- Tính toán dự báo khoảng cách để đảm bảo an toàn do rung chấn, sóng không khí và đá văng:
IV.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
IV.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
IV.2.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi: + Giảm thiểu bụi trên khai trường:
Để giảm thiểu bụi trên khai trường Chủ Dự án phải tính toán lượng thuốc nổ tối ưu để đạt được cỡ đá hợp lý và hạn chế tối đa việc phát sinh bụi do khoan nổ mìn gây ra áp dụng phương pháp khoan có phun nước là giải pháp tích cực có thể thực hiện được. Trong những ngày nắng nóng và hanh khô, tiến hành phun nước tại các bãi khai thác trước và trong khi bốc xúc để hạn chế bụi khuyếch tán. Trong những ngày thời tiết nắng nóng và hanh khô, tiến hành phun nước tại các bãi khai thác trước và trong khi bốc xúc để hạn chế bụi khuyếch tán. Người lao động phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết như: Khẩu trang, mũ ủng, quần áo bảo hộ lao động trong khi làm việc.
+ Giảm thiểu bụi trên đường vận chuyển:
Các phương tiện vận tải phải che bạt kín để tránh lượng bụi phát tán. Chỉ sử dụng phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Quyết định số 4134/2001/ QĐ-BGTVT ngày 05/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Xe tải, xe chuyên chở thành phẩm phải được kiểm tra mức ồn theo TCVN - 5948-1999 và TCVN - 6436 - 1998 và mức độ phát thải theo TCVN -6438-1998. Trong những ngày nắng nóng và hanh khô, Chủ Dự án phải bố trí lực lượng tiến hành phun nước tưới khu vực khai thác, sàng tuyển và kho thành phẩm khi các phương tiện vận chuyển bốc xúc sản phẩm đi tiêu thụ và trên tuyến đường xe đi qua khu dân cư tập trung trong khu vực.
+ Giảm thiểu bụi trong quá trình sản xuất (quá trình sàng tuyển)
Tại khu vực sàng tuyển: Quá trình nghiền, sàng rung lưới, phân loại đá là khu vực phát sinh rất nhiều bụi nhỏ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân làm
việc trực tiếp tại khu vực nàỵ Do đó Chủ Dự án phải bố trí và sử dụng máy hút bụi có công suất lớn tại khu vực sàng tuyển để hạn chế bụi phát tán.
Hệ thống thu hồi bụi được trình bày theo sơ đồ sau:
Hình IV.1: Nguyên lý hoạt động của máy hút bụi
Quá trình xử lý bụi trong thiết bị này được thực hiện nhờ lực ly tâm xuất hiện khi quay guồng hút. Nhờ sự chênh lệch áp suất được tạo ra bởi guồng quay, dòng khí nhiễm bụi đi vào các rãnh xoắn của guồng và thực hiện chuyển động cong. Các hạt bụi văng ra vành đai nhờ lực li tâm và cùng với 8 -10% khí đi vào xiclon, được nối với guồng xoắn. Còn khí sạch qua cơ cấu định hướng được hút vào tâm guồng xoắn rồi sau đó được thải ra ngoàị Dòng khí sạch bụi từ xiclon cũng được quay trở lại tâm guồng xoắn.
IV.2.1.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn: + Giảm thiểu tiếng ồn trên khai trường:
Để giảm thiểu khả năng phát sinh tiếng ồn lớn do nổ mìn. Khi nổ mìn, Chủ Dự án phải tính toán lượng thuốc nổ hợp lý, chọn giờ nổ mìn để không ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân xung quanh khu vực khai thác.
+ Giảm thiểu tiếng ồn tại khu vực chế biến:
- Trong giai đoạn thiết kế Chủ Dự án phải giảm thiểu tiếng ồn bằng cách thiết kế chế tạo chân đế các máy móc đủ khối lượng để giảm rung cho thiết bị.
- Kệ để đặt máy sẽ sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo nền.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn. - Kiểm tra sự cân bằng máy khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn của các chi tiết và cho dầu bôi trơn thường kỳ.
Máy hút bụi Không khí sạch thoát ra ngoài Không khí bị nhiễm bụi Khí sạch Khí nhiễm bụi Bụi 1 2 3 Máy hút bụi 1. Guồng xoắn 2. Xiclon 3. Bình chứa bụi TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Lắp đệm chống rung cho các máy có khả năng gây tiếng ồn (máy đập, máy nghiền bi, máy sàng...).
- Kiểm tra độ mòn chi tiết và định kỳ bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. - Công ty phải trang bị nút tai chống ồn, khẩu trang và bắt buộc công nhân lao động tại khu sàng tuyển phải sử dụng trong suốt thời gian làm việc đặc biệt ở những khâu sản xuất phát sinh tiếng ồn.
- Thường xuyên luân chuyển nhân lực làm việc trong các khu vực có độ ồn cao, rung lớn nhằm đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho công nhân.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất, nhà xưởng.
IV.2.1.3. Các biện pháp hỗ trợ khác:
- Ngoài biện pháp kỹ thuật trên, trong quá trình khai thác, sàng tuyển đá, khu vực bãi chứa sản phẩm xung quanh đều được xây tường bao quanh với độ cao hợp lý.
- Tăng cường thu gom đất đá rơi vãi trong khu vực chế biến. Vệ sinh công nghiệp phải được duy trì thường xuyên bao gồm vệ sinh trong khu vực chế biến và khu vực kho chứa để thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãị
- Tăng cường khả năng làm vệ sinh đường nội bộ, bến, bãị..
- Bố trí xe phun nước đường ra vào khu vực Mỏ vào những ngày khô hanh, hạn chế bụi phát tán theo chiều gió.
Các biện pháp giảm thiểu cần được thiết kế và thực hiện trong quá trình thi công xây dựng. Chủ Dự án phải đảm bảo hoàn thành các công trình này trước khi đưa Dự án vào hoạt động sản xuất.
IV.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
IV.2.2.1. Hạn chế ô nhiễm do nước thải khai trường:
Tại các moong khai thác, Chủ Dự án phải xây dựng hệ thống bể lắng, kè tràn, mương thoát. Thực chất các bể chứa là các hố đã khai thác hoặc khu đất thấp trong khu vực dư án được tận dụng làm vai trò lắng phù sa, cặn bẩn trước khi cho chảy ra suối ở gần hai khu Mỏ. Để tạo điều kiện thoát nước thuận lợi, độ nghiêng mặt tầng khai thác lộ thiên được thiết kế có độ dốc 3-4% về phía vách vỉa, độ dốc dọc 1-4%. Chủ Dự án phải xây dựng hệ thống kè chống nước từ moong chảy tràn ra các vùng đất canh tác nông nghiệp. Các thông số về mương thoát nước, bể lắng, kè tràn tại cả hai khu vực Mỏ được thiết kế như sau:
Bảng: IV.2: Các thông số kỹ thuật của mương thoát nước, Bể lắng
STT Thông số Kích thước Đơn vị
Mương thoát nước
Rộng đáy 0,4 m Rộng miệng 0,8 m Chiều sâu 1 m Chiều dài 500 m Bể lắng Dài 10 m Rộng 5 m Sâu 2,0 m
Hệ thống thoát nước, bể chứa sẽ thường xuyên được nạo vét, bảo dưỡng đảm bảo hiệu quả giảm thiểu cao nhất.
IV.2.2.2. Đối với nước thải sinh hoạt:
Tất cả nước thải từ các nhà vệ sinh đều được xử lý bằng hố ga lắng cặn và bể tự hoại trước khi thải ra ngoài môi trường. Dung tích bể tự hoại (W) được tính toán đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý thoả mãn các tiêu chuẩn TCVN 6772 : 2000 mức I
Giải pháp hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng phương pháp sinh học (hầm biogas kiểu bể tự hoại).
- Thể tích yêu cầu của bể: V1 = d.Q
Trong đó: V1 - Thể tích bể tự hoại
Q: Lưu lượng nước thải: 3,6 m3/ngày
d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 4 ngày
V1 = 26 m3/ngày x 4 ngày = 104 m3 - Thể tích phần bùn: Wb = b.N /1000 m3
Trong đó: N - Số người
b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn. (b = 60 l/người) Wb = 60 x 47/1000 = 2,8 m3
Vậy dung tích theo tính toán của bể là: W = 13,2 m3. Cần phải xây dựng bể có dung tích cần thiết là 15m3 để tránh trường hợp bể làm việc quá tảị
Nước thải sinh hoạt được dẫn vào hệ thống bể phốt. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo TCVN 6772-2000 mức I (Tiêu chuẩn thải, nước thải sinh hoạt) được nhập chung vào hệ thống thoát nuớc chung trong khu vực. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
Hình 4.2: Công nghệ xử lý nước thải bằng bể phốt 3 ngăn
Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân huỷ, lên men cặn lắng hữu cơ. Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được thoát vào hệ thống thoát nước thải chung.
Định kỳ (6 tháng/lần) bổ xung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả phân huỷ làm sạch của công trình.
Khu vực vệ sinh phải được phân chia thành hai khu nam, nữ riêng biệt. Mỗi khu vực đều bố trí khu thay quần áo, phòng tắm và vệ sinh,... thuận lợi cho việc vệ sinh của công nhân. Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi áp dụng biện pháp xử lý bằng bể tự hoại sẽ đạt tiêu chuẩn mức I của TCVN 6772-2000 với các chỉ tiêu như sau: BOD5 < 30 mg/l, SS < 50 mg/l, TS < 500 mg/l, tổng N < 30 mg/l, tổng P < 6 mg/l, Tổng coliform < 1000 MPN/100ml. NGĂN 1 -Điều hoà - Lắng - Phân huỷ sinh học Nước thải sinh hoạt NGĂN 2 Lắng phân huỷ sinh học NGĂN 3 - Lắng - Chảy tràn Nước thải sinh hoạt đã được xử lý
Bảng IV.3: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường
(TCVN 6772:2000 Mức I)
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 PH - 5-9 2 BOD5 mg/l 30 3 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 4 Chất rắn có thể lắng được mg/l 05 5 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 500 6 Sunfua (theo H2S) mg/l 1 7 Dầu mỡ (thực phẩm) mg/l 20 8 Tổng Coliforms MPN/100ml 1000
Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thảị Đường thoát nước thải sinh hoạt phải được đưa vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tuỳ theo từng giai đoạn thực hiện xây dựng. Phải đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
IV.2.3. Chất thải rắn
+ Đối với rác thải sinh hoạt: Được thu gom gọn trên mặt bằng Dự án, ước
tính khoảng 14 kg/ngày. Lượng rác thải sinh hoạt được Công ty phân loại những chất có thể tái sử dụng được thì được giữ lại để tái sử dụng còn đối với những chất không thể sử dụng lại được thì Công ty xử lý theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
+ Chất thải rắn nguy hại: Giẻ lau, thùng phi, can đựng dầu mỡ hoá chất được thu gom gọn để trong mặt bằng Dự án, một phần được tái sử dụng, còn một phần mang đi xử lý theo đúng quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hạị