Về phía Ngân hàng Nhà Nước:

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Trang 76 - 77)

* Bổ sung thêm trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp về thời hạn được phép phát mãi tài sản thế chấp. Hiện nay, trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản chưa có điều khoản về thời gian phát mãi tài sản khi khách hàng không còn đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Với điều khoản này, Ngân hàng có thể phân biệt những khách hàng nào có thiện chí trả nợ, đồng thời góp phần giảm được rủi ro cho Ngân hàng, bởi vì khách hàng muốn vay vốn trước hết phải tính toán thật kỹ nguồn trả nợ từ phương án kinh doanh của mình.

* Cho phép trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro được phép tự do mua bán thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp. Đây không chỉ là nhu cầu cấp thiết của bản thân Ngân hàng mà còn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,… Đểđảm bảo cho hoạt động Ngân hàng được an toàn và có hiệu quả thì Ngân Hàng cũng cố và nâng cao vai trò của thông tin nhằm phòng ngừa rủi ro, tránh thiệt hại về tài sản và uy tín của Ngân hàng. Để thực hiện được mong muốn đó, trước hết Ngân hàng Nhà Nước cho phép trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro tự do mua bán thông tin tài chính kinh tế của doanh nghiệp. Vì hiện nay, việc cung cấp thông tin đầu vào cho trung tâm chưa đầy đủ kịp thời, chính xác dẫn đến hậu quả là thông tin đầu ra của trung tâm không thể phát huy hết tác dụng bởi do thiếu độ tin cậy cao.

* Tăng tính tự chủ của các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, Ngân hàng Nhà Nước theo mô hình “Bộ chủ quản” đã còn can thiệp quá sâu vào tất cả các hoạt động của Ngân hàng thương mại từ bộ máy tổ chức đến các quan hệ về nghiệp vụ, tổ chức chính trị, đoàn thể, qua đó đã hạn chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại. Do đó, các Ngân hàng thương mại đang không có điều kiện để có được chính sách kinh doanh độc lập, điều này càng thể hiện rõ đối với các hệ thống các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Các Ngân hàng cần được giải phóng khỏi các nhiệm vụ phải cho vay theo chính sách phát triển hoặc chính sách cơ cấu.

* Trong tương lai không nên có nhiều mức lãi suất khác nhau quy định cho các khu vực, địa phương hoặc ngành nào đó, mà các Ngân hàng sẽ tự quyết định lãi suất theo nguyên tắc kinh doanh Ngân hàng.

Như vậy, để hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn thì Ngân hàng cần có những biện pháp phòng chống rủi ro bổ sung, đồng thời cần có sự giúp đỡ của các ban ngành khác đặc biệt là Nhà Nước. Nếu Ngân hàng thực hiện tốt những điều này thì có thể khắc phục được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)