Về định nghĩa và cách xây dựng các chỉ số, xem: BCđTW, 2010a.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 potx (Trang 47 - 48)

TCTK đã xây dựng một chỉ số về tình trạng nhà ở dựa trên ba thành phần này. Tuy nhiên, việc phân loại như vậy có thể gây nhiều tranh cãi nên chuyên khảo này chỉ đơn giản sử dụng vật liệu chính của mái nhà để xây dựng một biến số đánh giá tình trạng nhà ở một cách đơn giản hơn9. Tình trạng nhà ở được phân chia theo ba nhóm: nhà kiên cố (mái bê tông), nhà bán kiên cố (mái ngói hoặc mái tôn) và nhà đơn sơ (mái lá, rơm, giấy dầu). để có thể đạt được sự tương thích nhất định về cách phân chia loại nhà ở giữa hai bộ số liệu, nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ của biến tình trạng nhà ở năm 1999 được gộp thành một nhóm và đặt tên là nhà đơn sơ. Do sự khác biệt về việc xây dựng biến tình trạng nhà ở của hai cuộc TđTDs năm 1999 và 2009, việc so sánh giữa hai năm này không được khuyến khích hoặc nếu có so sánh thì cần rất thận trọng với việc giải thích các kết quả.

Nhìn chung, người di cư có nhà ở tốt hơn người không di cư; điều này được thấy rõ khi so sánh tỷ lệ sở hữu nhà đơn sơ và nhà kiên cố của hai nhóm dân số này (xem Hình 2.25). so với năm 1999, khoảng cách về điều kiện nhà ở giữa người di cư và người không di cư dường như được thu hẹp lại hơn trong năm 2009. Trong các nhóm người di cư, người di cư giữa các huyện có nhà ở tốt hơn người di cư trong huyện và người di cư giữa các tỉnh; và tình trạng nhà ở của hai nhóm người di cư trong huyện và giữa các tỉnh là tương đương.

hình 2.25: tình trạng nhà ở của người dân từ 5 tuổi trở lên phân theo tình trạng di cư, 1999- 2009

Một phần của tài liệu Báo cáo: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 potx (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)