- BĐLDL mức đỉnh (mức 1): BĐLDL mức đỉnh dùng để biểu diễn chức năng tổng quát A một cách chi tiết hơn bằng cách phân nhỏ chức năng A thành các chức năng chi tiết
QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 4.1 Giới thiệu
4.5.1. Cơ sở dữ liệu đất đa
- Thông tin bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính
+ Chưa xây dựng được quy trình thống nhất trong việc thành lập Bản đồ địa chính và Hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính hiện nay ở các địa phương vẫn còn nhiều bất cập như chưa có dữ liệu không gian và thuộc tính trong cùng một hệ thống cơ sở dữ liệu.
+ Hệ thống Hồ sơ địa chính hiện nay chủ yếu được lưu trữ trên giấy. Các thông tin lưu trữ trùng lặp, hồ sơ cồng kềnh, và quản lý thì phân tán.
+ Hệ thống cập nhật các thông tin không đồng bộ, không thống nhất và không được thực hiện một cách thường xuyên.
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Việc xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới chỉ dừng lại chủ yếu trên bản đồ giấy.
+ Chưa xây dựng được quy trình công nghệ và phương pháp xây dựng thể hiện nội dung quy hoạch và kế hoạch chi tiết trên nền bản đồ địa chính.
- Các thông tin về giá đất và các thông tin khác
+ Các thông tin về giá đất được xác định trên các yếu tố thửa đất như: kích thước, vị trí, mục đích sử dụng, chất lượng đất, các quyền giao dịch về đất, các công trình trên đất... Như vậy nó liên quan đến bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất...Vì thế công tác quản lý thông tin đất không thể đáp ứng được cho nhu cầu quản lý về giá đất và thu thuế đất...
Tóm lại:
- Hiện hệ thống thông tin đất đai đang vận hành trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, có thời gian và chất lượng khác nhau, chưa được chuẩn hoá và đồng bộ dữ liệu.
- Chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu đất đai và một hệ thống thông tin đất đai hiện đại đáp ứng được nhu cầu về quản lý đất đai.Chưa đáp ứng được nhu cầu đối với các chủ sử dung đất về tính nhanh chóng, chính xác, tin cậy.