Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm

Một phần của tài liệu Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp (Trang 47 - 51)

Bảo tàng Chàm được xây dựng trong 21 năm từ 1915 - 1936 bảo tàng Chàm nằm ở khu trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Nơi đây hiện lưu giữ rất nhiều tượng thần và tượng vũ nữ. Tất cả 297 tác phẩm nguyên bản bằng đá và đất nung được trưng bày trong 3 khu vực chủ yếu là khu Trà Kiệu, khu Đồng Dương và khu tháp Mâm, toát lên sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật điêu khắc Chàm ở thế kỷ thứ VII - VIII.

Một điểm đến mang trong mình lịch sử và văn hoá của nền văn minh Chăm Pa đó là bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, Đà Nẵng. Đến đây chúng ta được chứng kiến một quá trình tiến hóa dài hơn tám thế kỷ với những kiệt tác của nền văn minh Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.

Nằm tại góc đường Trưng Nữ Vương và 2/9, bảo tàng được xây dựng theo môtíp Chămpa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Đông bác cổ Pháp từ năm 1915. Tại đây, một bộ sưu tập phong phú nhất của nền điêu khắc Chămpa với trên 300 tác phẩm nguyên bản thể hiện bằng chất liệu sa thạch, đất nung và đồng có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 15 thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.

Từ sảnh trung tâm hình tròn của bảo tàng, trong ánh sáng dịu nhẹ, khách lần bước theo những phong cách của nghệ thuật Chăm khởi đi từ thế kỷ thứ 5 trong truyền thống Ấn Độ hóa. Tiếng hát của loài chim thiên nga vươn cao, thăng hoa trong thế kỷ thứ 10, đánh dấu buổi hoàng kim của vương quốc Champa ở Simhapura - Trà Kiệu, Indrapura - Đồng Dương (Quảng Nam), trước khi nhạt nhòa trên vùng Vijaya (Bình Định), Panduranga (Phan Rang).

Dư âm của nghệ thuật ấy bây giờ là chuỗi ngọc điêu khắc kết nối những tuyệt tác như mi cửa (fronton) phong cách Mỹ Sơn (tháp E1) thể hiện truyền thuyết Ân Độ về sự xuất hiện của kỷ nguyên Hoa Sen: thần Sáng tạo Brahma sinh ra trên đài sen mọc từ rốn của thần Visnu nằm giữa đại dương linh diệu. Một trong những đóng góp của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM tại cuộc triển lãm này là tượng bán thân Devi tìm thấy ở Hương Quê (Quảng Nam).

Tượng Devi, nữ thần trong truyền thống Ấn Độ giáo, thể hiện vẻ đẹp Chăm, đằm thắm mà đầy nữ tính. Một trong những tuyệt phẩm sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng thưởng ngoạn là tượng Tara (Bồ tát Quán Thế Âm) phát hiện ở Quảng Nam vào năm 1978. Đây là tượng đồng lớn nhất được biết đến hiện nay trong lịch sử nghệ thuật Chăm, phong cách Đồng Dương. “Tượng Tara phảng phất những ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa trên một truyền thống mang đậm bản sắc Chăm. Đó là đỉnh cao của nghệ thuật Chăm”. (J.Boisselier. Un bronze de Tara du Musée de Đà Nẵng et son importance pour l’histoire de l’art du Champa. BEFEO.1984).

Ngoài những tượng, bệ thờ, lá nhĩ, phù điêu, tượng tròn (rondes-bosses) … bằng sa thạch và đồng, Bảo tàng Guimet còn chọn lọc trưng bày một bộ sưu tập đồ tế tự và trang sức bằng vàng, bạc và quí kim gồm 96 hiện vật mà đa số chỉ mới được triển lãm lần đầu. Không gian nghệ thuật Chăm còn được minh họa thêm bằng những hình ảnh sống động chụp từ hồi đầu thế kỷ 20, ghi lại những đền tháp Chăm phân bố rải rác ở miền Trung; những đoạn phim câm mô tả những công trình khai quật khảo cổ của Jean-Yves Claeys thực hiện ở Trà Kiệu (Quảng Nam) và Tháp Mắm (Bình Định) những năm 1920-1930; những khuôn đúc (moulages) đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng Vũ nữ Trà Kiệu, những trụ áp tường của tháp Mỹ Sơn A1…

Những tượng thờ, vật trang trí, bàn thờ được sưu tầm từ các nền văn minh Chămpa có nguồn gốc từ Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định... Nhiều tác phẩm không còn giữ được nguyên hình dáng cũ do sự tàn phá của thời gian, nhưng chúng ta sẽ được khám phá sự độc đáo về văn hóa Chămpa và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, đặc biệt là những bức tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kỳ Veda.

Chương 2 la sự tổng hợp tất cả những nơi mà chúng ta đã đi trong chuyến đi. Chắc chắn nó đă để lai trong moi chúng ta những ấn tương khó phai về chuyến đi thực tế này. Chỉ trong một chuyến chúng ta đã được tim hiêu đươc tất cả loại hình du lịch như tìm hiểu khám phá nhữn vùng có phong cảnh đẹp, địa hình karst và hang động, bãi biển ,các di tích tự nhiên, loai hình du lich văn hóa. Và qua chương này chúng ta còn thấy được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch, đây là chìa khóa quyết dịnh giúp chúng ta hình thành và phát triển để tạo thành những sản phẩm du lịch, loại hình du lịch. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn dễ khai thác không chỉ có giá trị hữu hình mà còn giá trị vô hình. Vì thế ma chúng ta cần quan tâm bảo vệ và khai thác ngành công nghiêp không khói này một măt góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời đây cũng là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh Việt Nam và Đưa Việt Nam đến gân hơn với thế giới.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w