GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 45 - 58)

KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015.

1- Giải pháp.

a. a. Về tổ chức không gian kinh tế xã hội.

Để thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trước hết phải tổ chức hợp lý không gian kinh tế xã hội của tỉnh bởi vì trên cơ sở không gian kinh tế xã hội sẽ tổ chức không gian các ngành. Vì vậy tổ chức không gian kinh tế xã hội là một giải pháp cần thiết để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.

Thứ nhất, cần tổ chức phát triển chuyên môn hoá theo 3 tiểu vùng.

Tiểu vùng phía Tây sông Đáy bao gồm phần lãnh thổ của các huyện Kim Bảng và Thanh Liêm nằm về phía Tây sông Đáy sẽ hình thành vùng sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; các cụm du lịch; vùng sản xuất cây ăn quả như vải, na, hồng..., vùng chăn nuôi đặc sản như bò, dê, chim, ong...; gắn với phát triển kinh tế xã hội các xã miền núi.

Tiểu vùng phía Đông sông Đáy bao gồm phần lãnh thổ của thị xã Phủ Lý, huyện Lý Nhân, Bình Lục, Kim Bảng và Thanh Liêm nằm về phía Đông sông Đáy có chức năng chuyên môn hóa như trung tâm công nghiệp, thương mại của toàn tỉnh; sản xuất lúa và cây lương thực, vùng chăn nuôi lợn, cá, gia cầm; vùng sản xuất rau quả, cây cảnh; vùng chế biến nông sản.

Tiểu vùng ven sông Hồng bao gồm phần lãnh thổ của các huyện Duy Tiên, Lý Nhân có chức năng chính là vùng sản xuất lúa; trồng cây ăn quả, cây cảnh, trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày; chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi cá; phát triển du lịch sinh thái.

Thứ hai, cần quy hoạch sử dụng đất.

Sử dụng đất một cách hợp lý, có quy hoạch là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Những đối tượng chính phải được quản lý tốt bao gồm đất phát triển đô thị, đất khu công nghiệp, đất thổ cư và xây dựng ở nông thôn, đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất nông lâm nghiệp,...

Biểu 23 Dự kiến cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Hà Nam đến năm 2015. Đơn vị : %. 2005 2010 2015 Tổng diện tích đất tự nhiên 100 100 100 Đất đô thị 2,9 3,1 4,6

Đất thổ cư nông thôn 3,5 5,0 5,1

Đất đường giao thông 3,3 4,6 6,0

Đất nông- lâm nghiệp 70,4 71,2 69,8

Đất không bố trí kinh tế 14,1 14,1 14,1

Đất mục đích khác và chưa sử dụng 5,8 2,0 0,4

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Hà nam đến năm 2010.

Từ nay đến năm 2015 cần phải tăng cường và mở rộng diện tích đất cho khu đô thị, đất cho giao thông và thu hẹp diện tích đất nông lâm nghiệp, đưa thêm diện tích đất vào sử dụng.

Thứ ba, cần quy hoạch phát triển đô thị

Trong tương lai, thị xã Phủ Lý sẽ được nâng cấp lên thành cấp thành phố. Là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục của tỉnh Hà Nam; Là đô thị cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Chức năng kinh tế quan trọng của thành phố trong tương lai là vệ tinh của thủ đô Hà Nội về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch.

Thị xã Phủ Lý cần được mở rộng và được quy hoạch theo các khu chức năng chính như khu trung tâm chính trị, khu trung tâm văn hoá thể dục thể thao, khu trung tâm dịch vụ thương mại, khu trung tâm du lịch và dịch vụ nghỉ ngơi, khu trung tâm giáo dục và đào tạo, khu công nghiệp kho tàng, các khu dân cư phía Đông thị xã rộng 307 ha, khu vực xã Phù Vân ở phía Bắc thị xã rộng 90 ha, khu vực phía Tây thị xã rộng 264 ha. Toàn thành phố sẽ có 2 công viên lớn và 4 công viên nhỏ phân bố đều ở các khu vực.

Ngoài ra sẽ phát triển các đô thị trung tâm huyện lỵ và khoảng trên 100 trung tâm xã, cụm kinh tế - kỹ thuật.

Mục tiêu đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn xuống còn 70% so với dân số toàn tỉnh. Mặt khác, chú trọng phát triển nông thôn các xã miền núi thuộc hại huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Ưu tiên cho khu vực này trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí, giáo dục nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

b. Về phát triển kết cấu hạ tầng

Muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam, phải ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng. Bởi vì kết cấu hạ tầng phát triển nó sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển của các ngành và các lĩnh vực khác. Trong điều kiện một tỉnh mới được tái lập như Hà Nam, kết cấu hạ tầng còn rất yếu kém, trong giai đoạn trước mắt cần phải tập trung xây dựng những lĩnh vực chủ yếu như: giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, công trình công cộng,... để tạo đà cho bước phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể cần phải phát triển những lĩnh vực sau:

Phát triển mạng lưới giao thông

Phát triển giao thông vận tải tạo thuận lợi cho giao lưu, thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế- xã hội. Do vậy, mạng lưới giao thông vận tải cần được ưu tiên phát triển và đi trước một bước.

Về đường sắt, hệ thống đường sắt đi qua tỉnh Hà Nam có 32km thuộc đường

sắt xuyên Bắc- Nam và 10 km đường sắt chuyên dùng; 4 ga hàng hoá- hành khách và một ga chuyên dùng nhưng đều là các ga nhỏ.

Thời gian tới hệ thống đường sắt trên địa phận tỉnh được sắp xếp theo quy hoạch phát triển chung của ngành đường sắt. Tuy nhiên về lâu dài cần chuyển đường sắt theo đường vành đai phía Đông thị xã, phát triển đường sắt vào khu vực vật liệu xây dựng phía Tây, chuyển ga Phủ Lý thành ga đầu mối hàng hoá và hành khách trên cơ sở xem xét phương án chuyển đến địa điểm mới, tạo điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng thị xã.

Về đường bộ, hệ thống đường bộ của Hà Nam phát triển rất sớm và khá hoàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chỉnh về mạng lưới.

Quốc lộ có 4 tuyến (1A, 21A, 21B, 38A) với chiều dài 95 km. Đường tỉnh có 12 tuyến với chiều dài 170km.

Mặc dù mạng lưới đường bộ phát triển nhưng các trục đường chính đều hình thành trong các năm 60,70. Đến nay qua sử dụng lâu dài chưa đầu tư nâng cấp kịp thời nên chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác hệ thống đường bộ chưa được khép kín, liên hoàn do một số cầu chưa được xây dựng như Câu Tử, Khả Phong, Bồng Lạng.

Hệ thống đường bộ tỉnh phấn đấu đến năm 2015 cần được nhựa hoá toàn bộ, 70% đường tỉnh đạt cấp III đồng bằng, 30% đạt cấp IV đồng bằng. Khép kín mạng lưới đường tỉnh với các trục quốc lộ như cầuYên Lệnh, cầu Ba Đa và của tuyến đường tỉnh như Cầu Từ, Khả Phong, Bồng Lạng,... Phát triển các tuyến giao thông nội thị theo quy hoạch của thị xã Phủ Lý và các khu công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2015 là nhựa hoá toàn bộ đường liên huyện và liên xã, bê tông hoá toàn bộ đường làng và ngõ xóm, đường ra đồng được rải đá cấp phối.

Về đường sông, hệ thống đường sông của Hà Nam phong phú và trải đều trên

địa bàn tỉnh với hơn 200 km, trong đó có gần 100 km thuộc hai sông lớn là sông Hồng và sông Đáy. Các sông khác được phân bố ở hầu hết các địa phương thuộc tỉnh nhưng tác dụng phục vụ vận tải hạn chế bởi vướng các đập, cống,...Đến nay Hà Nam vẫn chưa có cảng sông chính thức, chỉ có cảng chuyên dùng thuộc một số nhà máy, doanh nghiệp quản lý. Hệ thống bến bãi đường sông đa số là phát triển tự nhiên. Vì vậy, trong giai đoạn đến năm 2015 phải đảm bảo thông tất cả các đường sông, đặc biệt là sông Châu để nối với sông Hồng và sông Đáy, tạo thành mạng lưới đường thuỷ khép kín liên hoàn để phát triển nông nghiệp, du lịch, thuỷ sản. Hai hệ thống sông Hồng sông Đáy đảm bảo an toàn cho thuyền có trọng tải 500- 1000 tấn hoạt động. Xây dựng cảng sông để phục vụ yêu cầu vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá như cảng Như Trác, cảng Đọ Xá .

Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông

Từ năm 2000 đến nay, nhất là từ khi tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển rất nhanh. Năm 2005 số máy điện thoại tăng gấp 100 lần so với năm 1999, đưa số máy bình quân lên 100 chiếc/100 dân. Cơ sở vật chất của ngành bưu chính viễn thông tăng gần 10 lần với thiết bị hiện đại từ khu vực trung tâm đến các bưu cục, chất lượng phục vụ được nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác nhất là thông tin về kinh tế và nâng cao dân trí ở mức cao thì mạng bưu chính viễn thông cần tiếp tục được đầu tư phát triển nhanh theo hướng đảm bảo thông tin thông suốt, nhanh từ tỉnh đến các huyện, xã và đến các nơi trong nước và quốc tế. Đến năm 2015, phát triển mạng lưới bưu điện- văn hoá đạt bán kính 2 -3 km. Hiện đại hoá và đa dạng hoá các dịch vụ bưu

chính viễn thông, phấn đấu đến năm 2015 đạt mức trung bình của cả nước về số máy điện thoại bình quân đầu người. Áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.

Phát triển mạng lưới điện

Để cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đến năm 2015 bình quân điện tiêu thụ đạt khoảng 1300kw/người, thì Hà Nam cần cải tạo khoảng 391 km đường dây từ 6-10 kv thành 20 kv và xây mới khoảng 305 km đường dây 20 kv.

Phát triển hệ thống công trình công cộng

Trải qua hai cuộc chiến tranh, lại chưa được đầu tư đúng mức qua các năm trước đây nên hệ thống công trình công cộng ở khu trung tâm tỉnh, các huyện đều xuống cấp và gần như phải xây dựng lại từ đầu.

Đối với hệ thống giao thông khu trung tâm tỉnh cần phát triển theo hướng kết hợp cải tạo, nâng cấp với xây dựng tuyến mới ở khu đô thị cũ, tạo nên hệ thống liên hoàn theo quy hoạch chung; lấy sông Đáy làm trục để mở các tuyến song song và tuyến Đông Tây ở khu đô thị mới, tạo nên các khu đô thị mới hoàn chỉnh, khang trang.

Đối với hệ thống thoát nước, phải tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt bằng cách nâng cấp hệ thống đê, kè sông; xây dựng một số trạm bơm tiêu cho khu vực thị xã để đảm bảo tiêu thoát nước mưa. Kết hợp xây dựng các hồ điều hoà nước với xây dựng các công trình văn hoá, công viên cây xanh, nâng cấp hệ thống thoát nước thị xã theo quy hoạch chung.

Đối với hệ thống cấp nước, hiện nay nhà máy khu vực thị xã Phủ Lý được nâng công suất lên 10.000m3/ ngày đêm, nhưng hệ thống đường ống phân phối nước chưa hoàn chỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 xây dựng nhà máy nước phía Tây sông Đáy có công suất 15.000 m3/ ngày đêm, hoàn chỉnh hệ thống đường ống phân phối nước, đảm bảo 100% hộ dân dùng nước máy có chất lượng tốt. Đến năm 2015, cần nâng công suất nhà máy nước lên 35- 40 ngàn m3/ ngày đêm nhằm đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất chế biến. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho khu trung tâm huyện, khu đông dân cư, các xã.

c.Về các chính sách. Huy động và sử dụng vốn.

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2010-2015, Hà Nam cần khoảng 14.530 tỷ đồng, khoảng 1.614 tỷ đồng bình quân 1 năm, tức là tỷ lệ đầu tư phát triển trên GDP là 31-32%. Để đáp ứng được yêu cầu đầu tư như trên cần phải có biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:

Trước hết là nguồn vốn tại chỗ hay còn gọi là nguồn vốn trong dân của tỉnh Hà Nam. Nguồn vốn này ước tính vào khoảng 20% GDP toàn tỉnh. Để huy động nguồn vốn trôi nổi trong dân chúng không có biện pháp nào hiệu quả hơn là khuyến khích người dân mạnh dạn, tự giác đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời tỉnh cũng cần có kế hoạch phối hợp nhiều hộ gia đình hình thành những tập đoàn hay tổ hợp sản xuất để tạo ra quy mô lớn về vốn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, Hà Nam cũng có thể huy động qua con đường gián tiếp là qua các ngân hàng. Tuy nhiên biện pháp huy động của dân qua các ngân hàng sẽ gây chi phí cao, thủ tục rườm rà.

Nguồn vốn quan trọng thứ hai là là nguồn vốn từ Ngân sách. Thực tế hiện nay, ngân sách Hà Nam không có tích luỹ dành cho đầu tư hoặc nếu có thì quá ít vì chi thường xuyên đã vượt quá khả năng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, do vậy việc đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương cấp. Chính vì thế nguồn vốn đưa vào đầu tư phát triển của tỉnh thời gian qua chủ yếu là nguồn vốn tín dụng. Trong số đó, hơn 50% vốn vay là nguồn vốn ưu đãi, hơn 30% là nguồn vốn tín dụng thương mại.

Ngoài các nguồn vốn trên, tỉnh Hà Nam cần hết sức chú trọng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Hiện nay Hà Nam mới chỉ có 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 6.912.000 USD. Các dự án trên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ sản xuất thiết bị chiếu sáng, công nghiệp thực phẩm sản xuất rượu trắng và trong lĩnh vực y tế sản xuất thuốc tân dược. đối tác nước ngoài của cả 3 dự án trên đều là Trung Quốc. So với tình hình thu hút vốn FDI của các tỉnh và cả nước thì Hà Nam nằm trong số các tỉnh thu hút vốn nước ngoài ít nhất, chiếm 1,4% vốn đăng ký và vốn thực hiện. Vì vậy trong thời gian tới để huy động nguồn vốn nước ngoài này, trước tiên cần thống nhất quan điểm của cấp lãnh đạo tỉnh về vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn này trong bối cảnh nguồn vốn của tỉnh và Ngân sách Nhà nước cấp còn quá hạn hẹp. Hà nam cần tích cực nâng cấp và cải tạo kết cấu hạ tầng bằng cách tích cực gọi vốn ODA,BOT,... làm tiền đề cho việc kêu gọi FDI. Chỉ có một môi trường đầu tư hấp dẫn với kết cấu hạ tầng phát triển mới là nền tảng để FDI phát huy hết tác dụng của nó. Riêng đối với khu

công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam phải huy động vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 1.

Sử dụng vốn

Hà Nam cần điều chỉnh chính sách đầu tư theo hướng đầu tư có trọng điểm,tránh tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn.

Đối với công nghiệp, đầu tư cho sản xuất xi măng, khai thác đá, vật liệu xây dựng nung và không nung, gia công may mặc, lắp ráp cơ khí, điện tử , chế biến thực phẩm. Đối với nông nghiệp, đầu tư cho sản xuất lúa ngô, cây ăn quả, con đặc sản, nuôi lợn, gia cầm hàng hóa. Đối với dịch vụ, đầu tư xây dựng khu và trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng tín dụng. Đối với kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng trục giao thông huyết mạch, cấp nước sạch, hiện đại hoá thông tin liên lạc, hệ thống thuỷ lợi.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 45 - 58)