0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT VĂN LÂM – HƯNG YÊN (Trang 40 -45 )

- Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản 0,18% 0,82% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp , NHNo Văn Lâm vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục .

- Thứ nhất, việc tính toán đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp của chi nhánh là dựa vào so sánh xu hướng biến động qua 3 năm từ đó nhận xét tình hình tài chính doanh nghiệp , kết hợp với các yếu tố khác để ra quyết định cho vay hay không . Nhưng việc đưa ra kết luận chỉ dựa vào điều đó thì có thể dẫn đến việc đánh giá của ngân hàng chưa có độ chính xác cao bởi vì chỉ so sánh với mức bình quân chung của ngành mới có thể cho nhận xét đúng về mức độ phát triển , tình hình doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành .

- Thứ hai, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của chi nhánh hoàn toàn chỉ sử dụng số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì không dùng đến . Đây là một khiếm khuyết bởi trong thực tế có một số trường hợp doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng vẫn không có khả năng trả nợ vì lưu chuyển tiền tệ bị thâm hụt trong một giai đoạn nhất định . Khả năng thanh toán nợ định kỳ chỉ xảy ra nếu doanh nghiệp trong thời hạn vay có các kỳ lưu chuyển tiền tệ thuần dương . Tuy nhiên , cần khẳng định một điều , cho dù có kỳ lưu chuyển tiền tệ âm ở một vài thời kỳ nhưng xét trong toàn bộ thời gian vay vốn doanh nghiệp phải có lưu chuyển tiền tệ thuần dương đủ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng .

Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp ngân hàng xác định số tiền trả nợ , kỳ hạn trả nợ một cách khoa học tránh tình trạng nợ quá hạn .

- Thứ ba, thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, thông tin thu thập càng nhiều thì càng tăng tính chính xác cho việc đánh giá, kết luận. Tuy nhiên, trên thực tế phân tích, chi nhánh NHNo Văn Lâm tìm kiếm thêm thông tin từ điều tra trực tiếp và từ

trung tâm thông tin tín dụng CIC là rất ít trong khi lẽ ra đây phải là việc làm thường xuyên .

- Thứ tư, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của chi nhánh mới chỉ tập trung vào các chỉ tiêu đã nêu ở chương 1. Về cơ bản, những chỉ tiêu này đã phản ánh được tình hình tài chính doanh nghiệp mà ngân hàng quan tâm song để tăng tính chính xác của những đánh giá, kết luận thì chi nhánh nên phân tích thêm một số chỉ tiêu như vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền trung bình

- Thứ năm, chi nhánh có thành lập tổ cho vay doanh nghiệp riêng. Điều này phần nào đã thể hiện tính chất chuyên môn hoá. Tuy nhiên, tính chất chuyên môn hoá ở đây chưa cao vì tại chi nhánh bất kì cán bộ tín dụng nào trong tổ cho vay doanh nghiệp cũng có thể làm việc với một loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà không hề có sự cân nhắc, lựa chọn. Trong khi thực tế lại đòi hỏi điều đó bởi có thể khẳng định rằng kiến thức con người là có giới hạn, không một cán bộ tín dụng nào có khả năng hiểu biết sâu sắc tất cả các ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp đều có những thuận lợi, khó khăn và những đặc thù riêng. Vì vậy nếu thực hiện phân công theo ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng có điều kiện tìm hiểu sâu sắc hơn về từng doanh nghiệp, ngân hàng sẽ nâng cao được chất lượng phân tích cũng như khả năng tư vấn cho doanh nghiệp. Từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thứ sáu, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng sử dụng số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy mức độ trung thực, chính xác của các báo cáo này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân tích. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của chúng trước khi bắt đầu đi vào phân tích bởi các

báo cáo tài chính, kể cả những báo cáo đã được kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích cực có dụng ý như khai tăng giá trị tài sản và khuyếch trương lợi nhuận mà còn có thể vô tình bị sai lệch.Việc đánh giá lại các khoản mục này là hết sức cần thiết nhưng tại chi nhánh công việc này mới chỉ được tiến hành chủ yếu ở phạm vi phát hiện sai sót còn việc mở rộng kiểm tra nhằm phát hiện gian lận được thực hiện rất ít.

b) Nguyên nhân

Chi nhánh có những tồn tại trên là do:

- Thứ nhất, các cơ quan quản lý kinh tế chưa có những nghiên cứu tìm hiểu một cách chính thức, có hệ thống đối với toàn bộ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành làm căn cứ không chỉ cho hoạt động của Ngân hàng mà cho rất nhiều hoạt động khác như: Quản lý tài chính, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, hoạt động đầu tư...

- Thứ hai, trong quy định cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam chỉ khuyến khích các cán bộ tín dụng thu thập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chứ không bắt buộc . Do đó hầu hết các doanh nghiệp khi xin vay đều không nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

-Thứ ba, do thói quen làm việc từ xưa của các cán bộ tín dụng là rất ít khai thác nguồn thông tin bên ngoài và chất lượng thông tin do CIC cung cấp còn nhiều bất cập, chưa mang tính cập nhật.

-Thứ tư, do giới hạn về mặt thời gian và khối lượng công việc phải hoàn thành nên các cán bộ tín dụng đã không phân tích thêm các chỉ tiêu như: Vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền trung bình.

-Thứ năm, Chi nhánh mới thành lập tổ cho vay doanh nghiệp riêng nên ban lãnh đạo chưa nắm hết được tất cả năng lực của mỗi cán bộ tín dụng để có sự phân công cho phù hợp.

-Thứ sáu, Chi nhánh chưa có văn bản nào hướng dẫn việc kiểm tra phát hiện gian lận trong các báo cáo tài chính và các cán bộ tín dụng của chi nhánh hầu hết còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và sự va chạm với thương trường còn ít.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT VĂN LÂM – HƯNG YÊN (Trang 40 -45 )

×