2.3.2.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công tyTNHH KONA
Tài sản cố định của Công ty TNHH KONA có giá trị lớn, trang thiết bị máy móc hiện đại nên ít có biến động nên các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ không do một bộ phận kế toán riêng phụ trách mà do kế toán tổng hợp theo dõi.
Máy móc, thiết bị của Công ty chủ yếu là được nhập ngoại nên chi phí nâng cấp, sửa chữa cũng rất lớn. Việc hạch toán và theo dõi đúng giá trị cũng như tình hình TSCĐ là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra cho bộ máy kế toán của Công ty.
3.2.2.2. Phương pháp tính giá tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHH KONA
Công thức tính giá trị TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua TSCĐ + Chi phí + Các khoản thuế- Các khoản ghi trên thu mua không được giảm trừ hóa đơn khấu trừ
Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và tính trên nguyên giá của TSCĐ theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Công thức tính:
Mức KH năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng ước tính
= Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm Mức KH tháng = Mức KH năm
12 tháng
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Mức KH lũy kế TSCĐ
Phương pháp tính này đơn giản phù hợp với Công ty, sau khi sửa chữa, nâng cấp thì nguyên giá TSCĐ được ghi tăng và tăng thời gian sử dụng Công ty sẽ tiến hành tính lại mức khấu hao và phân bổ cho các kỳ tếp theo.
2.3.2.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán tài sản cố định tại Công ty TNHH KONA
TK 211: Theo dõi nguyên giá tài sản
TK 214: Theo dõi mức khấu hao lũy kế của tài sản Phương pháp hạch toán: TSCĐ của Công ty rất ít khi có biến động nên có ít nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kỳ.
Các nghiệp vụ chủ yếu được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ
TK 111, 112, 331… TK 211 TK 214 TK 627, 641, 642 (1a) (3a) (4) TK 133 (1b) TK 811 (3b) TK 411 (2) Giải thích các nghiệp vụ:
(1a) Mua TSCĐ thanh toán bằng tiền mặt, TGNH hoặc chưa thanh toán (1b) Thuế GTGT đầu vào
(2) Góp vốn kinh doanh bằng TSCĐ
(3a) Khấu hao TSCĐ lũy kế đến thời điểm thanh lý, nhượng bán TSCĐ (3b) Giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm thanh lý, nhượng bán
(4) Trích KH TSCĐ dùng ở các bộ phận
Ngoài các nghiệp vụ thường xuyên còn phát sinh các nghiệp vụ khác như mang TSCĐ đi góp vốn, sửa chữa lớn TSCĐ….
2.3.2.4. Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Công ty TNHH KONA
Việc theo dõi TSCĐ nhằm xác định trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận giúp Công ty nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Chứng từ sử dụng:
Đối với các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
Đối với các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐB - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Bảng tính KH và phân bổ KH Các loại sổ chi tiết TSCĐ tại doanh nghiệp gồm:
- Thẻ TSCĐ: Lập riêng cho từng loại TSCĐ và lập khi mới mua về cho đến khi không còn sử dụng nữa, bao gồm các chỉ tiêu: Nguyên giá, giá sau khi đánh giá lại và giá trị hao mòn
- Sổ TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng, giảm tất cả TSCĐ của công ty chi tiết cho từng loại TSCĐ
- Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng: Lập riêng tại nơi sử dụng TSCĐ
Kế toán tổng hợp sẽ lập thẻ TSCĐ ngay khi tiếp nhận TSCĐ và đánh giá TSCĐ vào cuối kì để lập BCTC sau khi đã đối chiếu với sổ cái.
Sơ đồ 2.6. Quy trình ghi sổ chi tiết TSCĐ
Ghi chú: Ghi hàng ngày khi phát sinh nghiệp vụ Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
2.3.2.5. Kế toán tổng hợp tài sản cố định tại Công ty TNHH KONA
Quy trình ghi sổ tổng hợp: Từ chứng từ tăng, giảm, KH TSCĐ kế toán tổng hợp ghi chép vào sổ nhật kí chung sau đó lên sổ cái các TK 211,214 và đối chiếu với bảng tổng hợp số phát sinh. Sau đó đối chiếu với bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. Nếu khớp số liệu thì sẽ dùng để lập BCTC.
Chứng từ tăng, giảm,
khấu hao TSCĐ Thẻ TSCĐ
Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng
Sổ TSCĐ
Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Sơ đồ 2.7. Quy trình hạch toán tổng hợp TSCĐ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
2.3.3. Tổ chức kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Côngty TNHH KONA