truyền hình và trên đài phát thanh.

Nếu cần quảng cáo ở đài truyền trung ương, em xin đề xuất quảng cáo trên kênh VTV3 có biểu giá sau:

Bảng : Giá quảng cáo trên VTV3

Thứ Thời

gian

Thời điểm quảng cáo

Giá quảng cáo/ lần

10s 15s 20s 30s

Từ thứ2- thứ 6 17h-19h Ngoài phim và giải trí 11 13,2 16,5 22 Thứ 7, chủ nhật 11h- 12h Trong và ngoài trương chình khác 14 16,8 21 28

(Nguồn: Trung tâm QC&TH –TVAd)

Do khả năng tài chính của công ty còn hạn hẹp nên công ty có thể quảng cáo làm hai đợt.một đợt vào giáp tết nguyên đán, một đợt vào đầu hè.chương trình của công ty kéo dài 15 giây.

Trong tháng quảng cáo thì một tuần công ty quảng cáo cả 7 ngày, mỗi ngày một lần. cụ thể là:

*Từ thứ 2 đên thứ 6: Công ty quảng cáo từ 17h-19h với chi phí một lần quảng cáo là 13.2 triệu, vậy chi phí quảng cáo trong một tuần là:13,2 x 5 = 66 triệu đồng.

Thứ bảy và chủ nhật công ty quảng cáo lúc 11h-12h với chi phí một lần quảng cáo là 16 triệu đồng. Vây chi phí quảng cáo cho thứ bảy và chủ nhật tong một tuần là: 16,8 x 2 = 33.6 triệu đồng.

tổng chi phí quảng cáo cho một tuần là: 66 + 33,6 = 99,6 triệu đồng.

Dự định chi phí quảng cáo cho một năm( một năm chỉ quảng cáo 3 tháng, nghĩa là 12 tuần). vậy chi phí quảng cáo trên VTV3 là: 99,6 x 12 = 1.195.2 ( triệu đồng)

Dự tính cho chi phí làm phim là 50 triệu đồng. Chi phí thiết kế và tư vấn : 15 triệu đồng.

Vậy tổng chi phí toàng bộ cho quảng cáo trên VTV3 là: 1.195,2 + 200 + 15 = 1.430,2 triệu đồng.

Vì công ty được giảm giá 14% tức là giảm giá được 176.43 triệu ( vì số tiền quảng cáo trong mức 1 tỷ - 1.5 tỷ).

Do đó số tiền công ty phải trả cho quảng cáo trên VTV3 là: 1.260,2 - 176,43 = 1.083,8 triệu đồng.

Bảng : tỷ lệ giảm giá

Stt Số tiền quảng cáo sản phẩm dịch vụ: Đvị. 1000đ Tỷ lệ giảm(%)

1 Từ 50.000- 100.000 6 2 Từ 100.000- 250.000 8 3 Từ 250.000- 500.000 10 4 Từ 500.000- 1.000.000 12 5 Từ 1.000.000- 1.500.000 14 6 Trê n 1.500.000- 2.500.000 16 7 Trên 2.500.000- 4.500.000 18 8 Trê n 4.500.000 20 (Nguồn: Trung tâm QC & TH – TVAd)

Lý do công ty nên quảng cáo trên VTV3:Vì đây là kênh truyền hình được phủ sóng toàn quốc, thêm vào nữa đây là kênh truyền hình được nhiều người ưa thích và giá quảng cáo cũng có thể chấp nhận được. Một yếu tố quan trọng khác mang tính chủ quan thuộc về doanh nghiệp đó là các hệ thống kênh phân phối,

các đại lý ở các tỉnh thành chưa nhiều. Cho nên đẩy mạnh quảng cáo là thông tin nhanh nhất trong các chính sách đẩy mạnh tiêu thụ, mà ở chính sách nào của công ty cũng đều yếu. quảng cáo sẽ là xúc tác hữu hiệu tăng sản lượng theo kế hoạch dự kiến và tạo xung lực cho các chiến lược tiêu thụ sản phẩm tiếp theo của công ty đối với thị trường trong nước.

Ngoài quảng cáo trên ti vi thì công ty cũng nên quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam để đảm bảo rằng thông tin của công ty đến được với nhiều người tiêu dùng nhất bởi có thể ở nông thôn nhiều nhà còn chưa có ti vi.

* Dự tính chi phí quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam:

Bảng : Giá quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam (FM 100 MHZ )

Thời gian phát sóng Mức giá

Sáng(11- 12h) 1000 đ/ 30 giây Tối(19h – 21h) 2000 đ/ 30 giây (Nguồn: 1080)

Công ty dự định quảng cáo mỗi ngày 2 lần, mỗi tuần 2 ngày. (thứ 3 và thứ 6 hàng tuần).một năm công ty quảng cáo 4 tháng.

Chi phí quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam 1 ngày là: 1 + 2 = 3 (triệu đồng)

Chi phí quảng cáo cho một tuần là: 3 x 2 = 6 (Triệu đồng).

Chi phí quảng cáo cho 4 tháng ( 16 tuần) trên đài tiếng nói là: 6 x 16 = 96 (triệu đồng).

Chi phí thiết kế, tư vấn ý tưởng nội dung quảng cáo: 5 (triệu đồng). Vậy tổng chi phí cho quảng cáo trong một năm là: 1.083,8 + 96 + 5 = 1.184,8 (triệu đồng).

Tóm lại: Dự tính tổng số tiền cho tất cả các hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty là : 1184,8 (Triệu đồng).

+Hiệu quả của biện pháp:

Quảng cáo làm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty, lôi kéo thu hút được nhiều khách hàng, tạo lập uy tín cho công ty. Quảng cáo nhằm giới thiệu có tính năng tốt, kiểu dáng mẫu mã hợp thời trang. những sản phẩm thiết kế tạo ra sự ưa thích phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng.Góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ.

Dự tính lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện biện pháp: Năm 2009 doanh thu: 9.750 triệu đồng.

Năm 2010 doanh thu dự kiến khi chưa thực hiện biện pháp quảng cáo là: 11.250 triệu đồng tức là tăng 8,6%

Khi thực hiện biện pháp doanh thu dự kiến sẽ tăng thêm là: 13.452 triệu đồng .

Ta có doanh thu tăng thêm l à:13.452- 11250 = 2.202 tỷ đồng Mà chi phí tăng thêm là :

Như vây doanh thu sau chi phí(DTscf) = doanh thu tăng thêm - chi phí tăng thêm.

DTscf =1.184,8 – 2.202 = 1.017,2 tỷ đồng. So với các năm trước thì tỷ lệ doanh thu là trên 1 %. Do đó lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện biện pháp là

LN = DTscf x 1% = 1.017,2 (tỷ đồng)

+ Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Có kinh phí quảng cáo

Lập kế hoạch rõ ràng cho quảng cáo trên cơ sỏ xác định mục tiêu quảng cáo, đánh giá hiệu quả kinh tế của quảng cáo bằng cách so sánh chi phí cho quảng cáo đã bỏ ra với kết quả do viêc quảng cao mang lại.

Nhận xét: Phương châm quảng cáo là mang lại hiệu quả cao với chi phí hợp lý, khắc hoạ hình ảnh của sản phẩm trong tam trí người tiêu dùng, hướng khách hàng mua sản phẩm của công ty, trung thành với nhã hiệu của công ty. Tuy nhiên bước đầu công ty có thể phải giảm lợi nhuận do việc chi nhiều cho quảng cáo nhưng hiệu quả thu được sau này là vô cùng lớn. Công ty không nên nhìn vào chi phí trước mắt mà bỏ cơ hội này.

Tóm lại : Trên đây là một số giải pháp cơ bản vừa có ý nghĩa trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài nhằm khắc phục những hạn chế và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu ở công ty may Phố Hiến Để thực hiện tốt những giải pháp này đòi hỏi có sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Một số đề xuất công ty kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước :

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu thị trường luôn biến động không ngừng, các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên về số lượng lẫn khả năng cạnh tranh sản phẩm cùng loại. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì cần sự điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Về cơ chế quản lý: Nhà nước và sở thương mại nên có biện pháp vận hành bộ máy tổ chức quản lý thông thoáng tránh phiền nhiễu và quản lý chồng chéo để tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam là khó khăn về vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật. Để khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có lãi, Nhà nước cần đưa ra chính sách hỗ trợ về vốn, điều chỉnh lãi suất vay Ngân hàng hợp lý, miễn giảm thuế cung ứng đầu vào, thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng, đồng thời thực hiện chương trình kích cầu tiêu dùng khu vực nông nghiệp nông thôn, với các chính sách hỗ trợ người mua và người bán

Đề nghị Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Phải có biện pháp chống buôn lậu qua biên giới với những mặt hàng nhập lậu, trốn thuế giá rẻ, chất lượng không đảm bảo từ Trung Quốc.

Khi thị trường có sự biến động lớn thì Nhà nước cần có hoạt động can thiệp kịp thời để cân đối cung cầu, bình ổn giá cả thị trường, giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì các hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang trở thành một ngành sản xuất có tính chất chiến lược ở nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nền khoa học công nghệ còn lạc hậu, lực lượng lao động còn thất nghiệp rất lớn thì phát triển gia công xuất khẩu là một tất yếu. Gia công xuất khẩu sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, phát triển gia công xuất khẩu giúp

chúng ta tiếp thu được khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nước khác, nó cũng làm tăng thu nhập, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Hiện nay Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của ASEAN, APEC và chúng ta đang đàm phán để ra nhập tổ chức WTO nền kinh tế trong nước đòi hỏi duy trì ở mức tăng trưởng 9 đến 10 % một năm, kim ngạch xuất khẩu phải tăng từ 20 - 25 %/năm, gia công xuất khẩu hàng hoá là một trong những giải pháp thực hiện nhằm đạt được các chỉ tiêu này. Muốn vậy chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm thích đáng công tác thị trường, cải tiến và nâng cao hơn nữa bộ máy quản lý đa dạng hoá thị trường, sản phẩm từng bước hướng vào gia công theo chiều sâu, tăng dần tỷ trọng nguyên vật liệu trong nước trong giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời hết sức coi trọng uy tín trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Chắc chắn rằng hoạt động gia công xuất khẩu sẽ đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm tới, với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của mình, công ty may Phố Hiến đã và sẽ cố gắng phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc hơn nữa góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam, nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến. (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w