toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu về công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tôi thấy kế toán vật liệu công cụ dụng cụ đã phát huy tốt vai trò của mình trong quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ từ khâu mua, bảo quản đến khâu dự trữ, theo dõi, quản lý chặt chẽ cả trên sổ sách cũng như thực tế. Vì vậy tôI chỉ có một số kiến nghị nhỏ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty.
* Mở sổ theo dõi chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
Vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty rất nhiều loại, nhiều thứ, vì vậy khi mở sổ theo dõi chi tiết theo tôi không những mở chi tiết cho từng loại mà còn theo dõi đến từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ. Do đặc đIểm của công ty là sản xuất và lắp dựng các loại biển quảng cáo do đó trong từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ lại có rất nhiều thứ kích cỡ khác nhau, theo tôi là nhóm từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng nhóm như nhóm thép các loại sơn các loại…, mỗi loại vật liệu công cụ dụng cụ mở một quyển sô, mỗi nhóm vật liệu công cụ dụng cụ này mở một hay nhiều trang tuỳ theo nhu cầu sản xuất của công ty và cũng theo dõi chi tiết cho các đối tượng sử dụng. Có như vậy ta mới thấy ngay được trong 1 tháng hoặc 1 quý công tyđã sử dụng hết bao nhiêu thứ, mỗi thứ có số lượng và giá trị là bao nhiêu các đối tượng đã sử dụng mỗi thứ vật liệu, công cụ dụng cụ là bao nhiêu đó mới gọi là theo dõi chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ (mẫu sổ như sau)
Các bảng tổng hợp nhập xuất các loại vật liệu công cụ dụng cụ, cứ để đối chiếu kiểm tra.
Biểu số 9
Bảng tổng hợp nhập vật liệu công cụ dụng cụ toàn công ty
Tháng 1/2002 Loại vật liệu, CCDC Tổng số tiền TK 111 TK 112 TK 141 Vật liệu chính 62.500.000 55.000.000 7.500.000 Vật liệu phụ 5.500.000 3.000.000 2.500.000 Nhiên liệu 2.250.000 1.050.000 Công cụ dụng cụ 560.000 560.000 Cộng tháng 70251000 59610000 10000000
Kết luận
Một lần nữa cần phải khẳng định kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ có vai trò quan trọng trong công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế tại Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội cho thấy công tác tổ chức hạch toán vật liệu công cụ dụng cụ đã giúp lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình thu mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, từ đó công ty mới có biện pháp chỉ đạo đúng đắn.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, em thấy răng công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác hạch toán nói chung và hạch toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ nói riêng khá hoàn chỉnh, được thực hiện theo đúng chế độ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu đIểm và cố gắng mà công ty đã đưa ra một số ý kiến trình hạch toán còn có những tồn tại nhất định mà em đã đưa ra một số ý kiến khắc phục tại chương ba.
Tuy nhiên, thời gian thực tập và trình độ có hạn nên những vấn đề đưa ra chắc không tránh khỏi những thiếu sót, em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty quảng cáo trẻ Hà Nội cho bản báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện về mặt lý luận và có tính thực tiễn cao.
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2003 Sinh viên
Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập hạn hẹp và trình độ hiểu biết hạn chế , để hoàn thành tốt Báo Cáo tốt nghiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Cô giáo Đỗ Kiều Oanh , cảm ơn ban lãnh đạo công ty , cảm ơn các cô chú , anh chị trong phòng kế toán đã giúp Tôi hoàn thành tốt công việc của mình .
Hà Nội ngày 14/06/2003 Sinh viên
Mục Lục
Lơi mở đầu ... 1
Chương 1: Lý luận chung về kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp ... 3
1.1. Những vấn đề chung về kế toán vật liệu, công cụ - dụng cụ ... 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về vật liệu, công cụ dụng cụ ... 3
1.1.2. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ ... 4
1.1.3. Tính giá vật liệu ... 5
1.1.4. Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ ... 9
1.2. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ ... 10
1.2.1. Chứng từ sử dụng ... 10
1.2.2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ ... 11
1.2.3. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ ... 11
1.3. Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ ... 15
1.3.1. Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên ... 15
1.3.2. Hạch toán tổng hợp vật liệu, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ ... 19
Chương 2. Thực trạng công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Quảng cáo trẻ ... 24
2.1. Vài nét khái quát về công ty ... 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty quảng cáo trẻ Hà Nội . 24 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ... 24
2.1.3. Tổ chức quản lý công ty quảng cáo trẻ Hà Nội ... 25
2.1.4. Công tác kế hoạch tài chính của doanh nghiệp ... 27
2.1.5. Mô hình tổ chức hạch toán kế toán công ty quảng cáo trẻ Hà Nội ... 28
2.2. Thực tế công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty quảng cáo trẻ Hà Nội ... 30
2.2.1. Tình hình chung về vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty quảng cáo trẻ ... 30
2.2.2. Hạch toán ban đầu ... 31
2.2.3. Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ ... 35
2.2.4. Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ ... 40
Chương 3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu công cụ dụng cụ ở Công ty Quảng cáo trẻ Hà Nội ... 45
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty quảng cáo trẻ Hà Nội ... 45
3.1.1. Ưu điểm ... 45
3.1.2. Nhược điểm ... 46
3.2. Những ý kiến đề xuất nhằm cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội ... 46