Các nhân tố thuộc về DNVVN:
Hầu hết các DNVVN đều đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn cần thiết cho hoạt động, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các DNVVN trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân cư vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp lớn thì được ưu đãi hơn về mọi mặt, trong khi đó các DNVVN thì phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng xuất phát từ chính bản thân DNVVN.
Thứ nhất, cơ cầu nguồn vốn của các DNVVN chưa hợp lý. Trong
tổng số nguồn vốn thì chiếm phần lớn vẫn là vốn đi vay từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu rất nhỏ. Đặc biệt, vốn vay từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh còn rất cao. Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp bọ quá phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, chủ yếu là từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Vì vậy, khi thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ngay lập tức. Do đó, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại cơ cấu vốn hợp lý, và nguồn huy động chỉ đóng vai trò bổ sung cho nhu cầu thường xuyên hoặc nhu cầu tức thì. Hơn nữa, thông thường, các doanh nghiệp chỉ được phép cho vay trong một hạn mức nhất định. Nếu doanh nghiệp vay nợ quá nhiều thì khó có thể vay thêm vốn nữa
Thứ hai, các doanh nghiệp chưa thực sự hợp tác với ngân hàng.
Khi đi vay lần đầu hoặc chưa có sự tin tưởng của ngân hàng, mức độ minh bạch của các báo cáo tài chính là cơ sở để ngân hàng xét duyệt cho vay. Nhưng trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đi vay đã không muốn bộc bạch hết với ngân hàng, không muốn giải trình hay trao đổi kỹ lưỡng về phương án vay vốn, không muốn đưa tài sản cho ngân hàng tạm giữ. Do vậy, ngân hàng chỉ duyệt vay với số tiền nhỏ nhằm tránh rủi ro có thể gặp phải.
Thứ ba, vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Trên lý thuyết, điều
kiện cho vay là sử dụng vốn có mục đích, hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, có tài sản đảm bảo, có phương án vay vốn hiệu quả. Và ưu tiên nguyên tắc có phương án vay vốn khả thi và hiệu quả. Nhưng trên thực tế, các ngân hàng vẫn ưu tiên cho vay khi có tài sản bảo đảm cho mỗi một khoản vay. Nhiều doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, hoặc có tài sản thế chấp nhưng không được ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng cũng chỉ chấp nhận tối đa 70% giá trị tài sản để làm thế chấp cho khoản vay. Mặt khác, các DNVVN cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như:
đăng ký quyền sở hữu tài sản, khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp là bất động sản…
Thứ tư, trình độ quản trị kinh doanh của DNVVN còn yếu kém.
Với đội ngũ nhà lãnh đạo còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh thì việc xây dựng các phương án khả thi chưa có sức thuyết phục với ngân hàng. Do vậy, các DNVVN sẽ không được ưu tiên vay vốn. Mà nếu có được vay thì chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để vay vốn cộng với lãi suất phải trả đôi khi cao hơn khả năng sinh lời của phương án. Chính điều này làm các DNVVN có ý định vay vốn nản lòng.
Thứ năm, nhiều doanh nghiệp lập ra nhưng chỉ trên danh nghĩa mà
không hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp này có thể chiếm dụng vốn ngân hàng, lừa đảo cán bộ tín dụng để vay vốn. Thực tế đây chính là những doanh nghiệp ma. Việc cho vay đối với những doanh nghiệp này sẽ mang rủi ro đến cho ngân hàng.
Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
Thứ nhất, chính sách tín dụng: chính sách tín dụng phản ánh cương
lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm:
• Chính sách khách hàng: Đối tượng cho vay của ngân hàng rất
phong phú và đa dạng bao gồm tất cả các chủ thể kinh doanh hợp pháp trong nền kinh tế. Ngân hàng thường phân loại khách hàng ví dụ như khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng mới… để đưa ra các chính sách tín dụng khác nhau sao cho phù hợp. Đối với các DNVVN, chính sách khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vay vốn và các chính sách ưu đãi đi kèm.
• Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Dựa trên nhu cầu vay vốn
và phù hợp với các điều luật cũng như tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh lời, ngân hàng sẽ cam kết tài trợ cho khách hàng một hạn mức nhất định. Giới hạn tín dụng cấp cho mỗi khách hàng khác nhau, phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình vay nợ của khách hàng. Ngoài ra, mỗi một ngân hàng lại có quy định riêng về quy mô và các giới hạn như quy mô tín dụng của các chi nhánh các cấp, của hội sở chính. Chính sách này tác động trực tiếp tới khả năng vay vốn của DNVVN. Vì ngân hàng sẽ thẩm định khách hàng dựa trên các tiêu chí đã định để quyết định mức cho vay.
• Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Lãi suất và phí suất tín
dụng là nguồn thu nhập của ngân hàng, bù đắp chi phí cho ngân hàng. Mức lãi suất khác nhau tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng, tuỳ theo thời hạn vay. Khi xác định lãi suất, ngân hàng phải tính đến rủi ro, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Thông thường, các doanh nghiệp lớn được ưu đãi hơn về lãi suất cho vay. Đối với các DNVVN do mức độ rủi ro của món vay cao nên ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao nhằm bù đắp rủi ro có thể xảy ra. Các DNVVN thường vay ngắn hạn và các món vay nhỏ lẻ nên lãi suất ngân hàng thu được không đáng kể.
• Chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Các giới hạn về thời
gian luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi vì kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay. Chính sách kỳ hạn phải giải quyết mối quan hệ giữa thời hạn nguồn và thời hạn cho vay.
• Chính sách các khoản đảm bảo: Quy định các trường hợp tài trợ
cần đảm bảo bằng tài sản, các loại bảo đảm cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ phần trăm cho vay dựa trên tài sản bảo đảm. Đó là chính sách đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu, các tài sản có biểu hiện nghi ngờ
Với các DNVVN thông thường ngân hàng vẫn yêu cầu phải có tài sản thế chấp khi vay vốn
• Thứ hai, quy trình phân tích tín dụng: đó là việc cán bộ tín dụng
thực hiện các bước nhằm phân tích tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Mà ở đây, ảnh hưởng đến mở rộng cho vay DNVVN là trình độ của cán bộ tín dụng còn non yếu, không đủ khả năng phân biệt phương án khả thi hay không. Cán bộ tín dụng thiều khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện cũng như hiệu quả thực tế. Đôi khi, cán bộ tín dụng quá cứng nhắc, thực hiện theo đúng thủ tục mà không có sự linh hoạt như tư vấn hoặc là xem xét kỹ phương án vay vốn của khách hàng.
Nhìn chung, các ngân hàng vẫn còn e ngại khi cho DNVVN vay vốn. Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung. Nhu cầu vốn vay của các DNVVN ngày một gia tăng buộc các ngân hàng phải quan tâm hơn đến việc mở rộng cho vay khu vực này.