Thấy được gì từ cuộc đua lãi suất của hệ thống Ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây và những ảnh hưởng của chỉ thị, chính sách của Chính Phủ và NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu An ninh tài chính đối với hoạt động của angân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 41 - 45)

và những ảnh hưởng của chỉ thị, chính sách của Chính Phủ và NHNN Việt Nam.

Chỉ trong vòng nửa năm từ tháng 11/2007 đến tháng 6/20008 diễn biến lãi suất trên thị trường ngân hàng Việt Nam đã có rất nhiều biến động mạnh mẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế đất nước.

Lý giải cho việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động, hầu hết các ngân hàng đều nói là để phục vụ nhu cầu vay vốn mua sắm, tiêu dùng trong dịp cuối năm 2007. Nhưng sang năm 2008 tình hình này vẫn diễn biến phức tạp và mạnh mẻ đã dẫn đến thiếu thanh khoản trầm trọng tại các NHTM vừa qua.

Ngay từ đầu năm 2007 đã có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát tăng cao với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 1 tăng 3,02% so với cuối năm 2006 và tăng 7,85% so với cùng kỳ năm trước (1), đi liền theo đó là tiền ra lưu thông nhiều. Trong 6 tháng đầu năm NHNN đã mua vào 7 tỷ USD để tăng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, điều này cũng góp phần làm tăng thêm lượng cung tiền.

Song để kìm chế lạm phát, NHNN đã quyết định tăng Dự trữ bắt buộc (DTBB) từ 5% lên 10% (Quyết định 1141/QĐ-NHNN ngày 28/5/2007). Như vậy, các NHTM bắt đầu thực hiện cất bớt vốn vào kho tương

ứng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Đối với hoạt động ngân hàng, nguồn thu mang về lớn nhất chính là lợi nhuận từ khoản cho vay. Tăng tỷ lệ DTBB đồng nghĩa với việc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để đảm bảo và cân đối được nguồn lợi nhuận trong kinh doanh, các ngân hàng buộc phải nghĩ đến bài toán tăng lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất huy động.

Với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đối với cho vay đầu tư chứng khoán, thì tỷ lệ cho vay chứng khoán của các TCTD phải ở mức dưới 3% trên tổng dư nợ (Chỉ thị 03CT/NHNN ngày (28/05/2007). Theo đó, các ngân hàng buộc phải nhanh chóng thu hồi nợ đối với cho vay kinh doanh chứng khoán. Điều này làm cho vốn khả dụng tại các ngân hàng càng thêm dư thừa. Vì thế, các ngân hàng đã phải giảm lãi suất huy động.

Khi tỷ giá VND/USD trên thị trường có dấu hiệu sụt giảm mạnh, các ngân hàng mua USD không thể giải ngân nên đành phải “chôn” vốn. Còn NHNN thì hạn chế đưa tiền đồng ra thị trường để kìm chế tốc độ lạm phát, khiến cung VND khan hiếm. Lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng đột biến từ 6% lên đến 12%/năm, có thời điểm lên tới 17%/năm, ảnh hưởng đến tâm lý của của các NHTM CP, nên đã dẫn đến xu hướng gia tăng lãi suất huy động để chủ động nguồn cung vốn đáp ứng nhu cầu khách hàng dịp cuối năm.

Nguồn kiều hối đang chảy mạnh về nước, ước tính năm nay lên tới 5,5 tỷ USD và người nhận có xu hướng bán ngoại tệ cho ngân hàng để lấy tiền đồng, làm cho VND càng thêm khan hiếm, gây sức ép tăng lãi suất tiết kiệm VND.

Bên cạnh đó, dưới tác động của Chỉ thị 03, mặc dù các ngân hàng đã ra sức thu hồi nợ và ngưng cho vay kinh doanh chứng khoán từ tháng 06/2007 để đảm bảo tỷ lệ cho vay kinh doanh chứng khoán xuống mức 3%, nhưng cũng khó thực hiện kịp mốc 31/12/2007 mà NHNN đã đề ra. Chỉ còn cách là phải tăng tổng dư nợ, và không ít ngân hàng đã tung ra chương trình tín dụng bất động sản với thời hạn cho vay dài và lãi suất ưu đãi, càng đẩy cầu vốn cho khách hàng tăng mạnh. Và để tránh tình trạng lãi suất thực âm, không thể hấp dẫn người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động

Việc tăng lãi suất huy động có những lý do khách quan do thị trường tác động và có những lý do riêng biệt khác mang tính chất nhu cầu nội bộ. Có những ngân hàng thực sự cần vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển đầu tư, tiêu dùng. Nhưng cũng có không ít ngân hàng vì vị thế và nhu cầu cạnh tranh không muốn mất khách hàng, tuy không có nhu cầu tiền mặt lớn, thường vẫn phải tăng lãi suất để cùng đứng chung với các ngân hàng khác.

Tóm lại, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động vốn vì hai lý do :

o Hiện nay nhu cầu cho vay và thanh toán của nền kinh tế quá lớn. Điều này thể hiện là nền kinh tế đang ở trong trạng thái quá nóng, cầu đầu tư nhiều. Vì vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, nên tất yếu lãi suất phải tăng.

o Ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ, nên việc vay qua thị trường liên ngân hàng, qua cửa sổ chiết khấu của ngân hàng nhà nước khó khăn.

Vì lý do trên, kể cả ngân hàng NHTW không phát hành đợt tín phiếu bắt buộc thì các NHTM vẫn phải tăng lãi suất. Khi NHNN phát hành tín phiếu, tăng lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc, các NHTM càng cần phải tăng lãi suất để hút vốn, trong bối cảnh lạm phát cao làm cho lãi suất tiết kiệm thực là âm.

Trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 tình hình lãi suất đã làm biến động lớn tỷ lệ huy động – cho vay trên toàn hệ thống NHTM. Nguyên nhân sốt lãi suất xuất phát chủ yếu từ chính quá trình khai thác và sử dụng vốn của các ngân hàng. Việc tăng trưởng quá cao dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại trong các tháng cuối năm 2007 đã dẫn đến áp lực nhu cầu vốn rất lớn. Chỉ riêng tháng 12.2007, dư nợ tín dụng tăng trưởng 14,2% so với tháng trước; tháng 1.2008 dư nợ tín dụng tăng 13,2% so với cuối năm 2007. Các ngân hàng đã “cố đấm ăn xôi” đẩy mạnh tín dụng chủ yếu để đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán, cho vay bất động sản... Tỷ lệ dư nợ riêng trong tháng 2.2008 tăng lên 84,66%.

Thiếu hụt nguồn vốn để cho vay đã khiến hàng loạt ngân hàng vừa tăng lãi suất huy động, vừa vay trên thị trường liên ngân hàng. Vai trò chính của thị trường liên ngân hàng là đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Song một bộ phận vốn của thị trường này lại được một số ngân hàng sử dụng cho vay nền kinh tế. Trong số 17 ngân hàng thương mại cổ phần (hội sở chính tại TP.HCM), chỉ có 7/17 ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn dưới 100%. Số còn lại đều trên 100%. Trong đó, 3 ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng so với huy động vốn trên 200%, là 267%, 252%, và 207%. Số liệu trên cho thấy, ngoài nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư được sử dụng hết, số còn lại ngân hàng còn vay trên thị trường liên ngân hàng để cho vay. Việc sử dụng bộ phận vốn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay trực tiếp nền kinh tế đã tác động đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng, thể hiện bằng cơn biến động mạnh của lãi suất vừa qua.

Hàng loạt các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất không vượt quá mức trần 12%/năm ngay sau công điện khẩn ngày 26.2.2008 vừa qua của ngân hàng nhà nước. Phần lớn các ngân hàng đều giữ mức lãi suất huy động ngắn hạn 1 – 2 tháng là 12%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 11,5%/năm. Ở biểu lãi suất mới ban hành của Sacombank, OCB... đối với loại hình tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đã tăng từ 0,25% lên 0,4%/tháng. Điều này cho thấy các ngân hàng vẫn đang “khát” nguồn vốn ngắn hạn. Nhiều ngân hàng tiếp tục “vớt vát” khách hàng bằng cách đẩy mạnh chương trình khuyến mãi và quà. Như Seabank áp dụng lãi suất 12%/năm cho tất cả các kỳ hạn, ngoài lãi suất được hưởng còn được tặng vàng SJC theo số tiền gửi. Tuy nhiên, nhằm chấm dứt tình trạng xáo trộn trên thị trường tiền tệ, tất cả những hình thức thưởng tặng biến tướng kéo luồng tiền gửi tiết kiệm về mình của các ngân hàng cũng sẽ bị xử lý nghiêm.

Lo ngại lớn hơn ở góc độ nhà điều hành chính sách là cuộc đua tăng trưởng tín dụng có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng. Tăng trưởng năm 2007 tập trung chủ yếu ở những lĩnh vực ẩn chứa rủi ro cao như : cho vay tiêu dùng, bất động sản và chứng khoán. Thời điểm này, những con số tăng trưởng trên đều đẹp nhưng khi được cố tình vượt quá ngưỡng an toàn có thể sẽ gây hậu quả lâu dài.

Ngày 25/3/2008, Hiệp hội đã có báo cáo Thống đốc NHNN và có văn bản số 119/HHNH gửi đến các Hội viên để thông báo sự đồng thuận về một số vấn đề trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức hội viên.

Theo đó, các hội viên đã đồng thuận 100% về việc điều chỉnh lãi suất huy động VNĐ và bằng ngoại tệ. Lãi suất huy động VNĐ ≤ 6 tháng là 10,5%/năm; lãi suất huy động trên 6 tháng là 11%/năm; lãi suất huy động bằng ngoại tệ tối đa 6%/năm, thời gian dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày 2/4/2008.

Trong thời gian cuối năm 2007- đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp dường như trái ngược nhau dẫn tới tình trạng thiếu khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước đã dừng việc mua ngoại tệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc, và dừng các nghiệp vụ mua lại (repos). Điều này đã đẩy mức lãi suất cho vay qua đêm lên mức kỷ lục- có lúc đã tới 40%.

NHNN đã chính thức ra quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN: kể từ ngày 19/5 lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam (VNĐ) là 12%, lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm và lãi suất chiết khấu là 11%. Theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng VNĐ đối với khách hàng theo nguyên tắc lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố áp dụng trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng tháng, NHNN công bố lãi suất cơ bản. Trong trường hợp cần thiết, NHNN điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản. Với quyết định này, lãi suất cơ bản đã được nâng lên một mức đáng kể. Và mới đây nhất Quyết định số 1317/QĐ-NHNN và Quyết định số 1316/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 11/6/2008 thì lãi suất cơ bảnVNĐ sẽ được tăng từ 12%/năm lên 14%/năm; Lãi suất tái cấp vốn cũng điều chỉnh tăng thêm 2% lên 15%/năm; Lãi suất tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm.

Tác động của việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản:

Thứ nhất, lãi suất cơ bản vừa phản ánh thực tế lãi suất thị trường, vừa đóng vai trò là lãi suất điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, sẽ góp phần tạo nên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hợp lý và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người gửi tiền – TCTD - người vay vốn.

Thứ 2, với mức lãi suất cơ bản là 12%/năm, thì lãi suất cho vay tối đa của các TCTD là 18%/năm, tương đối phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường, không gây nên những xáo trộn lớn trên thị trường tiền tệ, tín dụng

Câu chuyện trên cũng cho thấy, công tác dự báo, từ đó đưa ra những chính sách điều hành của cơ quan quản lý nhà nước cần được củng cố hơn nữa. Tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng mới đây, mục tiêu đề ra cho năm 2008 là tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán không quá 32%, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế không quá 30%. NHNN cũng khẳng định, sẽ có giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng; hỗ trợ, mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn; điều hành các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt để kịp thời rút về lượng vốn khả dụng dư thừa, chủ động kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2008.

Có thể, vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng có lý do để bào chữa cho mình khi đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng, nhưng với một tầm nhìn xa hơn của cơ quan điều hành, kiểm soát và hạn chế ở mức độ an toàn là điều tối cần thiết. Giải pháp cần thực hiện đồng bộ để tạo ra hiệu quả nhất định, song

hiện tại, cuộc đua tăng lãi suất huy động VND đã và đang diễn ra trên diện rộng, với tốc độ tương đối nóng,

Một phần của tài liệu An ninh tài chính đối với hoạt động của angân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 41 - 45)