Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vinaconex 3 (Trang 45 - 49)

II. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty

3.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động các nhà quản lý sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. =

doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.

- Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động: =

Chỉ tiêu nàychỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Trong một hoạt động sản xuất hay trong một chu kỳ kinh doanh thì đồng vốn càng có sự luân chuyển tốt ở nhiều hình thái khác nhau thì càng chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả ở doanh nghiệp. Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn thìcác doanh nghiệp không thể không sử dụng một số các chỉ tiêu cơ bản như:

=

Chỉ tiêu này còn chỉ ra được số vòng luân chuyển của vốn. Nếu số vòng luân chuyển càng lớn chứng tỏ lợi nhuận mà nó tạo ra được càng cao và đồng vốn sử dụng có hiệu quả.

=

Chỉ tiêu này có thể chỉ ra một cách chi tiết về thời gian vòng vốn luân chuyển, thời gian càng ngắn thì làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả.

Mặt khác do vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như tiền mặt, các khoản phải thu…nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta có thể dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu như:

=

Trong hoạt động kinh doanh thì tỷ suất thanh toán luôn được các doanh nghiêp quan tâm. Nếu chủ động trong vấn đề này thì doanh nghiệp luôn tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Trong thực tế nếu tỷ suất này lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quanvà ngược lại nếu tỷ suất này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khẳntong việc thanh toán công nợ… điều này sẽ

gây cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu tỷ suất cao quá chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn hay lầ doanh nghiệp đang trong tình trạng không biết tạo ra các cơ hội cho đồng vốn của mình.

=

Nếu như khả năng này bằng 1 thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp rất chủ đọng trong việc hoàn lại số vốn do vay ngắn hạn.

=

Mức hợp lý của các khoản phải thu sẽ được biểu hiện qua nó. Nếu doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh thì các nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng dẫn đến doanh nghiệp không chủ động trong vấn đề đầu tư hay luân chuyển vòng vốn.

=

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nếu các dòng vốn luân chuyển đi mà doanh nghiệp không biết bao h có thể thu lại được thì nó sẽ không cho các nhà đầu tư có điều kiện phát huy hết khả năng sử dụng đồng vốn và điều kiện về tài chính không được đảm bảo. Vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để đồng vốn quay lại tay các nhà đầu tư trong thời gian ngắn nhất cùng với lợi nhuận mà đồng vốn mang lại.

3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vài năm gần đây.

Năm 2008 nguồn vốn lưu động của công ty đã có sự chuyển biến lớn khi đã có sự thay đổi lớn trong tiền mặt và các khoản phải thu.

Năm 2007 thì lượng tiền mặt là 17,383428 tỷ đồng và tới năm 2008 thì nó đã tăng lên 43,749270 tỷ đồng. Tiền mặt tăng lên sẽ giúp doanh nghiệp chủ động với số vốn của mình, tuy nhiên nên giữ tiền mặt ở mức hợp lý, không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay để đấy mà phải trả lãi ngân hang, trả lãi cho đối tượng cho vay, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Qua bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy thực chất thì tiền mặt của công ty tăng lên nhưng nếu xét thêm các khoản tương đương tiền thì sẽ thấy lượng tiền và các khoản tương đương

tiền đã giảm, chứng tỏ công ty năm 2008 đã dùng khoản tiền nhiều hơn so với năm 2007 sử dụng cho việc đầu tư và trả các khoản lãi vay, nợ ngắn hạn. Đây là điểm tốt với công ty bởi lượng tiền mặt của công ty không bị ứ đọng quá nhiều, tránh sự lãng phí .

Bên cạnh đó thì các khoản phải thu lại tăng 99,731416 tỷ đồng, đây là tín hiệu không lạc quan bởi lẽ khả năng thu nợ chậm sẽ làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán. Hơn thế nữa, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình được liên tục đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi các khoản phải thu lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn, tránh tình trạng không tốt như nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính của công ty.

Lượng hàng tồn kho năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 12,344926 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị ứ đọng vốn khá lớn trong kỳ và sẽ tốn thêm các khoản chi phí cho việc quản lý số lượng hàng hoá này. Hàng tồn kho của công ty tăng do dự trữ tài sản lưu động là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh. Nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý mới là điều quan trọng, dự trữ lớn sẽ làm vốn tăng, hang hoá ứ đọng dư thừa…gây khó khăn trong kinh doanh. Nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc nghẽn trong khâu sản xuất mà đặc điểm của công ty là chuyên về xây dựng các công trình nênnó phụ thuộc theo mùa vụ xây dựng. Vì vậy dự trữ tài sản lưu động phải diều hoà sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí.

Một vài khoản mục trên chưa thể đưa ra một số liệu chính xác về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cần phân tích thêm một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Bảng 2.5

Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 1,264 1,282 lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sức sinh lợi của vốn lưu động 0,059 0,079 lần

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 0,791 0,776

Thời gian 1 vòng luân chuyển 1,264 1,289 năm

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn 1,39 1,420 lần

( Nguồn : Bảng kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm 2007 và 2008.) Về Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ta thấy năm 2008 đã bi giảm so với năm 2007. Mức giảm là không đáng kể tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn cần được nâng cao, công ty cần phải tìm những giải pháp thích hợp để quản lý tốt hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2008 có tăng so với năm 2007, chứng tỏ công ty thu hồi vốn chậm đi. Phần lớn vốn lưu động bị khách hàng chiếm dụng. Giải pháp đặt ra là công ty cần giảm bớt các khoản phải thu và hàng tồn kho để hiệu quả sử dụng được cao hơn.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phải càng nhỏ càng tốt, trong khi hệ số này của công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007, đây là tín hiệu không tốt. Thời gian tới công ty nên tìm cách rút ngắn thời gian luân chuyển vốn lưu động xuống nhằm giúp công ty đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh, thu được doanh thu nhiều hơn.

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty tăng và đều lớn hơn 1, đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty rất chủ động trong việc hoàn lại số vốn cho vay ngắn hạn, công ty có một nền tài chính có khả quan.

Nhìn chung công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình. Thể hiện ở việc doanh thu và tỷ suất lợi nhuận năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tuy có giảm, nhưng là không đáng kể, bởi lẽ trước tinh hình nền kinh tế khủng hoảng trong năm 2008 thì giữ được mức hiệu suất như vậy là có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vinaconex 3 (Trang 45 - 49)