Các kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình (Trang 37 - 38)

Góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh.

Một điều dễ nhận thấy là cùng với việc mở rộng TDTD thì doanh thu từ hoạt động này cũng ngày càng được mở rộng, góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh. Nếu năm 2007, TDTD chỉ chiếm tỷ trọng 12,61% trong cơ cấu cho vay và đem lại 16,14%% thu nhập của hoạt động tín dụng cho chi nhánh thì trong vòng 2 qúy đầu của năm 2009, TDTD đã thế hiện được vai trò cực kỳ quan trọng của nó khi chỉ chiếm tỷ trọng 5,91%% nhưng đã đem lại 17,09% nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

Rõ ràng sự tăng trưởng về doanh số và dư nợ TDTD trong tổng doanh số và tổng dư nợ của chi nhánh đã góp phần làm tăng thu nhập của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động nói chung của chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu của TDTD luôn hầu như luôn tăng nhanh hơn tốc độc tăng trưởng dư nợ tín dụng và doanh số tín dụng, đặc biệt là từ khi có 2 quyết định của TGĐ là QĐ-1153/TGĐ và QĐ-1154/TGĐ về sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay mua ô tô. Mặc dù, chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh nhưng do lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp.

Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường.

Thứ nhất, thông qua việc phát triển loại hình TDTD mà chi nhánh đã góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Điều này một mặt giúp cho chi nhánh giảm thiểu rủi ro nếu chỉ tập trung phát triển một số sản phẩm nhất định. Mặt khác, với việc phát triển loại hình dịch vụ này mà chi nhánh có thể tăng

thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thông qua các sản phẩm hỗ trợ TDTD mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng như: dịch vụ thanh toán bằng thẻ S24+, dịch vụ SeANET và nhiều dịch vụ hỗ trợ khác.

Thứ hai, việc phát triển loại hình TDTD đã giúp chi nhánh đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho chi nhánh thiết lập các mối quan hệ với khách hàng.Đây chính là một trong những điều kiện để tăng sức cạnh tranh của Chi nhánh, từ đó mở rộng quy mô hoạt động. Khách hàng của chi nhánh không chỉ giới hạn ở một bộ phận dân cư phân bố tại nơi chi nhánh làm việc mà còn mở rộng hơn ở những địa bàn khác. Nhờ vậy, phạm vi và địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Và do đó, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, làm tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường.

Góp phần nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ tín dụng.

Bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nói chung, sản phẩm TDTD nói riêng, điều này đã buộc các CBTD phải tìm tòi học hỏi thêm để góp phần đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt được điều này, SeABank cũng đã tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho các CBTD của mình thêm về các khóa học nâng cao nghiệp vụ tín dụng, về sản phẩm mới. Từ đó giúp cho các CBTD có thể tư vấn tốt hơn cho các khách hàng của mình về các sản phẩm tín dụng nói chung và TDTD nói riêng, bên cạnh đó còn giúp họ tăng thêm tự tịn và kinh nghiệm khi ra các quyết định tín dụng và đánh giá khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w