0
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 150 -155 )

Phòng ngừa tội phạm là một hoạt động thực tế rất đa dạng và phong phú vì vậy phải xem xét nó theo quan điểm hệ thống, khoa học. Có nhiều cách hình dung khác nhau về hệ thống phòng ngừa tội phạm. Ví dụ: xem xét phòng ngừa tội phạm như một hệ thống gồm có lý luận và các biện pháp phòng ngừa cụ

thể, xem xét hoạt động phòng ngừa tội phạm như một hoạt động của công tác quản lý xã hội, soạn thảo ra quyết định về phòng ngừa tội phạm và tổ chức thực hiện các quyết định đó theo tính chất của đối tượng phòng ngừa: theo tính chất của đối tượng phòng ngừa tội phạm có thể có hệ thống phòng ngừa tội phạm mà trong đó bao gồm các biện pháp hướng đến phòng ngừa từng loại, từng nhóm tội phạm như phòng ngừa tội phạm sử dụng bạo lực, phòng ngừa tội phạm của người chưa thành niên, phòng ngừa tội phạm kinh tế.

Ơ đây chỉ trình bày hệ thống phòng ngừa tội phạm mang tính khái quát nhất, đó là hệ thống theo giới hạn về quy mô, phạm vi và đối tượng tác động của hoạt động phòng ngừa. Hệ thống này bao gồm hai mức độ khác nhau: phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng ngừa riêng (phòng ngừa chuyên môn). Hai mức độ này tạo thành hệ thống phòng ngừa tội phạm, có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau.

Phòng ngừa chung là tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá, giáo dục…được thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực chất đó là quá trình giải quyết những mâu thuẫn xã hội, các vấn đề khó khăn phức tạp, khắc phục những nhược điểm thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước và xã hội. Quá trình này tạo ra những tiền đề vật chất, tư tưởng tinh thần nhằm xoá bỏ những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm.

Ngày nay, nhân dân ta đang ra sức thực hiện thắng lợi những phương hướng phát triển kinh tế xã hội theo con đường CNXH mà Cương lĩnh của Đảng đã vạch ra nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phòng ngừa riêng (phòng ngừa chuyên môn) là việc áp dụng các biện pháp mạng tính đặc trưng chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng để tập trung phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa từng nhóm tội phạm cũng như phòng ngừa những hành vi phạm tội cụ thể. Đặc trưng của phòng ngừa riêng có đặc điểm là quy mô sử dụng biện pháp hẹp hơn so với phòng ngừa xã hội, các biện pháp mạng tính thiết thực, chuyên môn rõ rệt và nhằm vào

những đối tượng cụ thể. Ví dụ: giáo dục luật lệ giao thông do Cảnh sát giao thông tiến hành nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao thông hoặc lực lượng Cảnh sát hình sự phòng ngừa tội phạm hình sự theo chức năng, nhhiệm vụ của mình như làm tốt công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi…

Mối quan hệ tác động của hai mức độ trong hệ thống phòng ngừa tội phạm thể hiện ở chổ làm tốt công tác phòng ngừa xã hội tạo cơ sở nền tảng thực tiễn cho hoạt động phòng ngừa chuyên môn. Ngược lại phòng ngừa chuyên môn tốt giải quyết các vấn đề cụ thể có hiệu quả sẻ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa chung.

Tội phạm là một hiện tượng xã hội hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố. Do đó, để phòng ngừa tội phạm chúng ta cần phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau cả về hình thức mức độ, phạm vi khác nhau. Khi nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội phạm, dựa vào các tiêu chí khác nhau chúng ta có thể phân loại thành các hệ thống biện pháp phòng ngừa sau:

5.1. Theo nội dung tác động của phòng ngừa tội phạm.

Có thể chia biện pháp phòng ngừa tội phạm thành các biện pháp như sau: Biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục tư tưởng, biện pháp tổ chức biện pháp pháp luật…

Sử dụng các biện pháp kinh tế trong phòng ngừa tội phạm là quá trình tác động của Nhà nước, xã hội và công dân đến sản xuất và bảo vệ sản xuất, đảm bảo các chế độ sở hữu, quản lý và phân phối sản phẩm một cách dân chủ, công bằng. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa tội phạm, bởi vì một trong những nguyên nhân của tội phạm chính là do nghèo đói bần cùng, sự quản lý kinh tế lỏng lẻo và thiếu công bằng xã hội. Đối với nước ta hiện nay điều đó càng có ý nghĩa khi trong xã hội nền kinh tế còn thấp kém, vấn đề quản lý trong kinh tế thị trường còn nhiều sơ hở…Vì vậy, bằng những biện pháp mạng tính chất kinh tế như đãm bảo nâng cao đời sống của các tầng lớp xã hội, quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất, phân phối sản phẩm công bằng là một

trong những cơ sở quan trọng để loại trừ nguyên nhân điều kiện của tội phạm. Để nâng cao hiệu quả biện pháp này cần phải làm tốt công tác kiểm toán, kiểm kê, bảo vệ, thanh tra, kiểm tra phát hiện bịt kín những sơ hở thiếu sót, xử lý nghiêm khắc những người có lỗi và bắt bồi thường thiệt hại.

Nhóm các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng, văn hoá là tiến hành về mặt chính trị tư tưởng nhằm làm cho các thành viên của xã hội thông suốt với quan điểm của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách pháp luật đã đề ra, xây dựng nếp sống văn minh, đạo đức trong sạch. Thực tế đã chứng minh khi con người không có quan điểm đúng đắn, không có niềm tin vào cách mạng dể dẫn đến có những hành vi sai trái vi phạm pháp luật.

Nhóm các biện pháp mang tính tổ chức hành chính nhằm không ngừng hoàn thiện về mặt tổ chức của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, xây dựng nội bộ cơ quan đoàn thể trong sạch, vững mạnh, hoàn thiện cơ chế hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nói chung và trong bộ phận các cơ quan, phát hiện bịt kín những sơ hở thiếu sót. Nhóm biện pháp hành chính còn thể hiện ở chổ hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các lực lượng tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương.

Nhóm các biện pháp pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ có ý nghĩa như phương tiện sắc bén đối với điều tra, xử lý các vụ việc phạm tội đã xảy ra, mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với lĩnh vực phòng ngừa tội phạm.

Các quy định của hiến pháp, pháp luật và các văn bản pháp quy khác tạo ra khả năng phòng ngừa tội phạm, hướng dẫn mọi người thực hiện theo quy định chung phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội. Sử dụng biện pháp pháp luật với tính cách là biện pháp phòng ngừa tội phạm đòi hỏi phải:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng Nhà nước pháp quyền.

- Thực hiện đúng thẩm quyền của các cơ quan và những người có trách nhiệm trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ví dụ: các cơ

quan điều tra, xét xử phải đảm bảo đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách, nhanh chóng kịp thời nghiêm minh.

5.2. Theo phạm quy mô tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm. phạm.

- Các biện pháp phòng ngừa theo lãnh thổ: biện pháp phòng ngừa chung cho cả nước, biện pháp trong vùng, biện pháp trong tỉnh, trong một huyện, xã, thôn.

- Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội: các biện pháp phòng ngừa trong lĩnh vực kinh tế, trong các nhà máy xí nghiệp trên tuyến giao thông, nơi công cộng.

Cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể trong mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực mà có các biện pháp phòng ngừa cụ thể phù hợp.

5.3. Theo phạm vi đối tượng tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm. phạm.

Xem xét biện pháp phòng ngừa tội phạm theo phạm vi đối tượng tác động có thể phân loại biện pháp thành các nhóm:

- Biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung trong phạm vi cả nước bao gồm những biện pháp về kinh tế, chính trị, giáo dục, pháp luật.

- Biện pháp phòng ngừa theo nhóm các loại tội phạm: phòng ngừa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, phòng ngừa tội phạm chức vụ, phòng ngừa vị thành niên phạm pháp…

- Biện pháp phòng ngừa cá biệt: tác động đến những đối tượng cụ thể có biểu hiện sai trái lệch lạc dể trở thnàh tội phạm.

5.4. Theo chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Mỗi loại chủ thể theo chức năng, nhiệm vụ riêng có điều kiện tham gia phòng ngừa tội phạm khác nhau, vì vậy có thể chia ra các nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm sau:

- Biện pháp của các cơ quan trực tiếp thực hiện và chỉ đạo chuyên môn phòng ngừa tội phạm ( cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Tư pháp, Hải quan…), sử dụng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ

phòng ngừa tội phạm. Hướng dẫn quần chúng tham gia và bảo vệ quyền lợi của những người tham gia.

- Biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh và các tổ chức tự lập như: đội an ninh nhân dân, dân phòng…hình thức chủ yếu của các tổ chức này là: quản lý giáo dục các thành viên của mình, trực tiếp tiến hành phòng ngừa tội phạm trong tổ chức của mình, giáo dục cá biệt đối với người có sai lầm thiếu sót…

- Biện pháp của các công dân: Tham gia thực hiện phòng ngừa tội phạm ở địa phương, nơi làm việc, tự giác chấp hành những quy định chung..

Tóm lại: trong thực tế có thể còn có những cách xác định phân loại biện pháp phòng ngừa khác. Điều đó nói lên tính đa dạng phong phú của các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Khi sử dụng biện pháp trong phòng ngừa tội phạm cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi lực lượng, mỗi thời gian, địa điểm và từng loại đối tượng để áp dụng cho phù hợp và có hiệu quả.

Chương 6

DỰ BÁO TỘI PHẠM VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCHPHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở MỘT ĐỊA BÀN, PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở MỘT ĐỊA BÀN,

LĨNH VỰC CỤ THỂ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 150 -155 )

×