Kinh tế của một đất nước quyết định sự phát triển của đất nước đó. Một đất nước giàu mạnh là một đất nước có nền kinh tế hùng mạnh, ổn định và không ngừng tăng trưởng. Kinh tế chao đảo, bất ổn định thì chính trị lộn xộn, xã hội rối ren, dịch bệnh, thất nghiệp, nạn đói xuất hiện khắp nơi…
Nhìn vào lịch sử của xã hội loài người, những giai đoạn khủng hoảng kinh tế luôn kéo theo sự xuống dốc không ngừng của xã hội, con người
chà đạp lên con người để sinh tồn trong cảnh đói rét; cảnh chết đói diễn ra hàng loạt; tệ nạn xã hội gia tăng không kiểm soát; sự bần cùng tha hoá của cuộc sống…
Ngày nay, khủng hoảng kinh tế tuy vẫn diễn ra ở một số nước trong một số thời kỳ nhất định nhưng đã có kiểm soát. Con người dần học được những bài học trong quá khứ, đưa ra những phương hướng, cách thức kìm hãm, hạn chế và điều khiển quá trình khủng hoảng kinh tế; nắm bắt chu kỳ và tránh tối đa thiệt hại mà khủng hoảng mang lại; nhanh chóng đưa xã hội trở về guồng quay cũ, và có thể còn lợi dụng thời kỳ khủng hoảng để làm bàn đạp thúc đẩy xã hội phát triển cao hơn trước…
Ở đây, ta sẽ cùng nhau xem xét và phân tích một số tư liệu về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến ngành Du lịch.
Bài phóng sự của BBC
Lãnh đạo du lịch thế giới, từ Boswana tới Bỉ, tụ họp tại London tuần này trong sự kiện lớn nhất của ngành và đều có cùng mối quan ngại.
Tất cả đại biểu tại hội nghị Thị trường Du lịch Thế giới nói họ muốn bảo vệ ngành này khỏi các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, vốn đang lan rộng từ các nền kinh tế phát triển tới các nước đang phát triển.
Charlie Matheson là người điều hành công ty London RIB Voyages, là công ty thuyền cao tốc trên sông Thames đỗ ngay dưới công trình giải trí London Eye nổi tiếng.
và với tình hình kinh tế biến động như vừa qua, ông phải tính lại kế hoạch làm ăn của mình.
Ông Matheson nói: “Với tư cách một doanh nhân, đây là lần đầu tiên tôi ở trong tình huống suy giảm. Chắc chắn là tôi phải kế hoạch lại nhiều thứ, sáng tạo hơn với những sản phẩm đưa ra, như có các chuyến du thuyền theo kiểu điệp viên 007 chẳng hạn”.
Các chuyến du lịch bằng thuyền cao tốc theo chủ đề điệp viên 007 của ông đưa khách đi qua trụ sở MI6, là Cục Tình báo Ngoại vụ của Anh, một địa điểm nổi tiếng trong phim về James Bond.
Ông Matheson tin rằng việc đưa ra các chuyến du thuyền bình thường trên sông Thames bây giờ là chưa đủ để hút khách.
‘Vũ khí bí mật’
Quan điểm này cũng được ông Christopher Rodrigues, chủ tịch cơ quan quản lý du lịch chính của Anh là Visit Britain, chia sẻ.
Ông nhận xét phim và truyền hình là cách rất tốt để quảng bá đất nước.
Ông nói: “Các hình ảnh làm mọi người hứng thú và muốn tới thăm”. Ông nói thêm rằng nước Anh có thể tận dụng một điểm yếu hiện nay - là đồng bảng mất giá.
Ông nói: “Dĩ nhiên vũ khí bí mật của chúng tôi vào thời điểm này chính là tiền tệ. Nếu một người Mỹ tới Anh bây giờ thì họ sẽ được rẻ hơn 27% so với thời điểm đầu năm, và nếu du khách từ châu Âu thì sẽ rẻ hơn được 10%”.
Ông Rodrigues rất quan tâm đến việc quảng bá thông tin này và hi vọng các du khách nước ngoài sẽ thấy Anh Quốc là một nơi có thể đến du lịch với giá cả trang trải được.
Tổng cục Thống kê Anh Quốc cho biết số lượng du khách nước ngoài tới Anh giảm 3%, xuống còn 8.1 triệu người, trong thời gian từ tháng Sáu đến tháng Tám năm nay so với ba tháng trước đó.
Thêm vào đó, số tiền mà du khách chi tiêu tại Anh cũng giảm, khoảng 2%, xuống còn 4,1 tỉ bảng Anh trong thời gian này.
Số lượng người Anh đi du lịch nước ngoài cũng giảm khoảng 1%, với tổng số 17,5 triệu người đi du lịch vào mùa hè này.
“Hiệu ứng Obama”
Tại hội nghị bận rộn của ngành du lịch, sự cạnh tranh giữa giới chức du lịch các quốc gia có vẻ khá căng thẳng.
Kenya hi vọng sẽ thu hút du khách Mỹ sau khi ông Obama đắc cử Bộ trưởng Du lịch Kenya, Najib Balala, nói chính phủ lên kế hoạch chi tiêu 10 triệu dollar trong năm nay nhằm tiếp thị hình ảnh nước này ra thế giới, hi vọng sẽ bỏ lại đằng sau những bất ổn chính trị vào đầu năm nay.
Ông Balala nói: “Hình ảnh chung của Phi châu đôi khi là đáng sợ, trong khi thực tế không phải thế”.
Kenya đang hi vọng việc ông Barack Obama mới đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ giúp thu hút thêm du khách tới đây, mà chủ yếu là từ Mỹ.
Họ còn mở ra các “tuyến đường Obama”, mà sẽ đưa du khách tới một số địa điểm để tìm hiểu về gốc gác Kenya của ông Obama.
Ông Balala nói: “Obama rất thẳng thắn về gốc gác quốc tịch của mình, và chúng tôi sẽ tận dụng điều đó”.
Tuy nhiên, trong khi hội nghị tỏ ra sôi nổi và bận rộn, người ta vẫn có cảm giác bất an.
Fiona Jefferey, chủ tịch Thị trường Du lịch Thế giới nói: “Cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới tất cả chúng ta theo những cách khác nhau”.
Tuy nhiên, bà cho rằng người ta sẽ không bỏ du lịch hoàn toàn.
Bà nói: “Mọi người có thể sẽ giảm thời gian đi du lịch, nhưng rốt cục thì người ta sẽ vẫn tiếp tục đi nghỉ và đi du lịch thôi”.
Khủng hoảng kinh tế: Tranh thủ... đi du lịch
06/04/2009
Với những gia đình ưa thích du lịch, thì khủng hoảng kinh tế đem lại cho họ rất nhiều điều thuận lợi mà khi kinh tế tăng trưởng ổn định họ không có được.
Bạn có thể chọn đến những quốc gia đang bị chao đảo vì khủng hoảng kinh tế như Mỹ, Iceland hay Ireland làm điểm đến.
Ở đó khách du lịch được hưởng lợi từ việc đồng tiền của quốc gia đó sụt giá, chi phí đi lại, lưu trú hay vé máy bay nội địa giảm đáng kể. Dịp đồng bảng Anh sụt mạnh so với đồng đô la Mỹ và đồng euro vài tháng trước, dân tình nô nức kéo nhau đến Anh mua sắm các vật dụng đắt tiền mà trước đó họ chỉ dám mơ mà thôi.
Khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều dịch vụ trong ngành du lịch giảm giá. Các hãng hàng không xưa nay vẫn khiến những người có nhu cầu đi lại, du lịch nhiều choáng váng và phải nhìn ngó túi tiền của mình để chọn loại vé phù hợp, thì giờ đây liên tiếp tung ra các loại giá vé hạ và các
trọn gói hấp dẫn bao gồm vé khứ hồi, phòng khách sạn và đưa đón sân bay. Như vậy, chi phí cho chuyến đi đã giảm đáng kể. Các khách sạn, khu nghỉ mát, nghỉ đông cũng đua nhau giảm giá thu hút khách.
Ở châu Âu lúc này, các nhà bán lẻ như Aldi, Lidl vốn chuyên phân phối thực phẩm và nhu yếu phẩm giá rẻ giờ cũng có mảng bán tour qua mạng. Họ gom khách đi cùng nhau những ngày khởi hành nhất định, để có giá tốt nhất cho khách. Các hãng này không bán tour trọn gói, mà thường chỉ gồm những chi phí chính cần thiết nhất, còn các hạng mục tham quan, ăn uống trong ngày do khách hàng tự lựa chọn và trả thêm.
Trên các chuyến du lịch tàu biển (cruise trip), các hoạt động lành mạnh như hướng dẫn tập yoga, thái cực quyền, thiền càng được ưa thích thay vì các tiệc dạ hội sang trọng, tốn nhiều thức uống có cồn. Những nhà nghỉ, khách sạn chuyển hướng để khách tự dọn phòng ngày càng nhiều. Càng khủng hoảng, các nhà phân phối càng tranh thủ bán tour giá rẻ và khách du lịch càng có cơ hội đi chơi giá rẻ.
Một cách du lịch khác rất nên thực hiện vào thời gian này, đó là hướng các chuyến đi đến những vùng miền không chịu nhiều tác động của nền kinh tế chung toàn cầu. Những cụm từ “khủng hoảng”, “phá sản”, “thất nghiệp”, “gói trợ giá”… chưa từng xuất hiện trong đời sống thường ngày nơi đó.
Những nơi ấy dân cư sống hiền lành, dân dã, nuôi trồng được con – cây gì thì mang ra chợ đổi bán lấy vật dụng cho đời sống. Suối vẫn chảy và cát vẫn bay. Chỉ có thời tiết, môi trường là sức mạnh duy nhất tác động
đến cuộc sống của người địa phương. Nơi ấy giá một con gà có thể là năm mươi ngàn đồng, cũng có thể đổi lấy một chai rượu hay một chiếc bật lửa và thậm chí là một cái vỗ vai thân tình. Ta lại có điều kiện sống trong những ngôi nhà, đi trên những con đường tưởng như chỉ có trong các cuốn hồi ức nằm trên giá sách nơi phố thị bụi bặm và ồn ào.
Úc:Điểm đến du lịch hàng đầu Thế giới thời khủng hoảng kinh tế
3/3/2009
Là nước diện tích lớn thứ 6 trên thế giới với nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng và khí hậu ôn hòa, Úc đang là điểm đến hấp dẫn cho các kì nghỉ của nhiều du khách. Theo kết quả mới được công bố gần đây của một cuộc khảo sát thực hiện trên phạm vi toàn cầu, Úc đã được khách du lịch bình chọn là điểm đến được ưa chuộng nhất.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, 2/3 số người được hỏi ý kiến đang xem xét và cân nhắc lại các kế hoạch đi nghỉ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo cuộc khảo sát do Hiệp hội Du lịch châu Á-TBD và Công ty Thẻ tín dụng Visa tiến hành và lấy ý kiến của hơn 5.500 người, châu Á -TBD được bình chọn là khu vực hàng đầu cho những người có dự định du lịch nước ngoài trong năm nay và sang năm. Gần một nửa số người được hỏi ý kiến đã chọn Úc là điểm đến du lịch mặc dù theo dự đoán, trong năm nay lượng du khách nước ngoài tới đây sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỉ qua. Kết quả của cuộc khảo sát có thể là sự thúc đẩy tốt cho chiến dịch du lịch trị giá hàng triệu đô la được phát động từ cuối năm ngoái. Những người tham gia cuộc khảo sát đã bình chọn cho Nhật là điểm đến lý tưởng thứ hai cho kì nghỉ sắp tới của họ, tiếp
theo đó là Hồng Kông với 35% số phiếu bầu.
“Việc châu Á-TBD được bình chọn là khu vực du lịch hàng đầu trên toàn cầu sẽ giúp đẩy mạnh vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp du lịch đối với sự phát triển nền kinh tế khu vực,” bà Meranda Chan-Giám đốc chi nhánh quốc gia của Công ty Thẻ tín dụng Visa và Hiệp hội Du lịch châu Á -TBD cho biết. Bà Chan cũng cho rằng, không thể để ngành công nghiệp du lịch giậm chân tại chỗ trong khi tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động và gây tổn thất không ít cho ngành công nghiệp không khói này. Cuộc khảo sát do công ty bà thực hiện đã cho thấy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khách du lịch đã thông minh hơn trong việc lựa chọn điểm đến cho mình.
Cuộc khảo sát được thực hiện tại 11 thị trường chủ chốt của ngành du lịch khu vực châu Á-TBD: Úc, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hoa Kỳ...Kết quả cuộc khảo sát có vẻ mang lại nhiều hứa hẹn cho ngành công nghiệp đang bị tác động mạnh bởi tình trạng thắt lưng buộc bụng của người dân do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong khi hầu hết khách du lịch tới các điểm đến tại châu Á-TBD đều đang sinh sống tại khu vực này, kết quả khảo sát cho thấy khoảng 42% người Mỹ và 32% người Pháp cho biết họ sẽ du lịch tới đây vào năm 2009 và 2010.
Theo Hiệp hội Du lịch châu Á-TBD, lượng khách quốc tế tới các điểm đến tại đây tăng 2,6% trong năm 2008, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế đang kiểm soát lượt khách đến trong nửa cuối năm.Ngành công nghiệp du
lịch chiếm hơn 5,5% tổng sản phẩm nội địa của châu Á.
Hơn 1/3 số người được hỏi ý kiến cho biết sẽ không thay đổi kế hoạch đi du lịch trong năm nay, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, đa số đều tiết lộ sẽ tìm kiếm những điểm đến thay thế rẻ hơn, hoặc đi du lịch trong nước hay tạm hoãn các chuyến đi. Trong số hơn 5.500 người tham gia cuộc khảo sát, du khách Úc, Anh, Singapore, Ấn Độ, Pháp và Mỹ ít bị các mối lo ngại về kinh tế tác động đến kế hoạch đi nghỉ nhất, trong khi đó, các du khách Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc là những khách du lịch có khả năng thay đổi kế hoạch nhất.
Giải pháp du lịch thời khủng hoảng : Ngắn ngày, giá rẻ
26/02/2009
Theo khảo sát vừa công bố của Visa và Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), một phần ba khách du lịch cho rằng khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của họ, trong đó kỳ nghỉ ngắn ngày giá rẻ được lựa chọn nhiều hơn cả.
Bảng khảo sát cho thấy, 36 phần trăm trong tổng số 5.554 người không dự định thay đổi kế hoạch du lịch trong thời gian sắp tới, 64 phần trăm đang suy tính lại chuyến du lịch khi nền kinh tế không ổn định như hiện nay.
Trong số người suy tính lại đó, 57 phầm trăm cho rằng họ vẫn sẽ đi du lịch nhưng sẽ tìm kiếm các giải pháp rẻ hơn, 38 phần trăm nói họ sẽ thay thế bằng du lịch nội địa. Chỉ 36 phần trăm nói sẽ hoãn chuyến du lịch
do vấn đề kinh tế không ổn định.
Bà Trương Minh Hà, Giám đốc Visa khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào nói “Dù tình hình kinh tế toàn cầu tác động đến ngành du lịch, nhưng có vẻ việc du lịch không chậm lại. Những gì bảng khảo sát cho thấy du khách sẽ linh hoạt hơn trong việc lựa chọn điểm đến du lịch”.
Greg Duffel, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PATA cho biết: “Du lịch và lữ hành thu hút lực lượng lao động lớn hầu hết tại các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể thấy tại hai thị trường tuyển dụng lao động ngành du lịch lữ hành hàng đầu Thế giới là Trung Quốc (74,5 triệu người) và Ấn Độ (30,5 triệu người), đồng thời Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đều năm trong top 10."
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đánh giá cao tầm quan trọng việc phối hợp với ngành du lịch để tạo ra chương trình khuyến mãi và ưu đãi sao cho phù hợp yêu cầu du khách về các loại hình du lịch với ngân sách hạn hẹp hơn – và ngành du lịch đưa ra những giải pháp sáng tạo nhằm khuyến khích mọi người đi du lịch thực sự là điều quan trọng”
- Vẫn du lịch
Người Úc, Anh, Singapore, Ấn Độ, Pháp và Mỹ ít bị vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của mình, trong khi nhóm Đài Bắc, Hàn Quốc, Nhật, Hồng Kông và Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Dự định du lịch của nhóm từ 45 tuổi trở lên không bị ảnh hưởng so với nhóm trẻ hơn.
Hơn nửa số khách du lịch thường xuyên và du khách chi tiêu nhiều được khảo sát cho rằng kế hoạch du lịch không bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế.
- Thay đổi kế hoạch
Với nhóm cho rằng kế hoạch có thể thay đổi thì những điểm đến hoặc tuyến trình rẻ hơn được du khách Singapore, Hồng Kông, Nhật, Đài Bắc và Trung Quốc chọn nhiều hơn. Những khách du lịch thường xuyên thì chọn chuyến du lịch quy mô nhỏ hơn, trong đó, 70 phần trăm nói rằng họ sẽ chọn giải pháp ít tốn kém hơn qua việc thay đổi điểm đến hay lộ trình.
38 phần trăm, đa số là người đến từ Nhật, Ấn Độ, Đài Bắc, Mỹ và