Hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ KH - ĐT và các bộ, cơ quan ngang bộ khác. Trong đó pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của Chính phủ là thống nhất quản lý nhà nước về ĐTTTRNN trong phạm vi cả nước; của Bộ KH- ĐT là chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ĐTTTRNN và của các Bộ, cơ quan ngang bộ là trong phạm vi nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về ĐTTTRNN trong lĩnh vực được phân công. NĐ 78 năm 2006 đã có các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN một cách rõ ràng và cụ thể hơn nhiều so với NĐ22 năm 1999 trước đây.
Trách nhiệm của Bộ KH - ĐT, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, của Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác, cũng như của UBND cấp tỉnh được quy định tại các điều từ 31 đến điều 37- NĐ 78/2006
thể hiện sự quan tâm và một thái độ cực kỳ nghiêm túc của các nhà lãnh đạo nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN hiện nay.
Không chỉ gắn liền với trách nhiệm quản lý nhà nước bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, pháp luật còn hỗ trợ các nhà đầu tư ở nước ngoài thông qua hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nuớc ngoài, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư nhằm bảo đảm cho hoạt động đầu tư được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ và thu về hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Chương 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI.
3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTTTRNN đang dần được hoàn thiện thông qua việc ban hành Luật đầu tư 2005, đồng thời NĐ 78 năm 2006 đã thay thế NĐ 22 năm 1999 và thủ tục ĐTRNN đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ – BKH ngày 10/10/2007 của Bộ KH- ĐT. Tuy nhiên, để đảm bảo thực thi pháp luật về ĐTTTRNN, các quy định của pháp luật cần không ngừng được hoàn thiện trong tương lai, từng bước khắc phục hạn chế, giải quyết tốt nhiều điểm bất cập.
Thứ nhất: Chính phủ cần nhanh chóng ban hành danh mục các lĩnh vực khuyến khích, hạn chế và không cấp phép ĐTTTRNN.
Điều 75 Luật đầu tư 2005 chỉ mới có quy định khung về các lĩnh vực khuyến khích, cấm ĐTRNN, Điều 79 Luật này nêu rõ: “Chính phủ quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế ĐTRNN”, và tại Điều 5 NĐ 78 năm 2006 cũng có quy định: “căn cứ các quy định tại Điều 75 của Luật đầu tư và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Thủ tướng chính phủ ban hành các lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế ĐTTTRNN”, song đến thời điểm hiện nay khi mà Luật đầu tư và NĐ 78 năm 2006 đã đi vào thực hiện một thời gian nhưng vẫn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Chính phủ không chỉ xem xét để ban hành danh mục các lĩnh vực khuyến khích ĐTTTRNN nhằm hướng các doanh nghiệp tận dụng được tối đa sự hỗ trợ từ nhà nước và không ngừng đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh; mà Chính phủ còn phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng để xây dựng nên danh mục các lĩnh vực hạn chế cấp phép ĐTTTRNN, tránh kiểu suy nghĩ “thông thoáng” một cách chủ quan là khuyến khích vô điều kiện tất cả các hoạt động
sao không gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử,văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Đối với một lĩnh vực đầu tư sẽ thích hợp với một số các quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định mà không phải bao giờ chấp nhận cho các doanh nghiệp mạnh dạn tiến hành ĐTTTRNN cũng có thể thu lại được lợi nhuận một cách dễ dàng. Suy nghĩ một cách sâu sắc hơn, chúng ta đã bao giờ đặt câu hỏi: tại sao Nhật, EU không chuyển giao cho ta công nghệ chế biến cà phê? Đơn giản bởi vì nếu chuyển giao thì cà phê của họ sẽ mất tính cạnh tranh với cà phê Việt Nam. Thời gian trước, Tanzania đã từng có nhã ý muốn ta chuyển giao công nghệ chế biến hạt điều [26]. Nhưng không thể làm theo cách nghĩ đơn giản của nhiều quan chức vì những mặt lợi trước mắt dễ dàng nhận thấy là họ có giá lao động rất rẻ, sản lượng hạt điều lại lớn. Song nếu cho họ công nghệ hay nói cách khác là tiến hành ĐTTT vào Tanzania trong lĩnh vực chế biến hạt điều thì ngay lập tức hạt điều Việt Nam sẽ có một đối thủ cạnh tranh đáng gườm. Vậy nên tư duy quản lý phải biết nhìn nhận đúng đắn ở chỗ này, có tính định hướng chứ không phải chỉ biết hạn chế một cách chung chung, để biết doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư cái gì và nên đầu tư cái gì ra nước ngoài để đất nước được lợi.
Ban hành danh mục các lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế ĐTTTRNN sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có định hướng cụ thể trong kế hoạch ĐTRNN của mình trên cơ sở đó lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp, hưởng các chính sách khuyến khích ưu đãi từ nhà nước.
Thứ hai: Chính phủ cần ban hành danh mục các lĩnh vực đặc thù, địa bàn đặc thù hoặc cơ sở pháp lý để xác định một lĩnh vực, địa bàn được coi như là đặc thù.
Quy định về lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại Luật đầu tư 2005 là một điều hết sức cần thiết, thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành ĐTTTRNN, không những vậy NĐ 78 năm 2006 cũng đã có quy định về lĩnh vực đặc thù, địa bàn đặc thù và cơ sở pháp lý của nó là theo các quy định riêng của Chính phủ. Có thể lấy ví dụ về một lĩnh vực đặc thù phổ biến hiện nay như hoạt động ĐTTTRNN trong lĩnh vực dầu khí đã được thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành tại Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 [23].
Theo đó, các dự án dầu khí được đầu tư thông qua các hình thức: ký kết hợp đồng dầu khí; chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ công ty vào các dự án tìm kiếm, thăm dò, phát triển, khai thác hoặc dự án bắt đầu từ giai đoạn phát triển, khai thác dầu khí. Đối với các dự án dầu khí có sử dụng vốn nhà nước từ 1.000 tỷ đồng trở lên, hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 3.000 tỷ đồng trở lên phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định số 121/2007cũng quy định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam trừ các khoản lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư hoặc đầu tư cho các dự án dầu khí khác. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn trên, nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình NHNN Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng.
Xuất phát từ tính chất đặc thù của các lĩnh vực đầu tư cũng như địa bàn đầu tư mà việc Chính phủ ban hành riêng từng văn bản pháp luật là điều cần thiết. Tuy nhiên ngoài quy định rất chung chung này tại khoản 2 Điều1 NĐ 78 năm 2006 thì pháp luật không hề có một quy định cụ thể nào về vấn đề này nữa. Chúng ta chưa hề có tiêu chí nào để xác định một địa bàn, lĩnh vực như thế nào thì được coi là đặc thù. Và ngoài Nghị định số 121/2007 điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN của các nhà đầu tư tại Việt Nam trong hoạt động dầu khí, các quy định cụ thể về hoạt động ĐTTTRNN của các lĩnh vực đặc thù khác tại địa bàn đặc thù khác cũng đang bị bỏ ngõ. Trong rất nhiều các lĩnh vực, địa bàn mà nhà nước cho phép đầu tư, thậm chí khuyến khích đầu tư nhưng cả nhà quản lý và đối tượng quản lý đều không có cơ sở pháp lý nào để xác định đó có phải là địa bàn, lĩnh vực đặc thù hay không và nếu là đặc thù thì quy phạm pháp luật điều chỉnh nó được quy định tại đâu. Điều này gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lý, đồng thời sự lỏng lẻo của
các quy định pháp luật dẫn tới sự tuỳ tiện, bừa bãi của các cơ quan chức năng.
Thứ ba: Xây dựng đề án khuyến khích ĐTRNN theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Việc xây dựng một đề án bàn đến việc thúc đẩy đầu tư của các DN Việt Nam ra nước ngoài là một điều hết sức cần thiết để doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường quốc tế trong tư thế bình đẳng với doanh nghiệp các quốc gia khác khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Luật đầu tư 2005 và NĐ 78 năm 2006 mới chỉ đi vào vấn đề nguyên tắc và những hướng dẫn mang tính thủ tục. Còn đề án sẽ tập trung vào việc khuyến khích, thúc đẩy đầu tư của DN Việt Nam ra nước ngoài, vào những địa bàn, lĩnh vực cụ thể, nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và cần thiết như: khai thác dầu mỏ, làm thuỷ điện, trồng cây nguyên liệu công nghiệp, khai khoáng… và có những cơ chế để thúc đẩy đầu tư. Không những vậy, sự thiếu sót của Luật đầu tư cũng như NĐ 78 năm 2006 khi chưa có quy định cụ thể nào về các biện pháp khuyến khích ĐTTTRNN nên được bổ sung kịp thời tại đề án này là điều hết sức hợp lý.
Thông thường, pháp luật các nước Mỹ, Singapore hay Trung Quốc thường dùng chính sách thuế để thực hiện khuyến khích ĐTTT của các doanh nghiệp ra nước ngoài. Trong đó Mỹ dùng chính sách miễn giảm thuế và xem xét các khoản vay ưu đãi cho doanh nghiệp đối với các dự án thuộc danh mục khuyến khích ĐTTTRNN [9].
Theo thông tin từ cuối năm 2006, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH - ĐT cho biết, cơ quan này đang xây dựng đề án khuyến khích ĐTRNN theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo hoàn chỉnh của đề án này dự kiến sẽ được trình lên Chính phủ vào khoảng đầu năm 2007 [17]. Nhưng cho tới thời điểm này, nghĩa là đã hơn một năm - mà đề án vẫn chưa được ban hành.
Thứ tư: Ban hành văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm ĐTRNN.
Bảo hiểm là hình thức phòng tránh và khắc phục rủi ro. Đặc biệt đối với hoạt động ĐTTTRNN - theo nguyên tắc phân tán rủi ro - có bản chất là hoạt động nhằm phân tán rủi ro, tránh “bỏ chung trứng vào một giỏ”. Nhưng một khi doanh nghiệp đặt chân vào môi trường kinh doanh thế giới rộng lớn thì việc phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách, không chỉ về kinh tế, về sức cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt của các bạn hàng mà còn chịu sự tác động nhiều về chính trị, an ninh, quốc phòng… là không thể tránh khỏi. Vì vậy, nếu pháp luật trong nước xây dựng được cơ chế bảo hiểm cho các rủi ro đó sẽ phần nào làm cho doanh nghiệp yên tâm, đồng thời gánh bớt một phần rủi ro cho họ.
Thứ năm: Các Bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về ĐTTTRNN như: Bộ KH - ĐT, NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ thương mại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác cần nhanh chóng xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về lĩnh vực mà mình quản lý để tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoàn tất thủ tục xin phép đầu tư, triển khai dự án đầu tư.
Luật đầu tư 2005 và NĐ 78 năm 2006 đã hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật trước kia khi có các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN của các Bộ, ngành liên quan, tuy nhiên do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nên gây không ít khó khăn cho việc thực thi và chấp hành pháp luật. Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể về thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư; mẫu các văn bản trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư như: Văn bản đề nghị thẩm định, mẫu giải trình về dự án đầu tư.
Việc quy định một cách rõ ràng các nội dung này, không chỉ giúp cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình lập hồ sơ, tháo dỡ phần nào tính rườm rà, phức tạp của các yêu cầu về thủ tục hành chính. Mà còn tạo thuận lợi cho việc xem xét, ra quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh được tình trạng trả lại hồ sơ do không đúng quy cách hay còn thiếu nội dung dẫn
Một điều đáng nói nữa là sự ra đời tương đối sớm của cơ quan chuyên trách để lo giải quyết những vấn đề về ĐTNN là Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ KH - ĐT đã quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan này tại Quyết định số 523/QĐ - BKH ngày 31/7/2003, tuy nhiên công tác quản lý của cơ quan này đối với lĩnh vực ĐTTTRNN lại chưa thật sự hiệu quả. Nên chăng pháp luật cần tách bạch các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cục ĐTNN riêng ra đối với từng hoạt động: ĐTRNN và ĐTNN vào Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa chức năng quản lý nhà nước và không ngừng tạo mọi điều kiện hỗ trợ DN Việt Nam ĐTTTRNN.
Thứ sáu: Cần sớm phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương được trực tiếp tiến hành cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án ĐTTTRNN.
Việc giao cho các địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư như trường hợp các dự án ĐTNN vào Việt Nam sẽ phần nào giúp cho công tác quản lý trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, giảm một số lượng công việc đáng kể cho Bộ KH – ĐT. Theo quan điểm của các nhà làm luật hiện nay thì lượng vốn cũng như các dự án của DN Việt Nam ĐTRNN vẫn quá ít, chưa nhiều đến mức phải tiến hành phân cấp nên mới chỉ giao việc cho UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định mới chủ thể ĐTTTRNN đã được mở rộng một cách đáng kể. Trong thời gian tới số lượng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nhất định sẽ tăng cao, công việc quản lý nhiều hơn, phức tạp hơn nên cần thiết phải có sự phân cấp quản lý để phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã đồng thời giảm bớt chi phí đi lại, đơn giản về thủ tục cho các nhà đầu tư.
Thứ bảy: Nhà nước cần ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ngoại giao ở nước ngoài trong quản lý nhà nước về ĐTTTRNN.
Theo quy định của NĐ 78 năm 2006, các cơ quan ngoại giao là cơ quan có chức năng hỗ trợ đầu tư ở nước ngoài cho các nhà đầu tư. Nhưng trong thời gian qua, các cơ quan này làm việc chưa thật sự hiệu quả, chưa hỗ
trợ đựơc nhiều cho các doanh nghiệp ĐTTTRNN. Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các nhà đầu tư còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của nhà nước. Thực trạng này một phần xuất phát từ nguyên