Công tác trả lương

Một phần của tài liệu Công tác trả lương, trả thưởng tại công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây (Trang 26)

2. Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty

2.2. Công tác trả lương

* Bản chất của tiền lương: Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi mà họ hoàn thành một công việc gì đó. Tiền lương có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách tiếp cận khác nhau.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì chỉ tồn tại thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, thành phần kinh tế tư nhân bị kìm hãm. Theo quan điểm ở thời kỳ này, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động. Khái niệm này hoàn toàn nhất trí với quan hệ sản xuất và cơ chế phân phối của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Xã hội chủ nghĩa. Sự đóng góp của mỗi người lao động là khác nhau nhưng do Nhà nước trực tiếp quản lý việc trả lương từ trên xuống dưới theo thang bảng lương quy định mà không biết sự đóng góp của từng người lao động trong thời kỳ này nên không khuyến khích được người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động trong công việc… hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển ngân sách Nhà nước còn eo hẹp lại phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực nên tiền lương trả cho người lao động rất thấp, không đủ để họ tái sản xuất giản đơn…

chính vì vậy người lao động không phát huy hết được năng lực của mình, không gắn bó với doanh nghiệp điều này đã làm cho hiệu quả kinh tế xã hội thời kỳ này thấp.

Hiện nay chúng ta đã chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đó các quan điểm truyền thống không còn phù hợp nữa. Ở một nền kinh tế đã có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất như nước ta hiện nay thì phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần, từng khu vực kinh tế.

Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng tính đủ khi thực hiện quá trình sản xuất.

Sức lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất cần phải bù đắp sau khi đã hao phí nên tiền công cần phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, dựa trên hao phí lao động và hiệu quả lao động của người lao động. Do đó, tiền lương là một phạm trù của phân phối.

* Chức năng của tiền lương : Tiền lương thực chất là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận mào đấy dực trên những quy định của Nhà nước. Song tiền lương lại là lợi ích vật chất mà người lao động nhận được để nuôi sống bản thân và gia đình của họ, duy trì quá trình tái sản xuất tự nhiên và xã hội. Do đó chức năng và vai trò của tiền lương rất quan trọng.

- Tiền lương thực hiện chức năng là thước đo giá trị mà đó là giá trị sức lao động. Biểu hiện tiền lương phải phản ánh được sự thay đổi của giá trị, khi giá trị thay đổi thì tiền lương phải thay đổi theo. Tiền lương thực hiện chức năng này cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động.

- Tiền lương phải đảm bảo chức năng tái sản xuất sức lao động.

Tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, tức là tiền lương mà người lao động nhận được không chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình người lao động mà còn dành một phần để học tập nâng cao.

- Tiền lương là cơ sở để kích thích sản xuất.

Muốn thực hiện chức năng này tiền lương phải đủ lớn để kích thích người lao động hăng hái làm việc. Tổ chức tiền lương phải làm như thế nào để phân biệt được người làm tốt, người làm chưa tốt để trả lương.

- Tiền lương phải đảm bảo chức năng tích luỹ để dành.

Về nguyên tắc tiền lương không những đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà một phần của tiền lương còn phải để tích luỹ phòng những lúc bất trắc, những cái không bình thường xảy ra như ốm đau, bệnh tật… và còn để cho những thời gian không lao động, sau lao động. Muốn thực hiện được chức năng này thì tiền lương phải lớn hơn tiêu dùng.

2.2.1: Đối với lương thời gian:

Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động thực đi của công nhân cũng như cấp bậc kỹ thuật của họ. Tiền lương tính theo thời gian có thể tính theo tháng, theongày, theo giờ công tác nên gọi là tiền lương tháng, lương ngày, lương giờ. Lương tháng có nhược điểm là không phân biệt được người làm việc nhiều hay ít ngày trong tháng nên không có tác dụng khuyến khích sử dụng ngày công chế độ. Đơn vị thời gian tính lương càng ngắn thì càng sát mức độ hao phí lao động. Vì vậy, hiện nay các Doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả lương theo ngày.

Ưu điểm: của hình thức tiền lương ngày là đơn giản, dễ tính toán, phản ánh đúng trình độ kỹ thuật, điều kiện làm việc của người công nhân.

Nhược điểm: là chưa gắn tiền lương người lao động của từng người. Vì thế không kích thích người công nhân tận dụng thời gian lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Hình thức này áp dụng cho mọi công việc ở các bộ phận mà quá trình sản xuất chủ yếu do máy móc thực hiện, những công việc chưa xây dựng định mức lao động hoặc không thể định mức được những công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Khi lao động thủ công còn phổ biến, trình độ chuyên môn sản xuất chưa cao thì cần mở rộng hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng khi sản xuất phát triển ở trình độ cao, quá trình sản xuất được cơ giới hoá và tự động hoá theo hình thức trả lương theo thời gian.

Căn cứ vào hệ số lương, bậc lương tối thiểu và số ngày làm việc trong tháng để tính ra lương của nhân viên và theo công thức sau:

Hệ số tiền lương x mức lương tối thiểu

Lương thời gian = x Số ngày thực Ngày công chế độ( 26 ngày) tế lao động Ví dụ: tại văn phòng kế toán của công ty trong tháng 1/ 2008 có cô Ngô Thị Trâm với mức lương cơ bản là 540.000 đ/ tháng với hệ số lương là 3,65 thời gian làm việc là 21 ngày/ 26 ngày.

Vậy tiền lương của cô Trâm là: ( 3,65 +1,0) x 540.0000

26 x 21 = 2.028.155 (đ) Vậy trong tháng 1 cô được hưởng lương thời gian là: 2.028.155 (đ)

Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc theo số lượng công việc đã hoàn thành. Ưu điểm của hình thức tiền lương này:

- Gắn chặt thù lao lao động với kết quả sản xuất, kích thích công nhân nâng cao trình độ kỹ thuật, phát triển tài năng, cải tiến phương pháp làm việc, sử dụng triệt để thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động.

- Thúc đẩy phong trào thi đua, bồi dưỡng tác phong công nghiệp trong lao động công nhân.

Nhược điểm: Do tính lương theo khối lượng công việc hoàn thành nên cũng dễ gây tình trạng làm ẩu, chạy theo số lượng mà vi phạm quy trình sản xuất kỹ thuật, sử dụng thiết bị vượt quá công suất cho phép và một số hiện tượng tiêu cực khác.

*Một số hình thức trả lương sản phẩm

- Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho từng người lao động làm lương sản phẩm:

TLTt = ĐG TL x SPTt Trong đó:

TLTt: Tiền lương mà người lao động được lĩnh

SPTt: Số lượng sản phẩm( bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được.

- Trả lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức lương sản phẩm gián tiếp được tính toán và trả cho bộ phận phục vụ trực tiếp sản xuất chính căn cứ vào kết quả đạt được của bộ phận sản xuất chính. có thể xác định mức lương trả cho cá nhân ( bộ phận) phục vụ theo cách này như sau:

Trong đó:

TL TG : Mức lương trả theo thời gian của cá nhân ( bộ phận) phục vụ. H ĐM : Hệ số vượt mức của bộ phận sản xuất chính được phục vụ.

Hiện nay công ty áp dụng hình thức tính tiền lương theo sản phẩm như sau: Tiền lương khối lượng, số lượng công việc đơn giá tiền Sản phẩm = Hoàn thành đủ tiêu chuẩn x lương sản phẩm

Ví dụ: tại trại sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông trong tháng 1/ 2008 có chị Trần Thị Thủy ở tổ sản xuất, căn cứ vào bảng thanh toán tiền gia công hộp mứt tháng 1/ 2008 thì:

- Công việc: gia công hộp mứt

Hộp vuông được 5000 hộp với đơn giá là 70 đồng Vậy số tiền chị được hưởng là:

5000 x 70 = 350.000 đồng

Ngoài ra việc tính lương theo sản phẩm còn có thể quy ra công để tính. Cụ thể căn cứ vào bảng thanh toán tiền sản xuất mứt tháng 1/ 2008:

Ở đây ta vẫn tính cho chị Thủy: - Công việc: sản xuất mứt tết. - Đơn giá 1 công = 20.000 đồng

+ Mứt 250 H/C chị sản xuất được 51772 H quy ra công là 23,1 C + Mứt 200 H/C chị sản xuất được 150 H quy ra công là 0,8 C + Mứt lạc chị sản xuất được 4448 kg quy ra công là 3,7 C Tổng số công : 27,6 công

Với số công như vậy( 27,6 công) số tiền chị sẽ được hưởng là: 27,6 x 20.000đ = 552.000 đồng

Vậy kết quả tháng 1 chị Trần Thị Thủy sẽ được hưởng lương sản phẩm là : 350.000 + 552.000 = 902.000 đồng

2.2.3: Đối với hình thức lương khoán bán hàng

Lương khoán bán hàng = Doanh số bán hàng x tỷ lệ lương khoán bán hàng Tỷ lệ lương khoán bán hàng được quy định là 4%

Căn cứ vào bảng kê doanh số bán hàng.

Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà đông Bà triệu – Hà Đông – Hà Nội

BẢNG KÊ DOANH SỐ BÁN HÀNG

Tháng 1 năm 2008

Đơn vị tính: Đồng

TT Tên người bán Doanh số Ghi chú 1 Phạm Thị thuỷ 20. 000. 000

2 Nguyễn thị Kim Thanh 21.000.000 3 Nguyễn Thị Tâm 30.000.000 4 Phạm Thị Ngà 30.000.000 5 Nguyễn Thị Thu 20.000.000 6 Phạm Thị Ngà 20.000.000 7 Trịnh Kim Thu 18.500.000 ……… Cộng 420.400.000

Bằng chữ: Bốn trăm hai mươi triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn * Một số chế độ khác khi tính lương

Bên cạnh tính lương theo thời gian, theo sản phẩm, lương khoán người lao động còn được hưởng một số chế độ khác như:

+ Phết keo dán nơ, phẩm màu. + Vệ sinh quét rác cống rãnh.

Phụ cấp độc hại = Hệ số phụ cấp x lương cơ bản

- Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho quản lý các phòng ban công ty, phân xưởng hoặc một số cá nhân có công việc đòi hỏi trách nhiệm cao.

Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x lương cơ bản x hệ số lương Mức phụ cấp được công ty áp dụng như sau:

+ Trưởng phòng công ty: 0,3 + Phó phòng công ty: 0,2

- Tiền ca ba: Áp dụng cho những người làm thêm ca Hệ số lương x Lương cơ bản

Tiền ca ba = x 0,4 26

- Tiền lễ : Theo quy định tính như sau

Cấp bậc công nhân x lương cơ bản

Tiền lễ = x Công lễ 26

- Tiền lương phép: Đối với nghỉ phép, số ngày nghỉ của công nhân tăng dần cùng với số năm công tác tại công ty.

+ Thời gian làm việc ít hơn 5 năm: Được nghỉ theo tiêu chuẩn 12 ngày một năm

+ Từ 5 đến 10 năm: được nghỉ 13 ngày một năm + Từ 10 đến 15 năm: được nghỉ 14 ngày một năm + Từ 15 đến 20 năm: được nghỉ 15 ngày một năm + Từ 20 đến 25 năm: được nghỉ 16 ngày một năm + Từ 25 đến 30 năm: được nghỉ 17 ngày một năm + Từ 30 đến 35 năm: được nghỉ 18 ngày một năm

Bậc lương x lương cơ bản x số ngày nghỉ phép Lương phép =

26

*Nguyên tắc trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Hà Tây.

- Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi cán bộ công nhân viên được hưởng.

- Ngoài mức lương được hưởng theo quy định của Nhà nước các công nhân viên đang làm việc trong công ty được hưởng theo số lượng riêng của công ty( Hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức công việc được giao).

* Cách trả lương hiện nay của Công ty.

Thời gian trả lương, tính thưởng cho người lao động là theo tháng. Căn cứ để tính là các chứng từ hạch toán theo thời gian lao động và kết quả lao động cùng các chứng từ khác liên quan. Tất cả các chứng từ được kiểm toán, kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng cho người lao động, theo hình thức này công ty trả lương chia làm hai kỳ:

+ Kỳ I: Đầu tháng tạm ứng.

+ Kỳ II: Cuối tháng căn cứ bảng quyết toán lương trừ đi số tạm ứng đầu tháng và thanh toán số còn lại cho người lao động.

BẢNG CHẤM CÔNG

* Bảng chấm công theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, nghỉ họp, nghỉ phép,… để làm căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động.

* Trách nhiệm ghi:

- Mỗi bộ phận( phòng ban, tổ, nhóm… ) phải lập bảng chấm công hàng tháng, hàng ngày tổ trưởng ( phòng, ban …) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo ký hiệu quy định trong chứng từ.

- Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH… về bộ phận kế toán kiểm tra đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH, kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32 đến 37.

* Phương pháp chấm công.

Tùy thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất, ngày công được quy định. Một ngày công thời gian quy định (+). Bảng chấm công được lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ liên quan. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng xác định khối lượng đơn vị trực thuộc.

Cụ thể bảng chấm công phòng kế toán trên công ty tháng 1/ 2008 như sau: - Lương sản phẩm sp - Lương nghỉ phép P

- Lương thời gian + - Nghỉ học, họp H - Lương ốm ô - Nghỉ thai sản TS - Tai nạn T - Nghỉ tựu túc TT

BẢNG THANH TOÁN TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I

Để đảm bảo đời sống sing hoạt cho người laio động, cứ đầu tháng công ty cho người lao động tam ứng lương kỳ I. Tùy thuộc vào mức lương cơ bản

Một phần của tài liệu Công tác trả lương, trả thưởng tại công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w