Hoàn thiện phương pháp xây dựng và tính toán đơn giá: 1 Cơ sở để xây dựng đơn giá:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả công tại công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí Hải Phòng (Trang 62 - 64)

M SL = T TNSP

4.Hoàn thiện phương pháp xây dựng và tính toán đơn giá: 1 Cơ sở để xây dựng đơn giá:

4.1. Cơ sở để xây dựng đơn giá:

- Nghị định 204/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004 quy định chi tiết về chế độ tiền lương

- Nghị định 205/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004 quy định về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty sản xuất – kinh doanh.

4.2. Phương pháp xác định đơn giá tiền lương trên doanh thu:

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là trên nhiều lĩnh vực có tính chất công việc khác nhau, do đó khó xác định khối lượng công việc thực hiện trên cùng một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, việc xác định đơn giá tiền lương dựa trên doanh thu là thích hợp nhất. Công thức tính là:

V ĐG = (V KH / DKH ) x 100

V KH = L ĐB x TLmin dn x HCBx (1+HPC ) TLmin dn = TLmin x (1+K đc)

Trong đó:

+ V ĐG : Quỹ tiền lương kế hoạch tính theo đơn giá + V KH : Tổng quỹ lương kế hoạch

+ DKH : Tổng doanh thu kế hoạch + L ĐB : Lao động định biên

+ TLmin dn : Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp + HCB : hệ số cấp bậc công việc

+ HPC : hệ số phụ cấp

+ TLmin : Tiền lương tối thiểu của Nhà nước quy định + K đc : Hệ số điều chỉnh

Trong đó: K đc = K1 + K2 với K1 là hệ số điều chỉnh theo ngành K2 là hệ số điều chỉnh theo vùng

Đánh giá về phương pháp xác định đơn giá này:

Ưu điểm: Phương pháp này chỉ hiệu quả khi áp dụng với công ty mà việc xác định công việc khó khăn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Sử dụng phương pháp này rõ ràng trong quản lý việc thực hiện đơn giá.

Nhược điểm: Không cụ thể hóa được cho từng đơn vị sản phẩm; đòi hỏi công tác kế hoạch hóa phải có hiệu quả và chất lượng; cần nhiều dữ liệu trong tính toán; công ty cũng cần phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và chi tiết.

4.3. Trình tự xác định đơn giá tiền lương:

Bước 1: Xác định lao động định biên

Bao gồm:

- Lao động quản lý

- Lao động phụ trợ, phục vụ (trong các phòng ban như phòng tổ chức hành chính, tài chính kế toán, phục vụ, nhân viên kĩ thuật, lái xe…)

- Lao động trực tiếp sản xuất

Bước 2: Chọn tiền lương tối thiểu của công ty

- Chọn K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành

- Tính K = K1 + K2

- Tính TLmin dn theo công thức trên

Bước 3: Xác định hệ số lương cấp bậc bình quân

- Căn cứ vào biên chế chức danh công ty xac định HCB bình quân của lao động định biên, tính theo công thức sau:

HCB = ∑ LĐ / ∑ hệ số lương

- Tính ∑ TL CB = L ĐB x TLmin x HCB x 12 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Tính hệ số phụ cấp chức vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả công tại công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí Hải Phòng (Trang 62 - 64)