Bể điều hòa (Bể cân bằng)

Một phần của tài liệu dây chuyền sản xuất bia (Trang 51)

Bể điều hòa có thể tích 3000 m3, nhưng thể tích sử dụng thường chỉ khoảng 80%.

Tại đây, nước thải từ các phân xưởng sản xuất đã được xử lý qua các công đoạn trước được hòa cùng nước rửa chai từ nhà chiết để được cùng xử lý. Nhờ hoạt động của máy trộn đặt cách đáy bể điều hòa khoảng 1,5 m, hai loại nước thải này được hòa trộn với nhau trước khi xử lý. Máy hòa trộn nước cũng hoạt động hoàn toàn tự động. Khi mực nước trong bể điều hòa xuống thấp hơn máy (tức là nước trong bể điều hòa đã được chuyển gần hết qua công đoạn tiếp theo), máy sẽ ngừng hoạt động, khi nào nước trong bể cao hơn máy, máy mới hoạt động trở lại.

Tại bể điều hòa, nước thải được điều chỉnh đến pH 6,5 ÷ 7,5 là pH thích hợp cho vi

sinh vật hoạt động để chuyển hóa các chất hữu cơ. Phía dưới bể điều hòa có phòng chứa hóa chất, mà chủ yếu là xút (NaOH) và axit (HCl) chứa trong 2 thùng pha hóa chất. Tùy vào pH của nước ban đầu đưa vào bể, xút hay axit được hòa với nước trong bể để điều chỉnh pH. Công đoạn chỉnh pH tại bể điều hòa được thực hiện tự động nhờ các bơm tự

động trong phòng chứa hóa chất. Khi nước thải có pH ≤ 6,5, bơm sẽ tự động bơm xút

vào bể. Khi nước thải có pH ≥ 7,5 , bơm hoạt động bơm acid vào bể. Sau khi được điều chỉnh pH, nước thải sẽ được tiếp tục bơm qua xử lý ở bể UASB.

6.2.4. Bể UASB (bể xử lý kị khí, bể metan)

Tại bể UASB có thể tích 2700m3, nước thải tiếp tục được lên men kị khí, tức là

trong bể này, nhà máy sử dụng vi sinh vật lên men kị khí để xử lý nước. Từ bể điều hòa, nước thải theo các đường ống phân phối được bơm vào bể UASB theo hướng từ dưới lên, để tăng mức độ tiếp xúc giữa cơ chất trong nước thải với vi sinh vật kị khí trong bể. Tại đây, các loại vi sinh vật này sẽ ăn các protein, axit béo,… trong nước, làm cho nước

trong hơn. Sử dụng vi khuẩn Metannogenic bacterium

Nước thải trong bể UASB được xử lý theo 3 pha riêng biệt từ dưới lên:

Pha 1: Pha phản ứng

Pha phản ứng xảy ra ở tầng dưới cùng, tức là ở đáy bể. Trong giai đoạn này, vi sinh vật sẽ phân hủy cơ chất có trong nước cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của chúng.

Pha 2: Pha thu khí

Trong quá trình phân giải cơ chất, vi sinh vật sinh ra một lượng lớn khí metan (khí

CH4), và một lượng nhỏ khí CO2 . Lượng khí này sẽ được thu lại nhờ các chụp thu khí

đặt trong bể, và được đưa qua buồng đốt khí metan để đốt.

Pha 3: Pha thu nước bề mặt

Sau khi đã được vi sinh vật trong bể phân giải gần hết cơ chất, nước trong bể trở nên trong hơn, nổi lên bề mặt và được thu lại để chuyển sang xử lý tiếp ở công đoạn tiếp theo.

6.2.5. Bể CASS (bể xử lý hiếu khí)

Trước khi qua bể CASS, nước thải đi qua bể lựa chọn vi sinh. Tại đây, nước thải sẽ được hòa trộn với bùn hồi lưu từ bể CASS để tăng điều kiện tiếp xúc giữa vi sinh vật hiếu khí trong bùn với cơ chất còn lại trong nước thải. Sau đó, hỗn hợp này được chuyển tiếp tục sang bể CASS để xử lý.

Bể CASS có thể tích 2500 m3. Nước thải bơm qua bể sẽ được hệ vi sinh vật hiếu

khí trong bể hoạt động phân giải tiếp chất hữu cơ kích thước nhỏ còn sót lại trong bể sau khi xử lý ở bể UASB. Dưới đáy bể CASS được thiết kế bộ phận sục khí vào bể, cung

cấp O2 cho hoạt động phân giải cơ chất trong nước thải của vi sinh vật trong bể. Sau

khoảng 10h, nước trong bể CASS được xử lý đạt yêu cầu cho phép. Nước lúc này được thải ra môi trường, vào hệ thống nước thải của cả khu công nghiệp.

6.2.6. Xử lý bùn:

Trong toàn bộ quy trình xử lý nước thải, dưới đáy của bể lắng và bể UASB hình thành một lớp bùn dày do quá trình lắng các chất hữu cơ, lượng bùn này sẽ được hút, bơm về phòng xử lý bùn của nhà máy, và được tiếp tục xử lý. Công đoạn xử lý bùn được tiến hành như sơ đồ sau:

Bùn được hút về tập trung ở bể chứa bùn trong phòng xử lý bùn. Tiếp theo sẽ được ép khô nhờ máy ép bùn. Sau khi ép, bùn khô được đưa vào chứa ở thùng chứa bùn khô, và sẽ được công ty môi trường thu gom, còn nước thải ra trong quá trình ép chảy vào ống nước mưa của nhà máy, và đổ vào bể chứa nước thải của khu công nghiệp.

Chỉ tiêu của nước thải sau khi xử lý:

pH = 6 – 9 BOD: 100 mg/l TSS: 100 mg/l

Chương 7: HỆ THỐNG HƠI-ĐIỆN-NƯỚC TẠI NHÀ MÁY.

7.1. Hệ thống điện:

Trong nhà máy điện được sử dụng dưới 2 dạng: điện chiếu sáng và điện động

lực.

Ðể chiếu sáng nhà máy sử dụng 3 loại đèn:

- Ðèn huỳnh quang bóng bầu dục, ánh sáng trắng, công suất 100W để chiếu sáng các khu vực nhà máy.

- Ðèn tuýp huỳnh quang, ánh sáng trắng, công suất 40W.

- Đèn tròn dây tóc, ánh sáng vàng, công suất 100÷300W.

7.2. Hệ thống hơi:

Tại nhà máy, hơi được dùng để dung nóng nồi gạo, nồi malt, nồi houblon. Hơi còn dùng để làm lạnh dịch lên men trong quá trình lên men cũng như trong quá trình chiết rót.

Hơi gồm có hơi nóng và hơi lạnh. Hơi được cung cấp từ lò hơi của nhà máy. Sauk hi thực hiện xong chức năng của mình, hơi được hồi lưu trở lại hoặc thải ra ngoài. Nước ngưng thì được thải ra ngoài.

Đường ống dẫn hơi đều có lớp bảo ôn bên ngoài để tránh tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh và để đảm bảo hiệu suất của quá trình gia nhiệt, làm lạnh.

Hơi từ lò hơi theo đường ống dẫn đến các phân xưởng nấu, lên men…tại mỗi thiết bị đều có đường ống dẫn hơi vào và hơi ra.

7.3. Hệ thống nước:

Nước sử dụng tại nhà máy nhằm nấu bia và vệ sinh thiết bị bao bì.

Nước dùng cho nhà máy phải đảm bảo các chỉ tiêu về vi sinh vật, hóa học, hóa lý. Nước được cung cấp từ nhà máy nước trong thành phố. Sau khi nước được bơm về nhà máy, nước được chứa trong bể để cho mùi Clo trong nước bay đi tránh những ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sản phẩm, sau đó nước mới được đưa vào quá trình sản xuất thông qua các đường ống dẫn.

Nước sau khi dùng xong được đưa ra cống dẫn để đưa đến khu vực xử lý nước thải.

Tại nhà máy còn có hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt để chủ động nguồn nước ngọt cho nhà máy vào mùa hè.

KẾT LUẬN

Sau gần 2 tháng được thực tập tại Cty Bia Huế, em đã có cơ hội tiếp cận với một trong nhưng dây chuyền sản xuất bia hiện đại hiện nay. Trong quá trình thực tập tại Cty em đã được thăm quan, tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của tất cả các thiết bị trong nhà máy. Từ đó em đã có cơ hội để cũng cố thêm những kiến thức đã học ở nhà trường.

Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và có những điều chưa biết nên phần báo cáo có nhiều thiếu xót. Mong nhà máy và thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến cho bảng báo cáo của em.

Em xin chân thành cảm ơn quý công ty và thầy cô đã tạo điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này!

Huế 1/2009 Sinh viên thực tập:

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Huế 1/2009 Cán bộ hướng dẫn:

Một phần của tài liệu dây chuyền sản xuất bia (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w