Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I, ngân hàng Công Thương (Trang 30 - 41)

 Rủi ro về chủ đầu tư

- Nguồn lực pháp lý của chủ đầu tư

Khách hàng không có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định pháp luật hiện hành

- Năng lực quản lý điều hành chủ đầu tư :

+ Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: Rủi ro sai khác giữa ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp hoặc không phù hợp với dự án dự kiến đầu tư, ngành nghề không phù hợp với xu hướng phát triển của ngành.

+ Mô hình tổ chức bố trí lao động: rủi ro quy mô, cơ cấu tổ chức bộ may hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, rủi ro trong trình độ quản lý.

+ Quản trị điều hành của lãnh đạo Doanh nghiệp: Rủi ro khi trình độ chuyên môn năng lực lãnh đạo doanh nghiệp không cao, không nhạy bén.

- Năng lực tài chính chủ đầu tư: rủi ro này thể hiện qua các chỉ tiêu như: tổng tài sản/nguồn vốn, cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn, khả năng tự chủ về tài chính…

 Rủi ro dự án

- Rủi ro về thị trường của dự án:

+ Nội địa: Có thể gặp phải sự trùng hợp về hình thức, mẫu mã, chất lượng hoặc không phù hợp nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, giá cả sản phẩm không phù hợp, không thu hút được khách hàng.

+ Nước ngoài:Rủi ro như vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu, hay chất lượng mẫu mã thua kém nước ngoài, giá cả không cạnh tranh được…

+ Chủ động được nguồn nguyên liệu hay không? Khó khăn đi kèm với việc chủ động nguồn nguyên liệu…

- Rủi ro về kỹ thuật:

+ Địa điểm xây dụng, quy mô sản xuất, công nghệ, thiết bị, máy móc

+ Địa điểm có thuận lợi giao thông và nguồn cung cấp không? Yêu cầu kỹ thuật, ty nghề sản phẩm như thế nào?...

- Rủi ro về tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, tính khả thi của nguồn vốn, rủi ro về hiệu quả tài chính dự án và độ nhạy của dự án

 Rủi ro cho vay

- Rủi ro không thu đủ nợ khoản vay - Ngân hàng mất vốn

- Ngân hàng không sử dụng luồn thanh toán.

1.2.5. Tập hợp các loại rủi ro xảy ra trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn và phương pháp phòng ngừa rủi ro

 Rủi ro đầu tư:

Một dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và đi vào sản xuất có thể xẩy ra nhiều loại rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, cũng như dự đoán các rủi ro có thể xẩy ra là điều rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động và có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Dưới đây là phân loại một số rủi ro chủ yếu bao gồm:

- Rủi ro về cơ chế chính sách - Rủi ro xây dựng, hoàn tất

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán - Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào . - Rủi ro kỹ thuật và vận hành.

- Rủi ro môi trường và xã hội. - Rủi ro kinh tế vĩ mô, tỷ giá

- ....

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu riêng, những biện pháp này có thể do Chủ đầu tư phải thực hiện - đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của Chủ đầu tư; hoặc có thể do Ngân hàng phối hợp với Chủ đầu tư cùng thực hiện - đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu, can thiệp. Tuỳ theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau đó mà Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần tập trung phân tích đánh giá cũng như đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Sở giao dịch I có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro nêu trên.

* Đối với rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem bao gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, về quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành có liên quan tới dự án.

- Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng để qui định về vấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ, ...).

- Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.

- Hỗ trợ và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. - ...

* Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Đó là vấn đề hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số cũng như tiêu chuẩn thực hiện.

Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Sở giao dịch I, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như sau:

- Lựa chọn các nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm. Việc lựa chọn này càng chặt chẽ, minh bạch, và khách quan sẽ góp phần làm giảm thiểu những rủi ro loại này.

- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng như bảo hành chất lượng công trình.

- Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán đề ra.

- Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù và giải toả mặt bằng.

- Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên.

* Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán:

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận. - Dự kiến Cung - Cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan). - Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, đồng thời xem xét hành vi của người

tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu).

- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp như: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với việc tiết kiệm chi phí sản xuất...

- Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với các bên có khả năng về tài chính (nếu có).

- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có).

- Giảm thiểu đối với các khoản điều khoản không cạnh tranh (nếu có).

* Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, cũng như giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách sau:

- Trong quá trình xem xét dự án, Cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ quản lý rủi ro phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, cũng như trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán đồng thời xác định hiệu quả tài chính của dự án.

- Theo đó, nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. - Linh hoạt về thời gian cũng như số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.

- Những hợp đồng hay những thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng.

- Xem xét những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín.

* Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành hay bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu đã đưa ra.

Loại rủi ro này, Chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp như sau:

- Việc sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.

- Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt và có kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.

- Việc bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh. - Kiểm soát ngân sách cũng như kế hoạch vận hành.

* Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh.

Loại rủi ro này, Chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp như sau:

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

- Dự án nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án.

- Tuân thủ các qui định của nhà nước về môi trường.

* Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh xuất phát từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất, v.v ...

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Chủ đầu tư phải phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.

- Trên cơ sở sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.

- Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ như: chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thàng,hay bất khả kháng).

- Những đảm bảo/cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được).

*Rủi ro tỷ giá: Rủi ro này được hình thành do sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra sẽ gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Đối với các nước đang phát triển, đồng nội tệ ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, chính vì vậy các giao dịch thương mại quốc tế (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào,…) hầu như được thực hiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, hoặc được sử dụng đồng tiền của bên bán làm đồng tiền thanh toán. Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp bảo hiểm tỷ giá điều này sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án. Để hạn chế những rủi ro này, đối với chủ đầu tư cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngoại tệ kỳ hạn, hoặc sử dụng các công cụ phái sinh cần thiết khác.

 Rủi ro tín dụng

Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng

- Nguyên nhân bất khả kháng: Nguyên nhân này không phụ thuộc vào ý muỗn chủ quan của người vay, nó tác động đến người vay làm họ không có khả năng thanh toán cho ngân hàng như thiên tai, chiến tranh, thay đổi của chính sách kinh tê… Những rủi ro này, vượt quá tầm kiểm soát của người vay. Những thay đổi này xảy ra có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Vậy, để nắm được những rủi ro loại này, người vay phải sử dụng khả năng dự báo từ đó có thể thích ứng kịp thời với những khó khăn có thể xảy ra. Những tác động từ những nguyên nhân bất khả kháng trên thường nặng nề, và làm cho khả năng trả nợ của người vay bị suy giảm.

- Nguyên nhân thuộc về người vay: Nguyên nhân này phụ thuộc vào trình độ của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý hoặc cố tình hay có chủ định để lừa đảo cán bộ ngân hàng. Họ sẵn sàng dùng những thủ đoạn khác nhau để đạt được mục đích của mình như: cung cấp thông tin sai lệch, bằng cách mua chuộc cán bộ… Hoặc trong công tác dự báo, công tác quản lý hoạt động đầu tư họ đã không tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, do đó người vay đã không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn đó. Chính vì vậy, trong quá trình thẩm định, câu hỏi mà cán bộ thẩm định tại Sở nói riêng và đối với cán bộ ngân hàng nói chung là: Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này nó phụ thuộc vào một số yếu tố sau mà cán bộ thẩm định tại Sở cần xem xét:

+ Đối với tư cách người vay: Cán bộ thẩm định phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Khi mục đích xin vay rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem, mục đích đó có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không? Thậm chí mục đích xin vay là tốt, thì cán bộ thẩm định tại Sở cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, người vay có trả lời câu hỏi một các trung thực có thiện chí và nỗ lực hết sức để hờan trả nợ vay khi đến hạn.

+ Năng lực của người vay: Cán bộ thẩm định tại Sở sẽ đi xem xét để chắc chắn rằng người vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp

đồng tín dụng. Mặt khác cán bộ thẩm định sẽ phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty kỹ kết hợp đồng tín dụng có là người được uỷ quyền hợp pháp của công ty hay không? Bởi lẽ, một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được uỷ quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, do đó sẽ tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

+ Thu nhập của người vay: Cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch sẽ tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Đối với ngân hàng, bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng: luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập của người vay, bán thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn đều có thể sử dụng để trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, khả năng đầu tiên được Sở coi là khoản thu đầu tiên và căn bản để trả nợ cho ngân hàng.

+ Bảo đảm tiền vay: Khía cạnh tài sản đảm bảo được cán bộ thẩm định tại Sở chú ý để hỗ trợ cho khoản vay khi nó không có khả năng thu hồi. Trong đó khía cạnh công nghệ phải đặc biệt chú ý đến, bởi lẽ nếu tài sản của người vay co công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhiều và rất khó để tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I, ngân hàng Công Thương (Trang 30 - 41)