Kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam (Trang 57 - 60)

Việt Nam và Trung quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hoá đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa nhất là trong quá trình hội nhập thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hoá,… Hai nước đều vừa trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; hai nước đều vừa thời đóng của tương đối về kinh tế do vậy khi mở cửa cũng gặp những khó khăn có những nét khá tương đồng.

Đăc biệt, khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đều tác động mạnh lên cả hai nền kinh tế hai nước thông qua suy giảm về xuất khẩu, suy giảm đầu tư nước ngoài. Nhưng nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng này, họ đã biến thử thách trở thành cơ hội để vươn lên và một trong những điều làm nên thành công đó có thể nói đến gói kích thích kinh tế

của Chính phủ nước này. Do vậy, những kinh nghiệm kích cầu của Trung Quốc rất có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam.

Tuy nhiên, tình hình mỗi nước một khác chúng ta không thể “rập khuôn” mà cần có sự chọn lọc và biến đổi để phù hợp với kinh tế Việt Nam. Qua phân tích,tìm hiểu Việt Nam có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, sử dụng gói kích cầu để ứng phó với khủng hoảng theo hướng tạo tiền đề để cải tổ toàn diện nền kinh tế; đổi mới cơ cấu và công nghệ, tăng năng suất lao động; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục.

Thứ hai, tăng cường đầu tư vào nông thôn, hỗ trợ cho nông dân, có những giải pháp cụ thể giúp đỡ người nghèo để vừa tạo ra hiệu ứng kích cầu lớn vừa đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ ba, không ưu ái cho các doanh nghiệp mà phải nhắm vào các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp do khủng hoảng và có thể tạo ra nghiều việc làm cho xã hội như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các khoản đầu tư của Chính phủ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

C. Kết luận.

Kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến kinh tế Việt Nam nhưng chính cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới lại cũng tạo ra những điều kiện, áp lực và những cơ hội mà nếu Việt Nam nhanh nhạy nắm bắt, vận dụng thì vẫn có thể đẩy nhanh được sự phát triển. Nghĩa là, trong thách thức vẫn có những cơ hội cho phát triển.

Chính vì vậy, chúng ta không nên chỉ nhìn khủng hoảng thế giới như một thách thức mà cần phải tỉnh táo để nhận diện những cơ hội tiềm ẩn trong đó thì mới có thể vươn lên được.

Một phần của tài liệu Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w